Vị chuyên gia nhận định, vấn đề quan trọng là các đơn vị, địa phương cần xác định rõ ràng ngay từ mục tiêu chuyển đổi số, tức là triển khai nội dung chuyển đổi số để đảm bảo chỉ tiêu hay dựa trên mục tiêu.
Bởi lẽ, nếu chuyển đổi số chỉ để đảm bảo các chỉ tiêu thì bài toán hệ thống sẽ khó tồn tại, bất cập từ giai đoạn trước vẫn còn đó. Còn nếu chuyển đổi số dựa trên mục tiêu thì điều quan trọng nhất trước khi lựa chọn công nghệ là đánh giá tính sẵn sàng từ quan điểm cấp đứng đầu, từ thực trạng và đối tượng sẽ thụ hưởng, bị tác động để tìm cách giải quyết tính chưa sẵn sàng trước, sau đó mới nghĩ đến công nghệ.
“Việc ưu tiên phân tích hiện trạng, tính sẵn sàng một cách nghiêm túc trên một mục tiêu cụ thể sẽ giúp hình thành nên một hệ thống và từ đó giúp địa phương nhận diện được cái gì cần làm trước, làm sau”, vị này nhấn mạnh.
Ngoài ra, cũng theo vị chuyên gia nói trên, trong 3 lĩnh vực của chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, chính quyền số sẽ được ưu tiên nhưng phải trên mục tiêu là kiến tạo cho xã hội số và kinh tế số. Còn kinh tế số và xã hội số phải xác định nguồn lực xã hội và vận hành theo cơ chế thị trường thì mới bền vững.
Hoạt động đầu tư cần tập trung vào các chính sách và hoạt động khuyến khích thúc đẩy. Về công nghệ, cần tiếp cận một cách sâu sắc và kiên trì về khái niệm nền tảng; căn cứ vào thực tiễn địa phương để lựa chọn và vận dụng các loại hình, nguồn lực theo hướng cởi mở, tránh tình trạng cát cứ, độc quyền.
Xác định hiệu quả dự án đầu tư cho chuyển đổi số thế nào?
Nói thêm về việc làm sao xác định hiệu quả khi đầu tư các dự án CNTT, chuyển đổi số, vị chuyên gia công nghệ cho rằng: “Hiệu quả chuyển đổi số có thể xác định dựa vào việc đối tượng thụ hưởng dự án đó có biết và dùng được không, họ có đánh giá, nhận xét hay không? Và thậm chí những ý kiến trái chiều càng nhiều thì đó cũng được xem là hiệu quả nếu đứng trên phương diện dự án, hoạt động chuyển đổi số đã thu hút người sử dụng. Đương nhiên, cơ quan triển khai cần cầu thị và tiếp thu”.
Về vấn đề lựa chọn phương thức đầu tư hay thuê dịch vụ, theo khuyến nghị của chuyên gia, các địa phương cần căn cứ từ thực tiễn và nguồn lực đáp ứng (gồm cả tài lực và nhân lực) để quyết định. Xét trên mặt bằng chung hiện nay, phương án thuê dịch vụ có nhiều điểm tối ưu hơn. Tuy nhiên, khi chọn thuê dịch vụ, các đơn vị, địa phương phải hiểu rõ nhu cầu, thực trạng nếu không vẫn có thể dẫn đến lãng phí.
Hiệu quả đầu tư cho chuyển đổi số là một nội dung được Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT đặc biệt quan tâm. Một trong 22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số mà Bộ TT&TT đã đề nghị các bộ, tỉnh tập trung chính là phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số.
Bộ TT&TT lưu ý, phải xác định rõ hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được. Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, các đơn vị có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá với mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hay kết hợp) hoặc phân tích chi phí - lợi ích, đồng thời xác định được khả năng tiết kiệm được nhờ đầu tư, trước khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc đầu tư/thuê dịch vụ CNTT, chuyển đổi số làm cơ sở để triển khai cho những năm tiếp theo. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố khung tiêu chí làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương tham khảo.
Ngoài ra, tăng cường sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương vào khâu kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các mô hình như: tổ, ban giám sát đầu tư.
Bộ TT&TT đang xây dựng phần mềm Cổng thông tin dự án đầu tư ứng dụng CNTT, cho phép xem thông tin về đầu tư CNTT của cả nước; từng bộ, từng tỉnh có bao nhiêu dự án CNTT, số vốn chi cho từng dự án; danh mục dự án đầu tư ứng dụng CNTT của từng bộ, tỉnh; cũng như xem chi tiết một dự án đầu tư ứng dụng CNTT. Hệ thống sẽ góp phần bảo đảm việc đầu tư và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách được sử dụng đúng nội dung, đúng mục tiêu, nguồn kinh phí, tiết kiệm và hiệu quả.
Vân Anh
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương.
" alt=""/>Làm sao để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư CNTT, chuyển đổi số?![]() |
Thực ra đây cũng chính là những khách mời của 8 IELTS mùa đầu tiên và là các bạn trẻ có niềm đam mê với Tiếng Anh.
Trong đó có những cái tên rất nổi bật như: cô nàng “nhại” 7 thứ tiếng Trần Khánh Vy; MC Vân Hugo, hotgirl Tú Linh MU; MC, giảng viên Trường ĐH Ngoại thương Hoàng Anh Duy, nữ sinh giành giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh quốc tế 2016 Nguyễn Lâm Thảo Tâm,…
![]() |
Nguyễn Lâm Thảo Tâm sẽ là gương mặt trải nghiệm chính ở 8 IELTS mùa thứ 2. |
![]() |
MC Vân Hugo |
![]() |
MC, giảng viên Trường ĐH Ngoại thương Hoàng Anh Duy |
![]() |
Hotgirl Tú Linh MU |
![]() |
Sự kiện cũng thu hút được đông đảo các bạn trẻ có niềm đam mê chinh phục tiếng Anh tham dự. |
![]() |
Câu nói của CEO Apple diễn ra trong bối cảnh thị phần iPhonetăng trưởng mạnh tại Việt Nam trong thời gian qua. Theo số liệu của Counterpoint, trong quý 2/2022, doanh số iPhone tại Việt Nam tăng trưởng 115% so với cùng kỳ, một trong những mức tăng kỷ lục của Apple từ trước đến nay. Kết quả, thị phần của hãng đạt 15,4% trong quý 2, đứng thứ 3 các hãng smartphone trong nước.
Trong báo cáo do Apple phát hành, trong quý 2/2022, thị trường Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai con số, nằm trong số các quốc gia tăng trưởng mạnh toàn cầu.
Việc Apple lần đầu mời giới truyền thông Việt Nam tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm cũng chứng tỏ hãng “Táo” đang đầu tư nghiêm túc vào thị trường này.
iPhone 14, dòng sản phẩm mới được giới thiệu hôm qua, đang chứng tỏ sức hút đối với người dùng Việt. Các nhà bán lẻ liên tục ghi nhận mức đặt mua rất cao từ trước đến nay.
TopZone, chuỗi bán lẻ chuyên hàng Apple của Thế Giới Di Động, tuyên bố số người đăng ký mua iPhone 14 tại đây đã chạm mốc hơn 5.000 người chỉ sau 2 giờ mở cổng, và nhanh chóng vượt qua con số 10.000 người sau 6 giờ giúp Thế Giới Động xác lập được kỷ lục chưa từng có trước đây.
Số liệu tại FPT Shop cho hay, tính đến tối ngày 8/9, số lượng đăng ký sở hữu sớm iPhone 14 đã lên đến gần 15.000 suất. Trong đó, hơn 2/3 tổng số lượt đăng ký chọn iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Sức hút của dòng iPhone 14 chủ yếu đến từ dòng sản phẩm Pro do những cải tiến mới trên sản phẩm. Ở hai thiết bị này, màn hình máy được thay phần “tai thỏ” thành một cụm nằm trong màn hình, khiến phần không gian hiển thị rộng rãi và trải nghiệm thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max cũng được nâng cấp lên vi xử lý A16 Bionic. Đồng thời, camera chính của máy tăng lên mức 48MP so với 12MP của thế hệ trước.
Tại Việt Nam, iPhone 14 có giá dự kiến thấp nhất 24,99 triệu đồng, riêng iPhone 14 Pro có giá từ 30,99 triệu đồng.