Do dịch bệnh có diễn biến phức tạp nên không có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài, vì vậy, bệnh viện đã tự chuẩn bị phương án, các y bác sĩ có chuyên môn để tiến hành ca phẫu thuật ghép gan cho anh H.
Người hiến gan là một người thân của anh H. Các kết quả xét nghiệm về độ tương thích giữa người cho và người thận đủ điều kiện.
Hai ngày sau khi nhập viện, anh H. và người hiến gan được đưa vào phòng phẫu thuật. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy gan từ người hiến tặng ghép cho anh H. Ca phẫu thuật được đánh giá là thành công.
Ngày 16/7 vừa qua, bệnh nhân được xuất viện sau thời gian dài điều trị. Ngày 23/7, anh H. đến bệnh viện tái khám và gặp các y bác sĩ đã điều trị cho mình để cảm ơn.
TS.BS Phạm Hữu Thiện Chí, Phó khoa Ngoại Gan Mật Tủy, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, trường hợp anh H. là ca ghép gan đầu tiên do Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện không có sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài.
Hiện sức khỏe của anh H. đã ổn định và đang sử dụng thuốc chống thải ghép, tiếp tục được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ.
![]() |
Sau 5 năm ghép gan, hiện sức khỏe ông Hùng đã ổn định, chức năng gan bình thường, có thể sinh hoạt như người bình thường. Ảnh: BVCC. |
Tính đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ghép gan thành công cho 28 trường hợp, trong đó có 6 ca từ người cho chết não.
Người bệnh đầu tiên ghép gan thành công tại bệnh viện là ông Võ Quang Hùng bị ung thư gan và có chỉ định ghép gan. Ban đầu, con gái ông đã tiến hành các xét nghiệm để hiến tặng gan cho cha.
Đúng lúc đó, bệnh viện nhận được thông tin có một bệnh nhân bị tai nạn chết não và gia đình họ đồng ý hiến tạng cứu người. Ông Hùng đã được ghép gan của người này.
Sau 5 năm được ghép gan, sức khỏe ông Hùng đã dần ổn định, các chức năng gan hồi phục, có thể sinh hoạt như người bình thường.
Bệnh nhân đã có dấu hiệu suy thận nên các bác sĩ buộc phải tiến hành ghép thận tự thân để hai thận bổ sung chức năng cho nhau.
" alt=""/>Người đàn ông được ghép gan trong thời gian giãn cách xã hộiViệc thúc đẩy tuyển dụng nhân tài cho thấy Huawei đang quyết tâm tìm ra một con đường mới để tăng trưởng sau khi các lệnh trừng phạt của Washington và áp lực chính trị khiến các doanh nghiệp điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông từng phát triển mạnh của họ bị vùi dập.
Huawei đang săn lùng hàng trăm nhân tài trên khắp châu Âu và Canada liên quan đến thuật toán AI, kỹ thuật xe tự lái, phần mềm và cơ sở hạ tầng điện toán, phát triển chip bán dẫn và điện toán lượng tử, đây là tất cả các lĩnh vực mà Mỹ cũng đang đầu tư mạnh mẽ.
Chiu Shih-fang, một nhà phân tích chuỗi cung ứng công nghệ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Những lĩnh vực mới đang trỗi dậy này không thể chỉ dựa vào nhân tài trong nước mà còn cần tài năng quốc tế để kích thích sự tiến bộ công nghệ của Huawei và làm cho nó trở nên cạnh tranh.
Huawei từng quyên góp hoặc tài trợ cho các chương trình nghiên cứu của các trường đại học quốc tế để thu hút tài năng trẻ, nhưng biện pháp này hiện đang gặp phải những trở ngại do tiềm ẩn sự can thiệp địa chính trị. Huawei phải tìm kiếm những cách khác, chẳng hạn như tuyển dụng trực tiếp ồ ạt ở nhiều quốc gia, để duy trì đội ngũ nhân tài đa dạng đang phát triển”.
Bản thân nhà sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei cũng đã thừa nhận nhu cầu này, cam kết sẽ thuê ít nhất 8.000 sinh viên mới tốt nghiệp vào năm 2021 và tăng đáng kể chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Trong một bài phát biểu của mình, ông Ren Zhengfei nói: “Năm 2021 và 2022 sẽ là hai năm quan trọng và thách thức nhất để Huawei tìm kiếm sự tồn tại và phát triển chiến lược. Nhân tài là chìa khóa quan trọng nhất. Công ty có kế hoạch rót vài tỷ USD vào các công nghệ hàng đầu trong năm nay dựa trên nguồn ngân sách dành cho R&D.
Tại Munich, Huawei đang tuyển dụng một số nhóm phát triển cho chipset vô tuyến và chip ô tô. Công ty Trung Quốc đang đặt cược lớn vào các công nghệ ô tô tiên tiến. Ngoài việc thuê nhiều kỹ sư về công nghệ ô tô và xe tự lái, gần đây Huawei cũng đã hợp tác với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Seres để chế tạo xe điện thông minh.
Huawei cũng có một phòng thí nghiệm điện toán lượng tử và quang học ở Munich. Điện toán lượng tử, áp dụng các nguyên tắc của cơ học lượng tử để tạo ra máy tính mạnh hơn các siêu máy tính thông thường là chiến trường quan trọng của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, bao gồm IBM, Intel và Google.
Trong khi đó, trung tâm nghiên cứu của Huawei ở Istanbul là trung tâm phát triển phần mềm ở nước ngoài của công ty và đang tìm kiếm hơn 40 nhân tài trong lĩnh vực này. Phần mềm đã trở thành ưu tiên của Huawei sau khi cuộc đàn áp của Mỹ làm tê liệt các mảng kinh doanh phần cứng của họ. Những nỗ lực trong lĩnh vực này bao gồm việc xây dựng hệ điều hành HarmonyOS, đây được coi là sự đáp trả đối với hệ điều hành Android của Google dành cho điện thoại thông minh và các thiết bị khác.
Tại Canada, Phần Lan, Thụy Điển và Nga, nhiều vị trí nghiên cứu AI và kiến trúc máy tính đã được mở trong tháng qua, trong khi công ty đang tìm kiếm các nhà khoa học cho cơ sở nghiên cứu cơ bản ở Zurich, Thụy Sĩ.
Công ty vẫn đang tuyển dụng hàng trăm kỹ sư trên khắp Trung Quốc và họ sẵn sàng trả tiền cho những tài năng hàng đầu. Trung bình một kỹ sư cấp cao của Huawei có thể kiếm được 191.024 USD/năm, bao gồm cả tiền thưởng. Trong khi mức lương cơ bản trung bình của một kỹ sư cao cấp tại Google cũng chỉ 161.733 USD/năm.
Trong bài phát biểu gần đây của mình, ông Ren Zhengfei đã mô tả việc đảm bảo tài năng hàng đầu là “điều quan trọng trong bất kỳ trận chiến nào”.
“Chúng ta có đủ tiền, đủ không gian để chứa các tài năng toàn cầu”, ông nói với các Giám đốc điều hành khi khuyến khích họ xác định các ứng viên triển vọng để xây dựng “lực lượng chiến đấu” của Huawei càng sớm càng tốt.
Hiện Huawei đã tuyển dụng được hơn 37.000 nhân viên ở nước ngoài tính đến năm 2019, trong tổng số hơn 190.000 nhân lực của công ty.
Câu hỏi đặt ra là liệu động lực tuyển dụng và đầu tư này có thể giúp họ bù đắp những thiệt hại mà các lĩnh vực truyền thống như điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông gây ra hay không.
Donnie Tang, nhà phân tích công nghệ của công ty chứng khoán Nomura Securities (Nhật Bản) cho biết: “Đối với Huawei, dưới áp lực như vậy của Mỹ, cách tốt nhất là tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đồng thời phát triển các lĩnh vực mà Mỹ không có hạn chế nghiêm ngặt. Bằng cách này, Huawei có thể giữ được nền tảng nhân tài của mình và có thể tìm kiếm và chờ đợi các cơ hội trong tương lai. Tốt hơn hết là chiến đấu để tồn tại và tiếp tục thở, thay vì từ bỏ quá sớm”.
Phan Văn Hòa(theo Nikkei Asia)
Chính phủ Malaysia đã trao cho Ericsson của Thụy Điển hợp đồng trị giá 11 tỷ ringgit (2,6 tỷ USD) để thiết kế và xây dựng mạng viễn thông 5G của mình, đánh bại đối thủ cạnh tranh Huawei của Trung Quốc.
" alt=""/>Huawei chiêu mộ nhân tài công nghệ để “đối đầu” MỹSố ca mắc Covid-19 tại Việt Nam trong hơn 5 tháng qua
Như vậy tính đến sáng 11/7, Việt Nam ghi nhận 370 ca mắc Covid-19, tuy nhiên có tới 262 trường hợp từ nước ngoài, trong đó 230 người đã được cách ly ngay khi nhập cảnh.
Hôm nay cũng là ngày thứ 87, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Ca bệnh cộng đồng gần nhất là bệnh nhân 268, từ đó đến nay, các bệnh nhân Covid-19 tại nước ta đều là người Việt trên các chuyến bay đón công dân hoặc chuyên gia tới Việt Nam làm việc.
Cả nước đã điều trị khỏi 350 trường hợp (chiếm 95%), 20 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 4 cơ sở y tế, trong đó 2 trường hợp đã có kết quả âm tính từ 2 lần trở lên.
Tại các cơ sở cách ly, Việt Nam đang cách ly gần 10.000 người từ nước ngoài trở về, trong đó cách ly tại bệnh viện 6 trường hợp, cách lại tại các khu cách ly tập trung hơn 9.500 người và hơn 413 người đang được cách ly tại nhà.
Trong sáng nay, bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Anh sẽ được xuất viện sau 115 ngày điều trị. Đây là bệnh nhân Covid-19 điều trị lâu nhất tại Việt Nam.
Tối cùng ngày, bệnh nhân sẽ bay từ TP.HCM ra Hà Nội để kịp thực hiện chuyến bay nối chuyến từ Hà Nội đi Vương Quốc Anh lúc 23h đêm trên chuyến bay thương mại của Vietnam Airlines.
Thúy Hạnh
Ngày 11/7, phi công Anh sẽ được xuất viện, sau đó bay ra Hà Nội chuẩn bị cho chuyến bay hồi hương kéo dài 15 tiếng.
" alt=""/>Việt Nam ghi nhận thêm chuyên gia nước ngoài mắc Covid