Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau dịch, thị trường BĐS trong nước bắt đầu khởi sắc. Theo báo cáo từ CBRE, giá bán BĐS trung bình trong năm nay được dự đoán là sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tại Hà Nội, số liệu từ Bộ Xây dựng chỉ ra rằng giá căn hộ và nhà ở riêng lẻ có thể tăng tới 1,02% và 3,82% so với cùng kỳ năm 2019.
Tại các quận và vùng ven thành phố như TP.HCM hiện cũng không còn căn hộ với giá dưới 1 tỷ đồng như cách đây một vài năm. Khung giá đất tăng và quy chuẩn chất lượng nhà ở ngày càng khắt khe khiến chủ đầu tư phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn trước, kéo theo giá căn hộ tăng, lên tới 1,4 - 1,7 tỷ đồng mỗi căn cho phân khúc nhà bình dân.
![]() |
Thị trường dần vắng bóng những căn hộ 1 tỷ đồng từng “gây sốt” cách đây 5 năm do giá đất và dịch vụ không ngừng gia tăng |
Nghiên cứu thị trường địa ốc trong hơn 2 thập kỷ qua, chuyên gia BĐS Trần Trọng Hoan nhận định, xu hướng tăng giá nhà tại thị trường Việt Nam là đặc thù do thiếu hụt nguồn cung.
“Khi nguồn cung chưa thể tăng lên do việc cấp phép được siết chặt, trong khi nhu cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn còn rất lớn thì giá nhà vẫn neo cao”, chuyên gia nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là đang ở thời kì “dân số vàng”, dẫn tới nhu cầu an cư của các gia đình trẻ đang trở nên cấp thiết.
Trong năm 2020, các chuyên gia BĐS cho rằng, Hà Nội và khu vực phía Bắc là ngôi sao của thị trường BĐS. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường miền Bắc cao hơn miền Trung và Nam, đặc biệt mức quan tâm đối với Hà Nội tăng 5%.
Mua nhà Hà Nội chỉ từ 225 triệu đồng
Đi sớm hơn một bước trước khi thị trường BĐS tăng nhiệt trở lại sau dịch, nhiều người có nhu cầu ở thực đã chớp thời cơ mua nhà trong thời điểm các chủ đầu tư tung ra nhiều chính sách hỗ trợ tài chính hấp dẫn, thời gian ân hạn nợ gốc và hỗ trợ lãi suất 0% lên tới hơn 2 năm.
Nhờ biết vận dụng đòn bẩy tài chính, thay vì phải chờ đợi, trì hoãn hàng chục năm mới có nhà riêng như thế hệ trước, giờ đây, các gia đình trẻ chỉ cần bỏ ra vài trăm triệu (tương đương số tiền tiết kiệm được sau 2 - 3 năm đầu lập gia đình) đã có thể đứng tên sở hữu 1 căn hộ tiện nghi.
Chị Ngọc, nhân viên văn phòng tại một tập đoàn tư nhân, không giấu nổi niềm vui khi sắp được chuyển về nhà mới tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Chị chia sẻ: “5 năm qua, vợ chồng mình đã nhiều lần bỏ lỡ cơ hội mua nhà vì nguồn lực tài chính còn eo hẹp, không đáp ứng được tiến độ thanh toán của các dự án. May mắn, với căn hộ hiện tại, vợ chồng mình chỉ phải bỏ ra 225 triệu đồng là đã có nhà về ở ngay trong năm nay. Trong 2 năm tới, mình được miễn trả cả nợ gốc và lãi nên cũng không quá áp lực khi lần đầu mua nhà.”
225 triệu đồng là số tiền khởi điểm để các gia đình trẻ sở hữu cuộc sống văn minh, đẳng cấp tại thành phố biển hồ Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) |
Đại diện chủ đầu tư cho biết, chị Ngọc là 1 trong nhiều khách hàng đang được hưởng chính sách hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay của Vinhomes Ocean Park.
Theo đó, từ ngày 24/9/2020, chỉ cần thanh toán từ 225 triệu đồng (tương đương 15% giá trị căn hộ), người mua nhà sẽ được ký Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, hưởng mức hỗ trợ lãi suất 0% lên tới 80% giá trị căn hộ, cao hơn 10% so với mức 70% thông thường.
Thời gian hỗ trợ lãi suất lên tới 27 tháng kể từ ngày giải ngân nhưng không muộn hơn ngày 16/1/2023, áp dụng riêng với các khách hàng lựa chọn dòng căn hộ tối ưu diện tích 2 phòng ngủ (2PN+1) và 1 phòng ngủ (1PN+1), đặc biệt phù hợp với các gia đình trẻ tại phân khu Sapphire 1 - phân khu gần nhất với biển hồ Vinhomes Ocean Park.
Ngay sau khi ký Hợp đồng mua bán, khách hàng có thể nhận bàn giao căn hộ và về ở ngay trong thời gian từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021, trước thềm Tết Nguyên đán. Đồng nghĩa, khách hàng sẽ có hơn 2 năm về ở mà không phải lo lắng phần nợ gốc và lãi, tiết kiệm thêm hàng trăm triệu chi phí thuê nhà cho cả gia đình.
Lựa chọn Vinhomes Ocean Park, khách hàng có cơ hội ở hơn 2 năm mà không phải lo trả gốc và lãi cho ngân hàng, có nhà ở ngay trong năm 2020 |
Đi kèm cùng các giải pháp hỗ trợ tài chính, chủ đầu tư cũng tung nhiều gói quà tặng hấp dẫn để tri ân khách hàng sau mùa Covid. Điển hình như tại Sapphire 1 - Vinhomes Ocean Park, các khách hàng như chị Ngọc còn được tặng voucher mua xe ô tô VinFast trị giá lên tới 200 triệu đồng (áp dụng toàn dự án) và voucher mua xe máy điện Klara S trị giá 20 triệu (áp dụng khi nhận bàn giao từ 28/9-31/12/2020).
Ngoài ra, chủ đầu tư còn tặng thêm gói nội thất căn hộ thông minh tiêu chuẩn Gold cho các khách hàng lựa chọn S1.02 - Tòa căn hộ Smart Home đầu tiên ra mắt gần đây của dự án.
Để đăng ký tham quan Thành phố biển hồ Vinhomes Ocean Park và nhận bảng tính tài chính, liên hệ: Hotline: 0888 04 9669 Website: http://oceanpark.vinhomes.vn Facebook: facebook.com/vh.oceanpark |
Minh Tuấn
" alt=""/>Cơ hội mua căn hộ hơn 1 tỷ đồng ở Hà NộiTrả lời câu hỏi của HĐXX vì sao phải sử dụng pháp nhân của 5 công ty để vay tiền, bị cáo Khánh cho biết, theo quy định về hạn mức cấp tín dụng của ngân hàng, một doanh nghiệp không được vay quá 15% vốn tự có nên dùng 5 công ty để chia nhỏ các khoản vay để vay được số tiền lớn hơn.
“Việc vay tiền tại DAB là bị cáo có gặp anh Bình để trao đổi phương án cơ cấu các khoản nợ của các công ty, bị cáo không bàn bạc hay trao đổi gì với nhân viên cấp dưới”, bị cáo Khánh khai.
Thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố, bị cáo Trần Phương Bình khai về chứng thư bảo lãnh và khoản vay 146 tỷ của Công ty M&C. Theo bị cáo Bình, thời điểm đó DAB không đủ vốn để cho vay trung và dài hạn nên chỉ cho vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, sau khi cho vay và đến hạn trả nợ, Công ty M&C không có nguồn tiền để chi trả cho DAB nên đã đi vay tại ngân hàng An Bình bằng hình thức phát hành trái phiếu. Để có thể vay tiền ở ngân hàng An Bình bằng trái phiếu, DAB đã phát hành chứng thư bảo lãnh với trị giá 120 tỷ đồng.
Theo ông Bình, bản chất của việc phát hành chứng thư bảo lãnh cho Công ty M&C là để sau khi M&C vay được tiền từ ngân hàng An Bình thì DAB thu về được số tiền 120 tỷ, qua đó kéo dài thời gian trả nợ cho Công ty M&C.
“Về khoản tiền 146 tỷ đồng DAB cho Công ty M&C vay là do để không bị ảnh hưởng đến uy tín của DAB nên đã chỉ đạo cho Công ty M&C vay bắt buộc 146 tỷ để công ty này trả nợ gốc và lãi trái phiếu cho ngân hàng An Bình”, ông Bình khai.
Cả 2 bị cáo Bình và Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của DAB, Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo truy tố, ông Trần Phương Bình biết rõ nhóm Công ty M&C không có khả năng tài chính để chi trả cho hoạt động kinh doanh và trả nợ cho DAB, nhưng vẫn đồng ý cho nhóm công ty này vay tiền.
Theo đó, ông Bình đã bàn bạc, thống nhất với ông Phùng Ngọc Khánh tổ chức lập khống hồ sơ và phương án kinh doanh để vay vốn của DAB; chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên Phó TGĐ, Phó Chủ tịch HĐTD DAB), Nguyễn Đức Tài (nguyên Giám đốc DAB Sở giao dịch) và các bị cáo nguyên là cán bộ DAB không thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo, lập tờ trình đề nghị phê duyệt cho 5 công ty trong nhóm M&C vay 1.680 tỷ đồng, để ông Khánh sử dụng vốn vay sai mục đích.
Ông Bình còn bảo lãnh thanh toán lỗ trái phiếu (mã MC_BOND2009) với Ngân hàng An Bình, đến thời hạn Công ty M&C không trả được nợ Ngân hàng An Bình nên DAB phải cho Công ty M&C vay 2 khoản, tổng số hơn 146 tỷ đồng để ông Khánh sử dụng trả gốc, lãi của lô trái phiếu trên.
Những sai phạm của ông Bình đã gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền trên 5.500 tỷ đồng.
" alt=""/>Cách thức rút tiền Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình và đồng phạmPhạm Công Danh bị tuyên phạt 20 năm tù
Phạm Công Danh nghẹn ngào xin khắc phục hậu quả
Theo dự kiến hôm nay (12/12), TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà Nước gây hậu quả nghiêm trọng” làm thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là ngân hàng CB)
Tòa mở theo kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP. HCM và kháng cáo về dân sự của Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng) và Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB). Cả hai không kháng cáo về phần hình phạt, chỉ đề nghị cấp phúc thẩm tiếp tục xem xét thu hồi một số khoản tiền mà cấp sơ thẩm chưa xem xét.
Một số bị cáo còn lại bị tuyên án tù giam cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài các bị cáo, nguyên đơn dân sự là ngân hàng CB kháng cáo không đồng ý trả lại 4.500 tỷ đồng cho Phạm Công Danh theo án tuyên; ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) kháng cáo không đồng ý với nhận định của cấp sơ thẩm, cho rằng hơn 1.176 tỷ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỷ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân là vật chứng của vụ án nên tuyên thu hồi để trả lại cho ngân hàng CB; ông Trần Quí Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng kháng cáo không đồng ý trả hơn 194 tỷ đồng cho ngân hàng CB.
![]() |
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm |
Theo kháng nghị của VKSND Cấp cao, bản án sơ thẩm áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với 4 bị cáo: Nguyễn Thị Kim Vân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh (cả bốn bị cáo đều bị tuyên 3 năm tù treo) là trái với quy định pháp luật.
Về phần dân sự, VKS cũng kháng nghị liên quan đến nội dung thu hồi khoản tiền 4.500 tỷ đồng từ Ngân hàng CB để trả lại và khấu trừ hậu quả cho bị cáo Phạm Công Danh.
Theo VKS, số tiền này Phạm Công Danh dùng tên các cá nhân chuyển về VNCB nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB nhưng nguồn gốc số tiền này là bất hợp pháp, không phải của Phạm Công Danh. Số tiền 4.500 tỷ đồng chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạch toán tăng vốn điều lệ cho VNCB và đã được Phạm Công Danh sử dụng hết, nên không có cơ sở tuyên buộc ngân hàng CB trả lại cho Danh.
![]() |
Phan Thành Mai |
Ngoài ra, cũng theo VKS, số tiền 4.500 tỷ đồng không phải là vật chứng của vụ án nên không có cơ sở thu hồi.
Trước đó, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh mức án 20 năm tù, tổng hợp bản án 30 năm tù trước đó, buộc bị cáo phải chấp hành 2 bản án là 30 năm tù; Phan Thành Mai 10 năm tù tổng hợp bản án 22 năm trước đó, buộc bị cáo phải chấp hành 2 bản án là 30 năm tù; Mai Hữu Khương 10 năm, tổng hợp bản án 20 năm trước đó, buộc bị cáo phải chấp hành 2 bản án là 30 năm tù; Hoàng Đình Quyết 3 năm, tổng hợp bản án 19 năm trước đó, buộc bị cáo phải chấp hành 2 bản án là 22 năm tù; Trầm Bê 4 năm tù.
Các bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 3 năm tù treo tới 4 năm tù giam.
![]() |
Phạm Công Danh tại phiên tòa sơ thẩm |
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên không thu hồi 6.126,8 tỷ đồng từ Sacombank, BIDV, TpBank theo như đề nghị của VKS để khắc phục hậu quả.
Ngược lại, HĐXX đã tuyên thu hồi hàng ngàn tỷ đồng để trả lại cho ngân hàng CB, từ nhiều nguồn mà Danh dùng khoản vay 6.126 tỷ đồng từ BIDV, Sacombank, TpBank để chi trả, gồm: 600 tỷ đồng từ bà Hứa Thị Phấn, hơn 194 tỷ đồng từ ông Trần Quí Thanh, hơn 2.371 tỷ đồng từ ngân hàng CB, hơn 1.176 tỷ đồng từ BIDV Sở Giao dịch II, gần 458 tỷ đồng từ BIDV chi nhánh Hải Vân, hơn 438 tỷ đồng từ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Tiến, hơn 36 tỷ đồng từ Sacombank chi nhánh Sài Gòn và gần 800 tỷ đồng từ Phạm Công Danh.
Bị cáo Trầm Bê được đại diện VKS đề nghị ở khung hình phạt 4-5 năm tù, thấp hơn mức đề nghị tại phiên xử trước đó.
" alt=""/>Tiếp tục xét xử đại án Phạm Công Danh