Virus Enterovirus ngoài gây viêm màng não, còn có thể gây bệnh cảnh tay - chân - miệng (Ảnh: Getty).
Bác sĩ Quế cho biết, viêm màng não virus là tình trạng viêm màng não do căn nguyên virus gây nên, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch và trẻ em, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Căn nguyên gây viêm màng não virus thường gặp nhất bao gồm: Enterovirus (nhóm Coxsackie hoặc Echovirus), Herpesvirus (HSV1 và 2, VZV, CMV, EBV, HHV6), nhóm Arbovirus (virus viêm não Nhật Bản, virus sốt xuất huyết,…).
Enterovirus là một họ virus đường ruột, gồm nhiều loại virus khác nhau và có thể gây bệnh thành dịch. Enterovirus chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nghĩa là người bệnh sẽ đào thải virus qua phân hoặc qua các dịch tiết của đường miệng từ đó lây nhiễm cho trẻ xung quanh. Ngoài gây ra tình trạng viêm màng não, Enterovirus còn gây ra bệnh lý tay - chân - miệng.
Các triệu chứng chính của viêm màng não do virus nói chung và Enterovirus nói riêng có thể xuất hiện đột ngột bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh, đau đầu, cổ cứng, buồn nôn hoặc nôn, nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng), chán ăn, mệt mỏi.
- Đôi khi có các triệu chứng của nhiễm virus (như sổ mũi, ho, đau nhức cơ thể hoặc phát ban, trước khi có triệu chứng của viêm màng não).
- Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không đặc hiệu bao gồm: sốt, nôn, thóp phồng, bú kém, ngủ nhiều,…
Để chẩn đoán xác định, trẻ cần được chọc dịch não tủy và làm xét nghiệm PCR để xác định căn nguyên virus. Điều trị triệu chứng hiện đang là phương pháp chính trong quản lý bệnh viêm màng não do virus với các thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm viêm và dinh dưỡng nâng cao thể trạng,…
Đến nay, viêm màng não Enterovirus chưa có vaccine phòng bệnh. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay xà phòng, khử khuẩn đồ chơi, các bề mặt tiếp xúc. Khi có dấu hiệu nghi ngờ cảnh báo viêm màng não virus, cần cho trẻ đến viện sớm để được chẩn đoán, điều trị.
" alt=""/>Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não virus dễ mắc khi giao mùaTheo số liệu thống kê hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay cứ 8 người phụ nữ thì phát hiện một người mắc bệnh ung thư vú.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước phát triển. Ung thư vú nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống sót là 90% và chất lượng sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt. Nếu chưa di căn ra mô xung quanh và hạch bạch huyết tỷ lệ sống sót là 100%.
Những phụ nữ có một trong số nguy cơ tiềm ẩn như: tiền sử gia đình có chị, em gái, mẹ bị ung thư, người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá,… cần đi khám, kiểm tra sàng lọc định kỳ.
Ung thư cổ tử cung
Hàng năm trên thế giới có tới khoảng 500.000 người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung dẫn tới tử vong.
Ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phái nữ. Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là 30-59, đỉnh cao là 48-52 tuổi.
Bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết, chỉ đến khi có những triệu chứng trên lâm sàng như ra máu bất thường không liên quan đến kỳ kinh hay sau khi giao hợp, ra khí hư, hôi, đau bụng vùng chậu, tiểu buốt,… xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung có cơ hội điều trị 80% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi vì nó thường xuyên tạo ra chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm: chảy máu sau mãn kinh, kéo dài thời gian hoặc chảy máu giữa chu kỳ, đau vùng chậu, đau khi giao hợp,…
Ung thư buồng trứng
Nếu trong gia đình có thành viên bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để có thể phòng ngừa bệnh.
Ung thư buồng trứng là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ và được gọi là "sát thủ thầm lặng" đối với phụ nữ trên tuổi 55. Những triệu chứng có thể gặp như đau bụng và vùng chậu dữ dội, đến kinh nguyệt không đều và lông, tóc mọc quá mức.
Ung thư nhau thai (ung thư nguyên bào nuôi)
Ung thư nhau thai nếu chưa có di căn, hầu như mọi bệnh nhân đều khỏi bệnh đến 90 - 95%.
Loại ung thư này có nguồn gốc từ sự đột biến gen của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai như: bánh nhau, cuống rốn…
Bệnh thường gặp ở những sản phụ sau nạo hút thai, chửa trứng. Do vậy, những sản phụ sau chửa trứng cần phải được theo dõi liên tục, 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu, 4 tuần/lần trong 6 tháng kế tiếp và 8 tuần/lần trong 8 tháng tiếp theo.
Những dấu hiệu điển hình của ung thư nhau thai là chảy máu âm đạo bất thường, nghén nặng, chân phù nề sớm, bụng to nhanh và lớn hơn nhiều so với tuổi thai…
" alt=""/>Những bệnh ung thư nguy hiểm chỉ gặp ở phụ nữTuy nhiên, nhiều cơ sở quảng cáo không đúng sự thật, không có cơ sở khoa học về dịch vụ thẩm mỹ. Cụ thể, các cơ sở quảng cáo điêu khắc chân mày, thay tướng đổi vận để cải thiện vận mệnh, sức khỏe, tài lộc, sử dụng hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng với công nghệ cao và chi phí hấp dẫn.
Nhưng khi khách hàng đến cơ sở lại được nhân viên dẫn dụ sử dụng các dịch vụ "VIP" với chi phí rất cao, nguy cơ xảy ra các sự cố y khoa khi tiêm các chất không rõ nguồn gốc vào vùng mặt.
Thời gian qua, Sở Y tế TPHCM tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh từ các cơ quan truyền thông, người dân liên quan đến hoạt động của các cơ sở "chân mày phong thủy".
Như trường hợp chị Đ. (Việt kiều Mỹ) đến thực hiện dịch vụ chân mày, xóa nhăn, tạo dáng môi, thiên di, ấn đường… tại một cơ sở chân mày phong thủy ở quận 10, với tổng số tiền phải trả lên đến 425 triệu đồng. Cũng tại đây, chị T. và chị H. cũng đã phải chi trả trên 90 triệu đồng cho dịch vụ làm môi, chân mày.
Hoạt động của các cơ sở mang tên "chân mày phong thủy" tại TPHCM đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa: SYT).
Một trường hợp khác là của chị N., phản ánh đã làm dịch vụ làm chân mày, làm môi, thái dương, được rút máu quay ly tâm và tiêm làm đẹp tại một cơ sở chân mày phong thủy khác ở quận 10, với tổng số tiền 248,5 triệu đồng…
Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế TPHCM đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong việc kiểm tra, xử lý các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực y tế tại các cơ sở chân mày phong thủy trên địa bàn.
Qua đó, vào ngày 27/9, Thanh tra Sở Y tế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Đan Vi (chủ hộ kinh doanh) và bà Ngô Lĩnh Hương (nhân viên) tại hộ kinh doanh chân mày phong thủy Viên Viên (tại địa chỉ 284 đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 10).
Mới đây, UBND quận 10 đã kiểm tra và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi "Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh" đối với hộ kinh doanh chân mày phong thủy Ngọc San (693 đường Ba Tháng Hai, phường 6, quận 10) và hộ kinh doanh chân mày phong thủy Hương Giang (100 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, quận 10).
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, Sở Y tế TPHCM cũng tổng hợp hồ sơ, tài liệu do người dân cung cấp chuyển đến cơ quan công an tiếp tục điều tra, xác minh hoạt động kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo nội dung phản ánh của các cơ sở vi phạm.
Sở Y tế khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung như "thay tướng đổi vận, giúp cải thiện vận may, tài lộc, sử dụng hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng, công nghệ hiện đại cùng với các chương trình khuyến mãi hấp hẫn…" của các cơ sở chân mày phong thủy.
Khi chưa rõ thông tin hoạt động của cơ sở, chưa có những kiểm chứng khoa học liên quan phong thủy, người dân dễ sa vào hoạt động mê tín dị đoan, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
" alt=""/>TPHCM: Nhiều phụ nữ bị dụ dỗ "thay tướng đổi vận", mất hàng trăm triệu đồng