
Giang Thanh hiện là giảng viên Đại học Clemson (South Carolina, Mỹ), nhưng hành trình để đi đến miền tri thức này không hề dễ dàng.
“Vốn ngoại ngữ của cô bé 10 tuổi sang Mỹ chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Sống, giao tiếp đã là một việc khó, học tập và hòa nhập càng khó hơn”, Giang Thanh cho biết.
![]() |
Giang Thanh sang Mỹ học tập và mưu sinh từ khi mới 10 tuổi. |
Giang Thanh sinh năm 1983 tại Bến Tre và lớn lên tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình trí thức.
Ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Giang Thanh, nữ sinh của trường Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho) đã ý thức được bản thân sẽ noi theo bốn đời làm giáo viên của gia đình. Cô luôn tâm niệm phải học giỏi, phải luôn thử thách chính mình, biến mình thành phiên bản hoàn hảo hơn của bản thân.
Sang Mỹ tiếp tục con đường học hành, đó là điều mà Giang Thanh cùng ba mẹ nghĩ đến để giúp Giang Thanh đạt mơ ước. Tuy nhiên, quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào cô bé ham học và cá tính như Giang Thanh.
“Thanh rất sợ khi nghĩ đến việc phải rời xa vòng tay mẹ và gia đình để đến một nơi xa lạ. Nhưng trong sự lo sợ ấy lại có sự háo hức vì mình sắp được khám phá một chân trời mới, giúp mình thực hiện được ước mơ hoài bão vươn cao, vươn xa. Vì thế, Giang Thanh quyết định xin ba mẹ cho đi học ở Mỹ”.
Thế là cô bé 10 tuổi bắt đầu cuộc hành trình của mình đến một chân trời mới lạ. Những ngày đầu tiên khi xa Việt Nam, Giang Thanh không thể ngờ được rằng bản thân mình lại nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương nhiều đến thế.
Những háo hức buổi ban đầu khi cất bước lên đường dường như bị nỗi nhớ nhung và cô đơn vùi lấp, khiến cô bé khóc ròng mỗi đêm. Muôn vàn cảm xúc lẫn lộn, lo lắng, hối tiếc, rồi lại tự nhủ bản thân hãy can đảm lên… cứ thế hòa thành một cảm xúc khó tả.
Rồi bắt đầu đến việc đi học. Lúc đó, vốn ngoại ngữ của Giang Thanh rất ít, chỉ có thể giao tiếp đơn giản. Việc hòa nhập vào cuộc sống, vào trường lớp, bạn bè cũng trở thành gánh nặng tâm lý cho cô bé.
“Giang Thanh phải cố gắng bằng 300% các học sinh khác”, cô nói. Và để hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ, ngoài việc đi học, Giang Thanh thường xuyên đến thư viện, chơi thể thao, tenis… để có thêm nhiều bạn mới rồi học hỏi từ họ.
Điều mà Giang Thanh cảm nhận rõ ràng nhất khi bước đầu hòa nhập cuộc sống chính là “sốc văn hóa”. Trong suốt một năm ở trong tình trạng này, cô bé Giang Thanh mới quen dần và ổn định tinh thần để tiếp tục học tập.
Giang Thanh cũng cho rằng, ngoài những gian khó thì bản thân cô cũng khá may mắn khi trong quãng thời gian học tiểu học cô đã gặp được nhiều giáo viên tốt và những người bạn tốt, được giúp đỡ và động viên rất nhiều để cô vững vàng hơn.
Muốn muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào
![]() |
Giang Thanh thành thạo 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật, Việt. |
Bước vào trung học, đại học, vốn tiếng Anh của Giang Thanh đã tiến bộ hơn rất nhiều, cô bắt đầu đi làm thêm để kiếm thu nhập, trang trải cuộc sống, nhưng vẫn đặt việc học lên hàng đầu.
Khi có trong tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp NC State University tại Raleigh (Mỹ), Giang Thanh đã tự học, mày mò một mình để sau đó một thời gian, cô thành thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt.
Nói về vốn ngoại ngữ này, Giang Thanh cho biết, cô không coi đó là việc học, mà đó là một sở thích trong cuộc sống vì cô thích tiếp thu những nền văn hoá mới.
“Ngôn ngữ chính là một phần quan trọng trong văn hoá của mỗi đất nước. Và Thanh cũng có một số người bạn đến từ các đất nước đó, họ cũng rất thích Việt Nam và cũng giúp đỡ Thanh rất nhiều. Nên Thanh đã quyết định học những ngôn ngữ này”, Á hậu cho biết.
Cô cũng tiết lộ thêm, động lực để cô sống và học tập chính là mong muốn cuộc sống của mình tốt hơn, đồng thời muốn trở thành một người con khiến quê hương Việt Nam tự hào.
Tốt nghiệp đại học vào năm 2014, Giang Thanh trở thành giảng viên Đại học Clemson, dành trọn tâm sức của mình để tiếp nối uớc mơ cho các bạn du học sinh đến từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Sáu năm qua, cô luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm kiến thức và không ngừng học hỏi.
Du học từ năm 10 tuổi, Giang Thanh tự hào là “người đi trước” đầy kinh nghiệm, hiểu những khó khăn của du học sinh để giúp đỡ các em một cách tốt nhất, dễ dàng và hiệu quả nhất. Cô cũng tự hào rằng, gia sản lớn nhất mà cô có lúc này chính là sự thành công của các du học sinh mà cô đã giúp đỡ tại Mỹ.
Giang Thanh hiện là giảng viên đại học Đại học Clemson (Mỹ) chuyên ngành Nông nghiệp. Năm 2002 cô đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ. Năm 2003, tại trường Đại học Nông nghiệp NC State University, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi thể thao. Năm 2016, Giang Thanh giành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu. Năm 2019, cô giành danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali. |
Sinh ra ở Bến Tre và lớn lên ở Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình bốn đời làm giáo viên, Giang Thanh cũng kế thừa truyền thống đó, bắt đầu con đường học tập của mình từ rất sớm.
" alt=""/>Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt thành thạo 4 thứ tiếng, du học từ năm 10 tuổiNhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm hơn 8,9 triệu tài khoản, tăng khoảng 156.500 tài khoản. Lũy kế 10 tháng, số tài khoản của nhóm này tăng 1,73 triệu, tức mỗi tháng bình quân có 173.000 tài khoản mở mới.
Thị trường mất 4 tháng để tăng từ 8 triệu lên mốc 9 triệu tài khoản. Tốc độ mở mới ngang với giai đoạn cuối 2021 và đầu 2022 - lúc thị trường vào xu hướng tăng giá (uptrend) kéo dài.
Tuy nhiên, chứng khoán hiện nay kém tích cực hơn. Giai đoạn trước, chỉ số VN-Index tăng mạnh lên vùng giá 1.500 điểm, thanh khoản "bùng nổ" khi thường xuyên ghi nhận trên tỷ USD, có phiên vượt 40.000 tỷ đồng. Còn thời điểm này, chứng khoán quẩn quanh 1.250-1.270 điểm, thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng suốt gần 5 tháng qua.
Mặc dù cao tuổi nhưng bà Xê vẫn minh mẫn. Bà gây ấn tượng với mọi người trong trường quay khi đối đáp hóm hỉnh với MC Quyền Linh và Lê Lộc.
Bà Xê tiết lộ, bộ áo dài bà mặc mới được may hôm trước, phục vụ cho buổi ghi hình.
Bà cũng kể: "Con dâu cao ráo, xinh xắn nhưng nói khó nghe lắm. Con nói 10 tôi chỉ hiểu được 2. Con lại nấu ăn theo kiểu miền Trung, không hợp khẩu vị của tôi. Hồi ấy dù đồng ý cho cưới nhưng bụng tôi vẫn không hài lòng".
Trong khi đó, chị Thúy Tư kể, mình làm dâu được 35 năm. Để chinh phục được mẹ chồng, chị phải trải qua một hành trình dài.
Theo lời chị Tư, cụ Xê không thích người miền Trung. Cụ còn tuyên bố thẳng với 4 người con trai là không ai được cưới người miền Trung.
![]() |
Bà Xê và chị Tư dành cho nhau nhiều tình cảm đặc biệt. |
Khi chị Tư và chồng hẹn hò, anh phải thuyết phục khá lâu để mẹ chấp nhận người yêu của mình.
Ngày ra mắt, họ hàng nhà người yêu đến đông, mong xem mặt cháu dâu tương lai. Bà Xê nhìn từ trên xuống dưới rồi cầm tay chị Thúy Tư nói: "Con bé này có bàn tay đẹp quá, mà đẹp thế này thì có biết làm ăn gì không". Câu nói của bà Xê làm chị Thúy Tư chột dạ.
Chị Tư từ nhỏ mồ côi mẹ nên khi lấy chồng, chị mong được mẹ chồng yêu thương như con gái ruột. Tuy nhiên, chị chia sẻ mẹ chồng chị là người khó tính và cầu toàn.
![]() |
Mẹ chồng 87 tuổi của chị Thúy Tư. |
Chị làm gì bà Xê cũng không hài lòng. Chồng chị lại đi làm liên miên. Một mình chị ở nhà với mẹ chồng, có lúc chị cảm thấy bất lực, muốn buông xuôi. Thế nhưng, chồng chị đã kịp thời làm cầu nối giúp mẹ và vợ hiểu nhau hơn.
"Anh nói anh không có quyền lựa chọn mẹ nên mong tôi cố gắng. Anh tư vấn cho tôi sở thích của mẹ. Mẹ thích gì, muốn ăn gì, ghét gì... anh ghi ra giấy cho tôi đọc", chị Thúy Tư nhớ lại.
Khi có lương, chồng chị lại khéo léo đưa vợ, dặn vợ biếu mẹ. Chị học cách nấu nướng hợp khẩu vị mẹ chồng.
Bà Xê thích xem cải lương, chị Tư thường ngồi xem cùng rồi chia sẻ về nhân vật, nội dung vở diễn với mẹ chồng. Qua 6 năm đầu chung sống, bà Xê và chị Tư dần tìm được tiếng nói chung.
Bà Xê thành thật: "Tôi khó tính nhưng cũng thích trò chuyện với con dâu. Con nói mãi mình không hiểu nên mới bực mình".
Giờ đây, bà Xê hoàn toàn hài lòng về con dâu. Bà thương con dâu hiền lành, sống quá tiết kiệm. Bản thân lúc nào cũng tằn tiện nhưng ai gặp khó khăn là giúp đỡ hết lòng.
"Già rồi phải thương mình, đừng lo chuyện bao đồng nữa nghe con", bà Xê khuyên con dâu trên sóng truyền hình.
Nay, ngoài sự tin tưởng của mẹ chồng, chị Thúy Tư cũng được mọi người trong gia đình chồng trân trọng.
Kết quả viên mãn của chị Thúy Tư sau 35 năm nhận được sự quan tâm của khán giả. Mọi người đều cho rằng, chính sự hi sinh, nhẫn nại của chị Thúy Tư đã cảm hóa được mẹ chồng. Sau khi phát sóng, nhiều lời chúc đã được gửi đến 2 mẹ con chị.
Ngọc Ánh - cô bé 14 tuổi mơ ước bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên. Em cũng thổ lộ nỗi đau mỗi khi nghe những lời chê bai nhan sắc của mình từ bố mẹ.
" alt=""/>Nàng dâu Quảng Trị kể về 35 năm chinh phục mẹ chồng khó tính