Tối 18/8, các trường như Đại học Y Hà Nội, Sư phạm TPHCM, Đại học Lâm nghiệp... cũng đều đưa ra mức điểm chuẩn để vào trường.
Cào chiều 17/8, hàng loạt các trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn năm 2024. Trường Đại học Hoa Sen và Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Gia Định là những trường đầu tiên công bố.
Tiếp sau đó, tại phía Bắc, Học viện Ngân Hàng, Trường Đại học Y tế Hải Dương cũng công bố điểm chuẩn. Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn trong chiều 17/8. Các ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa có điểm chuẩn vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đều trên 28 điểm.
Sau đó, Trường Đại học Thương mại cũng công bố điểm chuẩn, ngành cao nhất lấy 27 điểm. Điểm chuẩn ngành cao nhất của Trường Đại học Ngoại thương năm nay là 28,5 của tổ hợp gốc D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung Thương mại, tiếp theo là mức điểm 28,1 của tổ hợp gốc A00 đối với nhóm ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn và Marketing; mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với nhóm ngành Kinh tế và Kinh tế quốc tế.
Tối 17/8, hàng loạt các đại học hot đều "tung" điểm chuẩn như: Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trường Đại học Giao thông vận tải; Học viện Báo chí và Tuyên truyền... Điểm chuẩn năm 2024 được đánh giá tăng so với năm 2023.
Trước đó, từ ngày 13/8, Bộ GD-ĐT bắt đầu quá trình lọc ảo, kéo dài đến 17/8 với 6 lần trong 5 ngày. Song song, hai nhóm lọc ảo, phía Bắc do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì và phía Nam do Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì, cũng tiến hành lọc ảo.
16h ngày 17/8, Bộ GD-ĐT trả kết quả lọc ảo lần cuối cùng cho các trường đại học. Dựa trên kết quả này, các trường xác định và công bố điểm chuẩn trúng tuyển chính thức, bắt đầu từ 17h ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất ngày 19/8.
Theo quy định, trước 17h ngày 17/8, các trường sẽ nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống, rà soát và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 theo lịch chung. Bộ GD-ĐT quy định các trường công bố kết quả xét tuyển đợt 1 trước 17h ngày 19/8.
Chậm nhất đến 17h ngày 19/8, các trường đại học, cao đẳng phải hoàn thành việc công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1.
Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.
Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2024 TẠI ĐÂY.
Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2024, có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển, tương đương 68,5% tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Năm 2023 có hơn 660.000 thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống, tương đương 65,9% tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay tăng 73.000 so với năm trước.
Danh sách các trường đại học công bố điểm chuẩn:
Trường | Điểm chuẩn |
Trường Đại học Hoa sen | Xem tại đây |
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | Xem tại đây |
Trường Đại học Nha Trang | Xem tại đây |
Học viện Ngân hàng | Xem tại đây |
Trường Đại học Luật TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM | Xem tại đây |
Học viện Ngân hàng | Xem tại đây |
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương | Xem tại đây |
Đại học Bách khoa Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Thương mại | Xem tại đây |
Trường Đại học Bách khoa TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Xem tại đây |
Trường Đại học Ngoại thương | Xem tại đây |
Các trường Quân đội | Xem tại đây |
Trường Đại học Cần Thơ | Xem tại đây |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Y tế công cộng | Xem tại đây |
Trường Đại học Dược Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Luật Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Thủy lợi | Xem tại đây |
Trường Đại học Công Thương TPHCM | Xem tại đây |
Trường ĐH Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Mở Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch | Xem tại đây |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | Xem tại đây |
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Giao thông vận tải | Xem tại đây |
Trường Đại học Kinh tế TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | Xem tại đây |
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Hà Nội | Xem tại đây |
Học viện Tài chính | Xem tại đây |
Đại học Huế | Xem tại đây |
Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM | Xem tại đây |
Học viện Quản lý giáo dục | Xem tại đây |
Trường Đại học Văn Hiến | Xem tại đây |
Trường Đại học Ngoại Ngữ tin học TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Điện lực | Xem tại đây |
Trường Đại học Mỏ - Địa chất | Xem tại đây |
Trường Đại học Công đoàn | Xem tại đây |
Học viện Ngoại giao | Xem tại đây |
Trường Đại học Nông lâm TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | Xem tại đây |
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Kiến trúc TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Văn hoá TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM | Xem tại đây |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | Xem tại đây |
Đại học Thái Nguyên | Xem tại đây |
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Y Hà Nội | Xem tại đây |
Trường Đại học Sư phạm TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Y Dược Thái Bình | Xem tại đây |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Lâm nghiệp | Xem tại đây |
Trường Đại học Y Dược TPHCM | Xem tại đây |
Trường Đại học Sài Gòn | Xem tại đây |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | Xem tại đây |
(Tiếp tục cập nhật)
Ban Giáo dục
Báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Thủ tướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, với việc hai nước tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Phía Australia đã dành cho Thủ tướng và đoàn sự đón tiếp hết sức trọng thị, chu đáo, với những nghi lễ ngoại giao đặc biệt vượt mức thông thường.
Thông tin về một số nét nổi bật trong quan hệ hai nước, Đại sứ cho biết, đến nay đã 4/8 bang, vùng lãnh thổ của Australia đặt văn phòng đại diện thương mại tại Việt Nam. Việt Nam nằm trong 10 điểm đến hàng đầu của du khách Australia, số lượng lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Australia có 32.000 người.
Ngày càng nhiều trí thức Việt kiều tích cực hướng về quê hương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và quan hệ song phương. Đại sứ nhắc tới những hoạt động và đóng góp nổi bật của các hội đoàn người Việt Nam tại Australia, như Hội Trí thức và chuyên gia Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Hội Doanh nhân Việt Nam… Viện Chính sách Việt Nam và Australia mới đây cũng vừa được thành lập tại Đại học RMIT.
Các ý kiến tại cuộc gặp bày tỏ cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Đại sứ quán với cộng đồng người Việt; khẳng định bà con ta tại Australia luôn phát huy truyền thống đoàn kết, "tương thân tương ái", giúp đỡ lẫn nhau để ổn định cuộc sống và luôn hướng về nguồn cội, quê hương với tinh thần "uống nước nhớ nguồn".
Với khoảng 350.000 người Việt Nam tại Australia, đây là cộng đồng người Việt ở nước ngoài lớn thứ 3 sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, là cộng đồng nước ngoài lớn thứ 5 tại Australia, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ phổ biến thứ 4 tại đây và đã được đưa vào tất cả các trường trung học như một ngoại ngữ.
Ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia cho biết, ông đã đi 700 km từ Melbourne tới Canberra để tham dự cuộc gặp. Theo ông, cộng đồng người Việt tại Australia được đánh giá là khá thành công, hội nhập tốt, ngày càng thành đạt. "Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, vì chúng tôi không thể thay đổi hình dáng và trái tim Việt Nam trong mình", ông xúc động nói.
Các ý kiến bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của đất nước những năm qua với sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt, hiệu quả của Đảng, Nhà nước.
"Đất nước vẫn vững vàng trước sóng gió. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy sự bản lĩnh và quyết liệt, với những thông điệp như 'bắt tay ngay vào công việc', 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', 'không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm'… và luôn cầu thị lắng nghe", PGS. Chu Hoàng Long, Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà khoa học Việt Nam tại Canberra nhấn mạnh.
PGS. Chu Hoàng Long nhắc lại kỷ niệm, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ triển khai chiến lược vaccine COVID-19 trong lúc việc đi lại hạn chế gần như tuyệt đối, để góp phần hưởng ứng, đại diện cộng đồng người Việt đã gửi thư đề nghị và nhận được hồi đáp từ Bộ Ngoại giao Australia. Điều này đã góp phần vào việc Australia trở thành một trong những nước hỗ trợ nhiều nhất về vaccine cho Việt Nam.
Kiều bào cũng bày tỏ hết sức phấn khởi trước việc nâng cấp quan hệ hai nước, mở ra những cơ hội mới trong giao thương và phát triển cộng đồng người Việt; đồng thời nêu một số đề xuất, kiến nghị để tạo thuận lợi hơn nữa cho kiều bào phát huy vai trò làm cầu nối giữa hai nước và đóng góp nhiều hơn cho quê hương. Trong đó, PGS. Chu Hoàng Long đề xuất thành lập giải thưởng của Nhà nước trao cho các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài.
Xúc động chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sự có mặt của đông đảo kiều bào và những phát biểu tại cuộc gặp đều thể hiện trách nhiệm cao, tình cảm chân thành, truyền cảm hứng, tạo động lực cho các thành viên đoàn công tác tiếp tục nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã nêu rõ người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn những đóng góp quan trọng, tích cực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào những thành tựu chung của đất nước.
Điểm lại những dấu ấn, thành tựu lớn trong phát triển, đối ngoại và hội nhập của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, trong thế kỷ 20, có lẽ không có đất nước nào chịu nhiều đau khổ, mất mát như Việt Nam, nhưng chúng ta đã vươn lên, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Thủ tướng và Phu nhân tặng quà lưu niệm cho Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh đó, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh hạn chế nhưng độ mở có hạn, một tác động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong.
Thủ tướng chia sẻ với kiều bào những yếu tố nền tảng, những nét lớn trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, vì mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng cho biết hai nước Việt Nam-Australia vừa nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất – quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và qua trao đổi trong chuyến thăm lần này, các nhà lãnh đạo Australia luôn đề cập tới cộng đồng người Việt. Việc triển khai khuôn khổ hợp tác mới giữa hai nước cũng sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt tại đây.
Đặc biệt, Thủ tướng đã đề nghị Australia xem xét, công nhận cộng đồng người Việt Nam là dân tộc thiểu số. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, các nhà lãnh đạo Australia ghi nhận, đánh giá cao và cho biết sẽ tích cực xem xét ý tưởng này.
Phản hồi về các đề xuất của kiều bào, Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng xây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo tại Australia; giao Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về giải thưởng về khoa học-công nghệ cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục đồng sức, đồng lòng chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết phát triển, vững mạnh; nêu cao lòng tự hào dân tộc, nỗ lực phấn đấu vươn lên, hội nhập tích cực, tuân thủ pháp luật và đóng góp cho phát triển ở sở tại; tiếp tục làm cầu nối ngày càng vững chắc trong quan hệ song phương; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngôn ngữ tiếng Việt; có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa hướng về cội nguồn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng mong muốn kiều bào dù sống ở đâu cũng trước hết tự lo được cho chính mình, cho gia đình và sau đó là hướng về quê hương, đất nước, "Chúng ta luôn xứng đáng là người Việt Nam, luôn tự hào là người Việt Nam", Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tiếp tục quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác người Việt Nam ở nước ngoài với tinh thần "coi công việc của bà con như việc nhà mình, coi bà con như người thân ruột thịt của mình".
Theo VGP
" alt=""/>Đề nghị công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số tại AustraliaTiền đạo 27 tuổi khẳng định ngôn ngữ không phải là vấn đề lớn với anh. Tân binh tuyển Việt Nam hiện đang học tiếng Việt và có thể giao tiếp cơ bản với các đồng đội.
"Tôi không cho rằng ngôn ngữ là rào cản quá lớn giữa tôi với các HLV, cầu thủ ở tuyển Việt Nam. Chúng tôi chỉ cần thời gian để hiểu nhau. Bản thân bóng đá là công cụ giao tiếp tốt nhất rồi. Tôi cũng đang cải thiện tiếng Việt.
Việc ở Việt Nam một thời gian dài giúp tôi hiểu văn hóa, con người Việt Nam. Điều này giúp tôi trong việc hòa nhập nhanh chóng với đội", Xuân Son khẳng định.
Về mục tiêu tại ASEAN Cup 2024, Xuân Son nói: "Tôi cố gắng hết sức mang phong độ tốt nhất hiện tại vào ASEAN Cup sắp tới và đóng góp vào lối chơi chung của tuyển Việt Nam".
Theo quy định của FIFA, Nguyễn Xuân Son chỉ có thể được thi đấu từ trận gặp Myanmar ở cuối vòng bảng (ngày 21/12). Như vậy, chân sút Thép Xanh Nam Định có khoảng 2 tuần tập luyện cùng tuyển Việt Nam, trong đó có 3 trận làm khán giả khi "Những chiến binh sao vàng" gặp Lào, Indonesia và Philippines.
Trưa 6/12, tuyển Việt Nam có mặt tại Thủ đô Vientiane (Lào). Sự hiện diện của thầy trò HLV Kim Sang Siktrở thành tâm điểm gây chú ý ở sân bay quốc tế Wattay, trong vòng vây của rất đông các kiều bào.
Họ có mặt từ sớm, mang theo cờ đỏ sao vàng, những bó hoa tươi thắm và băng rôn cổ vũ, khích lệ tinh thần đội tuyển, tạo nên không khí sôi động và ấm áp. Xuân Son và các đồng đội rất xúc động trước tình cảm của người hâm mộ xa quê và đã dành thời gian giao lưu, chụp ảnh và ký tặng.
Chiều cùng ngày, tuyển Việt Nam có buổi tập đầu tiên tại Lào. Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Lào lăn bóng vào 20h ngày 9/12 trên SVĐ Quốc gia Lào.