Trên website chính phủ, tòa án thông báo lệnh đình chỉ có hiệu lực ngay lập tức cho đến khi công ty tuân thủ các quyết định và đóng phạt, cũng như chỉ định một đại diện trong nước.
Vài giờ sau, tòa án đã ban hành lệnh thứ hai để vô hiệu hóa một số biện pháp trong lệnh thứ nhất. Ban đầu, thẩm phán de Moraes cho các công ty như Apple và Google 5 ngày để chặn tải X trên App Store và Google Pay, ngừng cung cấp các ứng dụng VPN để truy cập X. Lệnh thứ hai loại bỏ thời hạn 5 ngày và hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới để X có thời gian nộp phạt và đưa ra một đại diện hợp pháp.
Trước đó, ngày 28/8, tòa án tối cao Brazil thông báo Musk và X có 24 giờ để chỉ định một đại diện pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình trong nước nếu không muốn bị đình chỉ. Hạn chót đã trôi qua vào tối ngày 29/8.
Luật pháp Brazil quy định các công ty mạng xã hội đang hoạt động tại địa phương phải có nhân viên xử lý các yêu cầu gỡ bỏ nội dung của chính phủ, bao gồm tin giả và kích động bạo lực. X không có đại diện như vậy ở Brazil.
Việc Brazil đình chỉ X có thể gây rắc rối cho công ty vốn đã gặp khó khăn của Musk. Theo hãng tư vấn chiến lược Oosga, nước này có hơn 171 triệu người dùng mạng xã hội tích cực.
Musk mua lại Twitter năm 2022 với giá 44 tỷ USD và thực hiện nhiều thay đổi sâu rộng khiến các nhà quảng cáo “tháo chạy” hoặc cắt giảm ngân sách.
Musk đã đả kích thẩm phán de Moraes trong một loạt bài đăng sau khi tòa án đóng băng tài chính của Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh do SpaceX của Musk cung cấp, ở Brazil. Tòa án phạt X vì cáo buộc vi phạm luật pháp Brazil và đóng băng tài chính Starlink để đảm bảo những khoản tiền phạt đó được thanh toán.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Brazil ra lệnh chặn X của Elon Musk trên toàn quốcViệc kỉ luật hay cho thôi học những HS đó rất khó, vì có nhiều rào cản hữu hình hay vô hình.
Chẳng hạn, Nhà nước quy định phổ cập THCS, thì các trường THCS phải thu nhận toàn bộ số HS trong độ tuổi đi học ở địa bàn bất kể HS đó như thế nào.
Các cơ quan quản lí cấp trên còn lấy việc duy trì sĩ số HS để làm tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thưởng. Điều này khiến cho các trường phải bảo đảm sĩ số HS bằng mọi cách.
Hài hước, trớ trêu đến độ, có những HS cá biệt muốn bỏ học, đáng ra, cả trường phải mừng như trút được gánh nặng. Nhưng không!
Vì để giữ thành tích, GV lại phải đến nhà năm lần bảy lượt để năn nỉ gia đình các em đó, động viên em đến trường.
Gia đình thấy thầy cô đến thì mừng hơn bắt được vàng. Con mình đến trường còn hơn chơi với những kẻ lêu lổng ở ngoài đường, không khéo lại nghiện hút sớm. Thôi thì không được chữ nào cũng coi như có chỗ..."giữ trẻ to đầu".
Trò thì chơi được mấy hôm rồi cũng chán, lại bị họ hàng làng nước hỏi han nhìn vào bởi những ánh mắt thiếu thiện cảm, thế là lại đi học.
Trò không muốn học, nhưng trước áp lực của gia đình, nhà trường và cả xã hội nữa nên đành phải cắp sách đến trường.
Đến trường nhưng không muốn học, mà tiết nào cũng phải ngồi im suốt 45 phút thì chịu sao nổi. Có phải thầy tu đâu!
Thế là, ngoái bên này một tí, bên kia một tẹo...Thế là có chuyện. Cái vòng luẩn quẩn nó cứ thít lấy cả thầy và trò...
Có nhiều trường phải dùng chiêu khai báo sĩ số đầu năm giảm đi vài em, để phòng chuyện nếu có học sinh nào bỏ học mà vận động mãi cũng không đi học nữa, thì không bị mất thành tích. Nhưng ít HS là ít ngân sách, được cái nọ thì mất cái kia. Rõ khổ!
Thay đổi căn cơ từ gốc
Để tránh những hiện tượng như trên xảy ra, theo tôi, phải thay đổi căn cơ tận gốc, từ những quy định những quyết sách ở tầm vĩ mô, chứ không phải chỉ phán xét ở cái vi mô, như: lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia...
Nhà trường là bức tranh thu nhỏ của xã hội. Xã hội thay đổi như vũ bão, mà nhà trường và cách điều hành quản lí nhà trường vẫn thô cứng, giáo điều lạc hâu thì không có những vụ tát tai này thì sẽ có vụ quỳ gối khác.
Không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy giáo như Makarenko, đủ bản lĩnh mà xử trí vụ việc (Makarenko là một nhà sư phạm Nga nổi tiếng, với tác phẩm "Bài ca sư phạm" đã mở ra trang mới trong lịch sử sư phạm).
Nhiều gia đình có một đứa con mà họ còn đành bất lực, làm sao giao phó cho nhà trường, cho thầy cô, còn phải dạy phải quản đến hàng chục hàng trăm HS?
Đó còn chưa nói đến chuyện các thầy cô mình thường là hiền lành và ít va chạm xã hội ...
Hồi trước lúc còn đi dạy học (bây giờ tôi đã nghỉ hưu), sau những ngày đầu mới nhận lớp, tôi sẽ tìm tòi mọi biện pháp trong một học kì đầu để "quản" tới từng HS, nhưng nếu có HS cá biệt quá mà mình không thay đổi được thì đành phải lờ đi trong các tiết dạy để còn hoàn thành được giáo án.
Nhà giáo về hưu Nguyễn Thị Minh Hoa
Sự đơn điệu, tẻ nhạt và tù túng khiến tâm hồn trẻ trở nên nghèo nàn, trống rỗng, thiếu năng lực phản biện.
" alt=""/>'Không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy Makarenko'