Lời cảnh báo của tin tặc trên website sân bay Tân Sơn Nhất.
Vào cuối tháng 7/2016, hệ thống màn hình tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị tin tặc tấn công. Ảnh: Hoàng Hà.
Làm việc với công an, hai thiếu niên đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Họ nói động cơ tấn công xuất phát từ mục đích thích khám phá, mong muốn thể hiện, khoe khoang thành tích trong giới hacker.
Xét thấy D. và H. có thái độ khai báo thành khẩn và đang trong tuổi vị thành niên, Cục An ninh mạng đã phối hợp với Công an TP.HCM, Công an tỉnh Đồng Nai xử lý hành chính, giao gia đình quản lý, giáo dục.
Trước đó, vào ngày 8/3, nhiều người không thể truy cập vào trang web của sân bay Tân Sơn Nhất. Thậm chí trên trang chủ của website này, hacker còn để lại dòng chữ: “Bạn đã bị hack”.
Tình trạng tin tặc tấn công cũng xuất hiện tại website cung cấp thông tin lịch trình các chuyến bay, dịch vụ hỗ trợ mặt đất của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá, Tuy Hòa. Sau ít ngày, hệ thống được khôi phục và hoạt động bình thường.
Đây không phải lần đầu hệ thống mạng của các sân bay bị tấn công. Chiều 29/7/2016, hàng loạt màn hình tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất xuất hiện những dòng chữ lạ.
Sau khoảng 4 phút, nhà chức trách hai sân bay đã tắt toàn bộ hệ thống. Đến tối cùng ngày, sự cố này đã được khắc phục.
Vụ tin tặc tấn công này đã khiến hơn 100 chuyến bay bị chậm. Tại sân bay Nội Bài, các nhân viên hàng không phải làm thủ tục check-in thủ công cho hành khách.
" alt=""/>Thiếu niên 15 tuổi hack website của hãng hàng không để lấy oai với bạn gáiTheo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác triển khai một số dịch vụ trên mạng viễn thông, Internet; Cùng khai thác kinh doanh trên một số kênh thông tin điện tử của TTXVN và cùng tổ chức thực hiện một số sự kiện truyền thông, các chương trình an sinh xã hội hướng tới cộng đồng. Hai bên cũng sẽ phối hợp xây dựng một chuyên mục phát sóng định kỳ hàng tuần trên Trung tâm truyền hình Thông tấn-Vnews của TTXVN.
" alt=""/>VNPT sẽ hỗ trợ các công nghệ mới cho hoạt động báo chí của Thông tấn xãNgày 13/1/2018, FPT phối hợp với Cộng đồng Maker Hà Nội tổ chức sự kiện Ngày IoT Việt Nam - Vietnam IoT Day thu hút sự tham gia của hơn 200 khách mời là các chuyên gia công nghệ và cộng đồng những người quan tâm đến IoT.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn - Trưởng phòng IoT, Ban Công nghệ FPT, đồng thời cũng là Founder Marker Hanoi nhấn mạnh, Vietnam IoT Day là hoạt động thường niên hướng tới mục tiêu kết nối cộng đồng để tạo ra các ứng dụng thông minh hơn cho cuộc sống. Ông Tuấn cho biết: “Việt Nam có đầy đủ các cấu phần để phát triển cộng đồng IoT: công ty công nghệ hỗ trợ, các Co-working, các hệ thống Fablab… Tuy nhiên, các đơn vị cũng chưa kết nối với nhau chặt chẽ. Năm 2017 có gần chục các hoạt động, các cuộc thi về IoT… tuy nhiên vẫn còn rời rạc. Vì vậy, FPT kết hợp với Maker Hà Nội tổ chức Vietnam IoT Day để kết nối các đơn vị với nhau và qua đó thúc đẩy tinh thần sáng tạo và sự phát triển của cộng đồng IoT”.
Chia sẻ tại về xu hướng IoT trên thế giới tại sự kiện, ông Hoàng Minh Chính - chuyên gia điện toán đám mây Microsoft Azure, người có 15 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống và điện toán đám mây cho biết, IoT không phải là khái niệm mới nhưng thời gian gần đây công nghệ phát triển nhanh chóng nên các ứng dụng IoT đi vào cuộc sống nhiều hơn.
“Quan điểm của Microsoft là IoT không phải cuộc cách mạng về công nghệ mà là cuộc cách mạng về kinh doanh, công nghệ đi theo và hỗ trợ. Ví dụ như Microsoft kết hợp với 1 đối tác ở Newzeland để phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đầu tư vào IoT với kỳ vọng tạo ra các dịch vụ mới hỗ trợ kinh doanh”, ông Chính cho hay.
Đại diện đến từ Microsoft cũng cho biết, theo IDC, năm 2020 kỳ vọng doanh thu IoT đạt 130 tỷ USD; 80% công ty thấy IoT là động lực dể phát triển doanh số. Vị đại diện này chia sẻ thêm, phát triển sản phẩm IoT có 4 thành phần/giai đoạn gồm: xây dựng/kết nối thiết bị (đến năm 2020 số luợng thiết bị khoảng 30 tỷ thiết bị, theo số liệu của IDC); thu thập thông tin và điều khiển thiết bị, yêu cầu phải có nền tảng CNTT hỗ trợ; thu thập và phân tích thông tin, từ đó dự đoán xu huớng, kết quả; hành động.
Một dự án về IoT có thể gặp các thách thức như khó vận hành, thời gian triển khai lâu, khả năng mở rộng lâu… Cách làm của Microsoft là cung cấp 2 loại dịch vụ gồm Cloud và Edge Intelligence.
![]() |