Đồng cảm với áp lực báo hiếu cha mẹ, độc giả Nguyen Anchia sẻ về chính trường hợp của mình:
Nhiều bậc cha mẹ nuôi con 18 năm nhưng bắt chúng phải báo hiếu, phụng dưỡng mình tới già cỗi, nhắm mắt xuôi tay. Bản thân tôi là con gái trong gia đình, dù đã đi lấy chồng, có gia đình nhỏ, cuộc sống riêng nhưng vẫn vô cùng áp lực khi phải gánh trên vai trách nhiệm với cả hai gia đình lớn hai bên nội ngoại.
Các bậc phụ huynh của vợ chồng tôi không áp lực chuyện phụng dưỡng cha mẹ già, nhất là bố mẹ ruột của tôi, nhưng họ lại vô cùng đòi hỏi, thường xuyên nhắc nhở, kể công chuyện sinh thành, nuôi dưỡng tôi tới ngày hôm nay. Thực tế, năm 18 tuổi, tôi đã cố gắng thoát ly dần khỏi gia đình, không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Còn bố mẹ tôi lại chỉ biết lo lắng mọi điều cho con trai.
Ấy thế mà họ ghi sổ không thiếu khoản tiền nào chu cấp cho tôi, thậm chí giữ toàn bộ phiếu chuyển tiền nuôi tôi học đại học. Lâu lâu họ lại lấy ra để kể công với tôi. Nhiều lần, tôi gửi tiền, gửi quà, biếu xén to nhỏ, nhưng cha mẹ chẳng bao giờ nhớ. Họ chỉ chì chiết tôi rằng "nuôi con gái lớn mà chẳng bao giờ cho gì bố mẹ".
>> 'U60 để tiền dưỡng già thay vì đem cho con cái'
Đến mức, nhiều lúc tôi cố tình chuyển khoản hẳn một số tiền lớn thay vì mua quà để lưu lại giao dịch làm bằng chứng đối chất với mẹ sau này nếu bị thắc mắc, đòi hỏi. Khi tôi lấy sao kê ngân hàng ra thì mẹ mới không nói được gì nữa.
Nhiều lúc, tôi thấy buồn vì bố mẹ lâu lâu mới gặp mà chẳng hỏi thăm con cháu đang sống như thế nào, chẳng giúp tôi trông con được bữa nào, ấy vậy mà chỉ đòi phải đóng góp tiền này tiền nọ để xây lăng, sửa nhà, mua ghế mát xa... Trong khi đó, nhà cửa để lại, con trai hưởng tất, tôi không lấy một thứ gì. Chính bố mẹ tôi tới giờ vẫn đang phải hỗ trợ gia đình con trai hết thứ này đến thứ khác, chứ cũng chưa được hưởng gì từ người con quý tử.
Bản thân tôi lớn lên chưa được trọn vẹn tình thương của gia đình, chỉ toàn nỗi buồn và tôi thấy không đáng. Thế nên, tôi luôn tỉnh táo để lo cho con của mình. Tôi cũng xác định, sau này khi con 18 tuổi cũng sẽ để con ra khỏi nhà và tự lập. Sau này, tôi chỉ giúp trông cháu và cho chúng ít tiền để khởi nghiệp, chứ không nuôi nấng, nuông chiều một mù quáng. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ không coi con cái là bảo hiểm tuổi già, bắt chúng phải có trách nhiệm báo hiếu mình.
Với tôi, con cái có hiếu là phước đức, chúng thương được mình bao nhiêu thì thương, cho bố mẹ được nhiều hay ít không quan trọng. Tôi sẽ luôn chủ động tiết kiệm để tự lo cho tuổi già, để con cái đỡ áp lực và trách tôi "đẻ con ra chỉ để làm sổ tiết kiệm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Tôi như cuốn sổ tiết kiệm của cha mẹ giàBố tôi trước đây là người kinh doanh bất động sản kín tiếng. Ông có 2 cô con gái, sau khi bố mất, toàn bộ tài sản, chia đều cho 2 chị em tôi.
![]() |
Ảnh: B.N |
Thời điểm kết hôn với chồng tôi bây giờ, anh chỉ biết nhà tôi khá giả, hoàn toàn không biết tôi sở hữu bao nhiêu tiền, có bao nhiêu mảnh đất… Hơn nữa, tính cách tôi khá đơn giản, không thích phô trương.
Người ngoài nhìn vào, thường nghĩ, chồng tôi kiếm tiền giỏi, lo cho cả nhà. Thực tế, kinh tế hai vợ chồng tôi hoàn toàn riêng biệt.
Mọi khoản đóng góp cho nhà cửa, con cái, sinh hoạt phí hàng tháng là chung. Anh tự nguyện đưa tôi 20 triệu/tháng. Tôi cũng bỏ ra số tiền tương tự. Tất cả các nguồn thu khác của anh tôi không để ý, anh cũng vậy, không biết tôi có bao nhiêu tiền, bao nhiêu tài sản.
Ba năm đầu hôn nhân, cuộc sống của chúng tôi khá êm ả. Thế rồi, tôi phát hiện anh có quan hệ ngoài luồng với nhân viên lễ tân.
Tôi dắt con gái đến thẳng nhà cô ấy đánh ghen. Bố mẹ cô ta phải lạy lục, van xin, hứa dạy dỗ con, tôi mới dừng lại. Chồng sợ xanh mặt, cắt đứt mối quan hệ đó. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định làm thủ tục ly hôn.
Hai vợ chồng chưa kịp ra tòa thì tôi dính bầu. Lòng mẹ bao giờ cũng đắm đuối, thương con, tôi đành miễn cưỡng tha thứ cho chồng, giữ mái ấm cho các con.
Sinh con thứ 2 được một năm, chồng lại ngọt nhạt, nịnh tôi đẻ tiếp. Lúc nào, anh cũng tâm sự, muốn gia đình có thật nhiều con, cho vui cửa, vui nhà.
Tôi đẻ thường, sức khỏe tốt, anh cũng khéo chăm vợ bầu bí, sinh đẻ, không có gì khiến tôi phải phàn nàn. Suốt thời gian vợ ở cữ, anh trực tiếp giặt giũ, nấu nướng đồ ăn. Con quấy khóc đêm, anh thức trắng, dỗ con ngủ, cho vợ nghỉ ngơi.
Cứ thế, tôi liên tiếp sinh con thứ 3, rồi thứ 4. Riêng con gái đầu tôi kiêng 5 năm mới sinh, còn các lần sinh sau, mỗi lần cách nhau 17 tháng.
Tôi mừng thầm, cho rằng, sau lần ‘lầm đường, lạc lối’, chồng đã thay đổi, biết trân trọng, yêu thương vợ con hơn.
Vậy mà, con thứ 4 vừa cai sữa, tôi chết lặng khi biết chồng qua mặt mình, tiếp tục vụng trộm bên ngoài.
Hóa ra, hết lần này đến lần khác, anh lừa tôi mang bầu, để anh dễ dàng có thời gian cặp kè với các nhân tình. Vì trong thời gian tôi mang thai, hai vợ chồng nằm riêng, kiêng tuyệt đối mọi thứ.
Lần này, tôi không thể chịu đựng thêm nữa, quyết chấm dứt với chồng nhưng lá đơn ly hôn kí chưa ráo mực, tôi đau đớn biết mình mang thai lần 5. Đó là kết quả sau lần anh đi công tác về. Chồng giở chiêu bài cũ, xin lỗi - sửa sai- đóng vai người chồng mẫu mực.
Tôi nhận ra, anh đúng kiểu người tham lam, thích lăng nhăng, ra ngoài ong bướm nhưng nhất định không muốn bỏ vợ. Một đời quá dài, nếu tiếp tục sống với người chồng như vậy, tôi sẽ cảm thấy ngột ngạt, đau khổ.
Trường hợp, vợ chồng ly hôn, tôi tự tin khẳng định, tiềm lực tài chính của tôi thừa để nuôi 5 đứa con. Điều khiến tôi nghĩ ngợi nhiều nhất là các con sống thế nào khi thiếu vắng bố bên cạnh. Con gái đầu của tôi lại khá quý bố, cháu đang đến tuổi dậy thì, dở dở ương ương. Nếu cháu thấy gia đình đổ vỡ, bố mẹ ly tán, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tâm lý.
Tôi nên và cần làm gì để tránh cho các con sự ảnh hưởng tâm lý tiêu cực khi bố mẹ chia tay. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Sau thời gian ở rể, tôi thấy nhiều bất cập. Từ người tự chủ về kinh tế, sống có quan điểm, chính kiến riêng, tôi trở nên nhu nhược.
" alt=""/>Mỗi lần chồng ngoại tình, anh lại khiến tôi mang bầuTuy nhiên, mối quan tâm của đa số doanh nghiệp không dừng lại ở cơ sở vật chất. "Trung tâm sẽ tập trung vào các lĩnh vực nào", một doanh nghiệp đặt câu hỏi. Doanh nghiệp khác thắc mắc: "Trung tâm liệu có hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc chính sách". Trong khuôn khổ của buổi trao đổi, câu trả lời xác đáng cho các vấn đề mang tính chiến lược này tạm bỏ ngỏ.
Người đứng đầu Đảng, Nhà nước gần đây chỉ ra một trong các dạng thức lãng phí đang nổi lên gay gắt: chất lượng làm luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn làm lãng phí thời gian, công sức doanh nghiệp và nguồn lực của xã hội.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hai năm sau khi tôi tham gia tư vấn cho các nhà sản xuất nước ngoài về trách nhiệm tái chế và xử lý rác thải, doanh nghiệp vẫn tiếp tục kiến nghị các bất cập của quy định do hệ sinh thái ngành tái chế của Việt Nam chưa phát triển. Tới nay, dự thảo sửa đổi Nghị định 08/2022 hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường vẫn trong quá trình hoàn thiện. Một mặt, các doanh nghiệp ủng hộ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nước, mặc khác, chỉ ra nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã hơn ba năm từ khi ngành hải quan đề nghị thu thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng đối với đơn hàng giá trị thấp, tới nay, dự thảo quy định vẫn đang vướng tranh cãi. Nhiều đơn vị tham gia chuỗi giá trị thương mại điện tử đã nêu lo ngại về chi phí tuân thủ khổng lồ cho cả cơ quan hải quan lẫn doanh nghiệp chuyển phát, cùng với nguy cơ tắc nghẽn ở các cửa khẩu khi thực thi.
Tôi bắt đầu công việc làm báo vào thời điểm câu chuyện phân quyền cho địa phương, xóa bỏ giấy phép con, áp dụng hậu kiểm được khơi gợi. Sau gần 30 năm, đến nay, chừng ấy vấn đề vẫn trở đi trở lại. Chưa kể các vấn đề mới như bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý và thu thuế các hoạt động kinh doanh trên mạng hoặc cấp phép hoạt động cho các mô hình kinh doanh mới. Khảo sát các doanh nghiệp châu Âu gần đây, ba phần tư công ty cho biết không tự tin vào khả năng tuân thủ các quy định mới về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khối doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ngành ngân hàng, cũng chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện các quy định này.
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm sẽ kéo dài 28 ngày và thảo luận 30 nội dung liên quan tới xây dựng luật. Trung bình một ngày, các đại biểu sẽ xem xét một dự luật. Làm việc trong lĩnh vực phân tích chính sách, tôi chứng kiến sự vất vả của các đơn vị và cá nhân được giao trọng trách soạn thảo luật ở các bộ ngành. Bên cạnh công việc thường nhật, các thành viên ban soạn thảo phải tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá tác động, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện các tờ trình. Những nhiệm vụ này đòi hỏi chuyên môn sâu và chịu áp lực lớn về thời gian.
Trên lý thuyết, tình trạng vất vả này hoàn toàn có thể giảm bớt nếu công tác ban hành chính sách bám sát các nguyên tắc xây dựng luật. Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã nêu rõ các nguyên tắc này. Theo quan sát của riêng tôi, các nguyên tắc cơ bản như bảo đảm tính hợp hiến, tính công khai, tuân thủ thẩm quyền, và không xung đột với các điều ước quốc tế được thực hiện tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, việc đảm bảo chính sách có tính khả thi luôn là vấn đề nóng trong hoạt động lập pháp và trong các buổi đối thoại với doanh nghiệp.
Trong các cuộc trao đổi với cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp mong mỏi mời ban soạn thảo luật "đi thực tế" hoặc "vi hành" để nắm được các thách thức trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Nếu các chính sách bám sát thực tế, tình trạng làm luật "sửa đổi của sửa đổi", "bổ sung của bổ sung" sẽ được hạn chế, góp phần tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý.
Việc xây dựng luật cần gắn liền với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình lập pháp. Không phải ai cũng biết, tất cả dự thảo luật đều được đưa lên trang web của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để người dân góp ý trước khi ban hành. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, chỉ khi đề xuất sắp tới vòng chung kết, nhờ sự phát hiện của báo chí, người dân và doanh nghiệp mới biết và tham gia phản biện.
Nhà nước và Quốc hội đặt mục tiêu đổi mới tư duy trong xây dựng luật để định hướng hoạt động của Quốc hội thời gian tới. Khối lượng lớn các văn bản luật cần gấp rút ban hành hoặc sửa đổi phản ánh nhu cầu cấp thiết hoàn thiện khuôn khổ chính sách, tạo động lực phát triển trong bối cảnh nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi biến động địa chính trị và thiên tai. Trách nhiệm của Quốc hội là nặng nề nhưng nhiệm vụ của cử tri cũng quan trọng không kém. Các ý kiến đóng góp sẽ giúp các đại biểu hiểu rõ hơn nguyện vọng cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượng của quá trình lập pháp.
Nâng cao chất lượng làm luật là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật hài hòa lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau, đảm bảo công bằng trong cộng đồng và tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Cẩm Hà
" alt=""/>Lãng phí do chất lượng luật