Ngoài ra, với hình thức nhắn tin, người dân có thể nhắn theo cú pháp HG [họ tên] [tên cơ quan cần giao dịch] [thủ tục, nội dung cần giao dịch] [giờ, ngày hẹn] gửi đến tổng đài 8188 vào bất cứ thời gian nào để hẹn giờ giao dịch hành chính. Cước phí là 1.000 đồng/tin nhắn. Sau khi hoàn thành xong phần cung cấp thông tin, công dân sẽ nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi xác nhận từ tổng đài.
" alt=""/>Đà Nẵng: Người dân có thể hẹn giờ khi giao dịch hành chính côngVới nội dung dự thi là bài giảng e-Learning chủ đề Dư địa chí Việt Nam và các môn học ở bậc học mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 được Bộ GD&ĐT tổ chức trên phạm vi toàn quốc, dành cho giáo viên các trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên và giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Đáng chú ý, theo thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 mới được Bộ GD&ĐT ban hành, lần đầu tiên việc xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) được đưa thành một mục tiêu chính của cuộc thi.
Bên cạnh đó, cuộc thi này cũng nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT; Xây dựng bộ Dư địa chí Việt Nam, tiếp nối kết quả của cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning chủ đề Dư địa chí Việt Nam năm 2015; đồng thời tôn vinh trí tuệ, đóng góp của các giáo viên, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm tham gia cuộc thi.
Sự khẳng định về tài nguyên giáo dục mở trở thành nội dung xuyên suốt trong Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 này từ mục đích cho tới yêu cầu bài dự thi theo giấy phép tài liệu mở với 2 giấy phép là CC-BY và CC-BY-SA. Do đây là một nội dung hoàn toàn mới nên thể lệ cuộc thi cũng quy định rõ trách nhiệm của Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) trong việc chủ trì, tổ chức tập huấn, phổ biến công nghệ soạn bài giảng e-learning, các quy định và giấy phép đối với tài nguyên giáo dục mở (OER) cũng như hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở giáo dục đào tạo nếu có nhu cầu.
" alt=""/>Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng eBộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư 16 hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá.
Chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016, Thông tư 16 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp không thông qua đấu giá; các Nhà đăng ký tên miền “.vn”.
Đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì soạn thảo Thông tư này cho biết, Thông tư 16 được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ TT&TT hướng dẫn thực hiện Quyết định 38 ngày 1/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet (Quyết định 38), nhằm mục đích đưa vào thực tế đời sống các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đối với các tên miền được cấp không thông qua đấu giá.
“Với nhu cầu thực tế của xã hội, việc ban hành và triển khai các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá sẽ đáp ứng nhu cầu chính đáng của các chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động, dịch vụ Internet nói riêng, hoạt động xã hội nói chung”, đại diện VNNIC nhấn mạnh.
Gồm 3 chương với 8 điều, Thông tư 16 của Bộ TT&TT hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp không thông qua đấu giá hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, các biểu mẫu, cụ thể hóa các quy định tại Quyết định 38, hướng dẫn cho các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet cũng như Nhà đăng ký tên miền “.vn” quản lý tên miền chuyển nhượng thực hiện việc chuyển nhượng một cách chi tiết và tường minh.
" alt=""/>Dừng chuyển nhượng với tên miền Internet đang trong quá trình giải quyết tranh chấp