Trước khi nhắc đến những hiểu lầm khi sử dụng mạng 5G, đầu tiên hãy tìm hiểu mạng 5G là gì?
5G ("G" là chữ viết tắt của "Generation", nghĩa là thế hệ) là thế hệ mạng di động thứ năm, được phát triển để thay thế cho công nghệ mạng 4G. So với các thế hệ mạng di động cũ, 5G có ưu điểm tốc độ kết nối nhanh, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối mạnh mẽ, cho phép nhiều thiết bị cùng kết nối mà không gặp tình trạng nghẽn mạng hay quá tải.
Mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh gấp 10 đến 100 lần so với mạng 4G (Ảnh minh họa: Getty).
Về mặt lý thuyết, tốc độ mạng 5G nhanh gấp từ 10 đến 100 lần so với mạng 4G trước đây. Độ trễ khi truyền dữ liệu của mạng 5G cũng chỉ ở mức 1 mili-giây, so với 20 mili-giây của mạng 4G.
Điều làm cho mạng 5G khác với các thế hệ mạng trước đây là nó hoạt động trên tần số vô tuyến cao hơn. Trong khi tất cả các sóng vô tuyến truyền với tốc độ như nhau, bước sóng của một tần số cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truyền dữ liệu của nó. Theo nguyên tắc chung, tần số càng cao thì bước sóng càng ngắn và càng có nhiều băng thông để gửi thông tin.
Những ưu điểm về tốc độ kết nối cao, độ trễ thấp, khả năng kết nối mạnh… của mạng 5G có thể giúp phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ như mạng internet tốc độ cao, internet cho vạn vật (IoT), công nghệ xe tự lái, kính thực tế ảo, thành phố thông minh…
Mạng 5G được thương mại hóa lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào tháng 4/2019. Công nghệ mạng này sau đó được mở rộng và triển khai tại nhiều nước, chủ yếu ở các quốc gia giàu có và phát triển.
Mạng 5G sẽ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu kết nối internet (Ảnh: Alarmy Photo).
Tại Việt Nam, mạng 5G bắt đầu được triển khai và phát triển từ năm 2019. Sau một thời gian dài triển khai cơ sở hạ tầng và thử nghiệm mạng 5G trên một phạm vi nhỏ, giờ đây, các nhà mạng tại Việt Nam đã mở rộng phạm vi phủ sóng 5G trên khắp cả nước và chuẩn bị thương mại hóa 5G trong thời gian tới.
Việc 5G được triển khai tại Việt Nam giúp người dùng có cơ hội trải nghiệm công nghệ mạng mới nhất, với những ưu điểm về tốc độ kết nối. Tuy nhiên, do 5G mới được triển khai nên nhiều người dùng cũng đã mắc phải một số hiểu lầm về công nghệ mạng mới nhất này.
Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp của người dùng và lời giải đáp cho những hiểu lầm đó.
Ngay sau khi mạng 5G được triển khai, nhiều người dùng đã sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ mạng để đánh giá về khả năng kết nối của mạng 5G và nhận thấy tốc độ mạng không thực sự vượt trội so với mạng 4G.
Tuy nhiên, nhiều khả năng trong quá trình kiểm tra này, thiết bị của người dùng chỉ đang kết nối với mạng 4G, chứ không phải sử dụng mạng 5G, điều này khiến kết quả kiểm tra tốc độ kết nối không cao như mong muốn.
Một điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng mạng 5G trên smartphone đó là biểu tượng chữ "5G" xuất hiện trên màn hình.
Một số mẫu smartphone chạy Android sẽ có sự khác biệt khi hiển thị thông báo kết nối mạng 5G. Theo đó, nếu người dùng nhận thấy logo 5G trên smartphone của mình có nền trong suốt, nghĩa là đang có sóng 5G nhưng thiết bị vẫn đang sử dụng kết nối của mạng 4G do ở thời điểm đó, sóng của mạng 4G mạnh và ổn định hơn.
Sự khác biệt về màu sắc của biểu tượng mạng 5G cho thấy smartphone có đang thực sự sử dụng mạng 5G hay không (Ảnh chụp màn hình).
Trong trường hợp smartphone hiển thị biểu tượng 5G trên nền màu trắng hoặc đen hoàn toàn, nghĩa là thiết bị đang thực sự kết nối và sử dụng mạng 5G đầy đủ. Lúc này thiết bị mới có thể sử dụng mạng 5G với tốc độ tối đa.
Dựa vào biểu tượng thông báo này, người dùng có thể biết được smartphone có đang thực sự sử dụng mạng 5G và có đang đạt tốc độ kết nối tối đa hay không.
Ở bài viết trước, Dân tríđã hướng dẫn người dùng cách thức kích hoạt kết nối 5G trên smartphone chạy Android và iPhone. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc sau khi thực hiện theo bài viết để kích hoạt kết nối 5G trên smartphone của mình nhưng vẫn chỉ thấy thiết bị sử dụng mạng 4G chứ không hiển thị thông báo kết nối 5G.
Sở dĩ có điều này nhiều khả năng vì khu vực người dùng đang sinh sống chưa được phủ sóng mạng 5G, do vậy thiết bị vẫn chỉ đang sử dụng mạng 4G để kết nối internet. Khi người dùng di chuyển đến những khu vực có phủ sóng mạng 5G, smartphone sẽ tự động kết nối và hiển thị biểu tượng 5G trên thiết bị.
Một độc giả Dân trí thắc mắc không thể sử dụng mạng 5G dù đã kích hoạt tính năng 5G trên smartphone (Ảnh chụp màn hình).
Ngoài ra, một số người dùng thắc mắc vì sao đang sử dụng smartphone có tên gọi 5G nhưng lại không thể kích hoạt kết nối 5G trên thiết bị của mình. Nhiều khả năng người dùng đang sử dụng smartphone 5G xách tay, được mua từ thị trường khác.
Một số hãng smartphone có những chính sách riêng biệt về tính năng kết nối mạng di động để phù hợp với từng thị trường, do vậy một chiếc smartphone có thể kết nối mạng 5G tại quốc gia này nhưng lại không thể sử dụng mạng 5G ở quốc gia khác.
Thậm chí, ngay cả khi mua sản phẩm chính hãng, dù smartphone được trang bị khả năng kết nối 5G nhưng có thể vẫn không sử dụng được mạng 5G tại một số quốc gia vì chính sách của hãng sản xuất smartphone đó.
Kể từ thời điểm mạng 5G được triển khai và mở rộng tại Việt Nam, không ít người đã lo ngại tần số sóng của công nghệ mạng này có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của người dùng.
Một độc giả Dân trí bày tỏ sự lo ngại của mạng 5G với sức khỏe của người dùng (Ảnh chụp màn hình).
Trên thực tế, những lo ngại về tác hại xấu của mạng 5G đến sức khỏe của người dùng đã xuất hiện trên thế giới từ thời điểm công nghệ mạng này bắt đầu được triển khai và thương mại hóa. Không ít người cho rằng tiếp xúc lâu với sóng 5G có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tần số bước sóng của mạng 5G hoàn toàn không ảnh hưởng và an toàn với sức khỏe của con người. Theo Ủy ban Quốc tế về phòng chống bức xạ Ion hóa (ICNIRP), cơ quan khoa học có trụ sở tại Đức, thì tần số của mạng 5G cao hơn mạng 4G, nhưng vẫn ở mức an toàn với sức khỏe của con người.
Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) cũng đã tiến hành các thử nghiệm của riêng mình để xác định xem mạng di động 5G có phát ra các nguồn bức xạ vượt quá giới hạn quy định và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không. Kết luận của FCC cho biết tần số bước sóng của mạng 5G không vi phạm tiêu chuẩn của Ủy ban này về mức độ phơi nhiễm tần số vô tuyến điện, nghĩa là an toàn với con người.
Những nghiên cứu của Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cũng chỉ ra rằng khi sóng di động (bao gồm cả sóng 5G) tác động vào cơ thể con người sẽ bị các mô thịt hấp thu và biến thành năng lượng, không có bằng chứng nào cho thấy gây ra tác động có hại cho con người.
Trong khi đó, nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng những cá nhân cảm thấy nhạy cảm với sóng điện từ và sóng di động hay mạng 5G trên thực chất đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần, khiến họ bị ám ảnh bởi các sóng mạng di động và cảm thấy căng thẳng, tình trạng sức khỏe không được tốt khi biết được đang phải tiếp xúc với các loại mạng di động.
" alt=""/>Những hiểu lầm nhiều người mắc khi lần đầu sử dụng mạng 5GĐặc biệt, cuộc sống hôn nhân của cô gái 19 tuổi đến từ An Giang và đạo diễn nổi tiếng trong cộng đồng LGBT với nhiều bộ phim triệu view luôn là chủ đề khiến khán giả quan tâm.
Dương Tú Tri- sinh viên ngành biểu diễn cải lương trường Đại học Sân khấu điện ảnh được khán giả ưu ái gọi với cái tên "Hot girl ca cổ" từ khi bắt đầu tham gia cuộc thi Bolero.
Gặp gỡ nữ ca sĩ sinh năm 1997 sau gần nửa năm kết hôn cũng như có nhiều hướng đi mới trong nghệ thuật, người đẹp rất thoải mái chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống hiện tại.
Đã là đam mê thì không có lý do
Cô tâm sự: "Tôi thích dòng nhạc Bolero từ nhỏ, thật sự tôi ấp ủ ước mơ tham gia một cuộc thi về dòng nhạc này từ năm lớp 10. Năm đó tôi cũng đi casting nhưng may mắn chưa mỉm cười với mình. Vì vậy đến mùa 5 “Solo cùng Bolero” tôi mới dám trở lại vì đã nạp đủ sự tự tin cho mình.
Sở hữu ngoại hình sáng, giọng hát ngọt ngào, Tú Tri dễ dàng gây ấn tượng ngay từ những vòng đầu cuộc thi.
Nhiều người hỏi tôi tại sao lại chọn phát triển dòng nhạc kén người nghe như vậy nhưng thật sự nếu đã là đam mê thì sẽ không có lý do. Thật ra tôi không ước mơ mình phải làm được điều gì lớn lao cho dòng nhạc này, tôi cũng biết Bolero là thể loại khó và kén đối tượng.
Tuy nhiên với những sản phẩm tôi đã ra mắt, khán giả trẻ đón nhận cũng không ít, đó là động lực lớn để tôi cố gắng “rèn giũa” giọng hát của mình mỗi ngày và mong muốn mang đến “hơi thở” mới mẻ cho dòng nhạc này.
Gia đình không ai theo nghệ thuật, Tú Tri vẫn thể hiện niềm đam mê lớn với ca cổ và Bolero ngay từ nhỏ.
Tuy nhiên tôi vẫn có sản phẩm thuộc dòng nhạc trẻ đan xen với Bolero. Mỗi dòng nhạc sẽ cho tôi mỗi cảm xúc và cách hát khác nhau, tôi lại luôn muốn khám phá bản thân mình. Đó là lí do tôi quyết định sẽ phát triển cả dòng nhạc đáp ứng thị hiếu của số đông giới trẻ song song với ca cổ và Bolero.
Sợ khán giả quên mất mình là ca sĩ
Từ khi còn đang tham gia chương trình, tôi đã may mắn được mời show đi hát, nhưng không biết từ lúc nào, cái duyên với diễn xuất cũng đến với tôi như một món quà Tổ nghiệp tặng thêm. Bản thân tôi thích hát hơn diễn, ngành học cũng chuyên về biểu diễn cải lương nhưng gần đây, tôi lại nhận được nhiều lời mời diễn xuất hơn cả ca hát.
Khuôn mặt sáng, nét diễn tự nhiên khiến Tú Tri được nhiều đạo diễn lựa chọn.
Tôi không từ chối cái nào, cũng không đặt sự so sánh giữa hát hoặc diễn, tôi nghĩ dù có ở vai trò diễn viên hay ca sĩ thì cũng đều là làm nghệ thuật, đều phục vụ khán giả. Thú thật tôi chưa từng qua trường lớp về diễn xuất, mọi thứ cứ tự nhiên đến với tôi, nên tôi cũng muốn đón nhận một cách tự nhiên nhất.
Dù lịch diễn của tôi khá dày nhưng tôi vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đầu tư cho MV ca nhạc. Tôi chọn cách phục vụ khán giả thường xuyên bằng những sản phẩm âm nhạc để mọi người còn nhớ đến tôi là ca sĩ Tú Tri.
Hiện tại, tôi đang bảo lưu việc học vì khi tham gia cuộc thi cũng là lúc mùa thi học kỳ đang diễn ra. Vì không thể phân bổ thời gian nên bắt buộc tôi chỉ được chọn một và đã phải tạm gác lại chuyện học.
Từng sống với 20 nghìn đồng trong 1 tuần thay vì chấp nhận yêu đại gia
Đi làm từ năm lớp 6, đi hát đám cưới hay làm nhiều việc để có tiền ăn học tôi cũng chưa từng than thân trách phận. Nhưng sau này lên Sài Gòn, một cô gái từ An Giang lên thành phố không người quen, không họ hàng, phải tự lo tiền học, tiền trọ, tiền sinh hoạt... tôi tủi thân vô cùng vì gia đình mình không thể lo được cho mình như chúng bạn.
Quá khứ cơ cực tôi luyện nên một cô gái mạnh mẽ như hiện tại.
Khoảng thời gian khó khăn bủa vây lấy tôi kéo dài gần 2 năm, lúc gặp người yêu, tôi vẫn đang sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều.
Đã có lúc tiền sinh hoạt một tuần của tôi chỉ có 20 nghìn đồng, mỗi ngày chỉ dám ăn một cái bánh mì vì không có tiền. Thời điểm đó phần vì gia đình khó khăn, phần vì bố mẹ muốn tôi đi làm để ổn định cuộc sống thay vì tiếp tục đi học, nhưng tôi vẫn quyết lên Sài Gòn theo học đại học nên không có sự hỗ trợ nào.
Thật ra từ ngày còn ở quê, tôi đã được nhiều người có điều kiện tốt ngỏ lời. Đến khi lên thành phố cũng không ít đại gia sẵn sàng lo cho tôi có cuộc sống đủ đầy nhưng tôi đều nhất quyết từ chối. Không phải tôi “làm giá” hay sợ cái mác yêu đại gia, chỉ đơn giản là tôi không có tình cảm và không muốn “đổi đời” bằng cách “mua bán” cảm xúc của chính mình.
Tình yêu với đạo diễn sinh năm 1992- Thùy Dương (Yu Bin) chớm nở khi cô tình cờ đến casting phim do người yêu làm đạo diễn.
Tôi không phủ nhận người yêu chính là một “ngã rẽ” tươi sáng hơn cho cuộc đời tôi. Tuy nhiên đến bây giờ, tôi vẫn tự lập về tài chính, chồng có thể lo tích góp những khoản tiền lớn đển mua nhà, mua xe... nhưng tôi vẫn tự lo các khoản sinh hoạt của mình.
Nhiều người nói tôi “dựa dẫm” vào người yêu vì rõ ràng tôi đến với anh chỉ hai bàn tay trắng, nhưng thật sự từ khi yêu đến khi kết hôn, Yu Bin chỉ dạy tôi cách tạo ra thu nhập chứ không cho tôi thu nhập, động viên tinh thần và vạch ra hướng đi cho tôi chứ không “nâng đỡ” tôi như mọi người vẫn nghĩ.
Chưa từng nghĩ sẽ kết hôn ở tuổi 19
Quyết định mặc váy cưới khi mới 19 tuổi, Tú Tri từng khiến khán giả ngỡ ngàng.
Tôi chưa từng và cũng không có ý định sẽ kết hôn sớm như vậy. Mọi thứ đến một cách nhanh chóng và bất ngờ, cách đây vài tháng, bà nội chồng tôi ở nước ngoài về chơi, có gọi tôi sang nhà nói chuyện.
Chồng tôi nói vui với bà là “năm sau con cưới nội có về không” thì nội hỏi tại sao không cưới luôn bây giờ. Ngờ đâu câu nói đùa của bà lại là thật, chính bà nội là người chủ động liên lạc với gia đình tôi và hẹn 2 nhà gặp mặt.
Cặp đôi làm lễ đính hôn vào tháng 10/2018 với sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Như đã từng chia sẻ, tôi và chồng đều may mắn khi có gia đình rất hiểu cho tình cảm của hai đứa. Lần đầu tiên dẫn chồng về nhà tôi cũng lo lắng lắm nhưng không ngờ từ bà ngoại đến bố mẹ đều rất thương anh và cũng không có ý kiến gì về chuyện giới tính của chúng tôi.
Mới đây, lễ "The vow" (lễ nguyện thề) cũng được diễn ra, cặp đôi đã truyền cảm hứng rất nhiều cho cộng đồng LGBT về một tình yêu thật.
Cuộc sống của tôi trước và sau khi kết hôn cũng không có nhiều thay đổi về nếp sinh hoạt. Chồng tôi là người biết quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với tôi tất cả mọi chuyện.
Người ta thường nói lấy chồng ở tuổi này sẽ dễ hối hận về sau, nhưng tôi thấy mình được nhiều và không mất gì trong cuộc hôn nhân này. Từ khi làm vợ, tôi bớt con nít hơn, suy nghĩ chín chắn hơn và học được rất nhiều trong mối quan hệ này.
"Tình yêu thì không cần lý do, đủ chân thành, đủ cảm xúc thì có thử thách nào cũng sẽ vượt qua".
Theo Dân Việt
" alt=""/>Nữ ca sĩ Việt có cuộc hôn nhân đồng tính khi mới 19 tuổi hiện sống ra sao?Xem vở "Diều ơi", không ít khán giả sống lại cảm giác như xem vở "Tình lá diêu bông" 4 năm trước vậy.
"Cô khùng" ấn tượng của Thoại Mỹ
Vở "Diều ơi" gây tò mò ngay từ khi chưa ra rạp vì có đến 3 nghệ sĩ cải lương tham gia: NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Hữu Quốc và NSƯT Quỳnh Hương.
Ẩn trong cảnh đồng quê thanh bình mở màn vở "Diều ơi" là gia đình ba người cô Nhớ (NSƯT Thoại Mỹ) khổ không thiếu cái khổ nào: nghèo nhất nhì thôn, sống trong cảnh bị xóm giềng kỳ thị. Lao động chính nửa điên nửa tỉnh, người mẹ già (NSƯT Quỳnh Hương) ốm đau triền miên vẫn phải đi làm kiếm cơm, vừa canh chừng con gái nổi cơn phá làng phá xóm. Còn bé Diều lên 7 vẫn chưa được đi học.
![]() |
Nhân vật của Thoại Mỹ quá khổ. |
Song, tất cả vẫn chưa phải là bi kịch. Vì gia cảnh túng quẫn, người mẹ già đành gửi cháu ngoại cho Dung - một nhà từ thiện nổi tiếng, mong cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng bà không ngờ đó là một âm mưu đã được sắp đặt sẵn.
Cuộc đời nhân vật Nhớ là một cú sảy chân không thể vãn hồi. Nhớ – một cô gái quê mùa, cãi lời mẹ, bỏ quê lên Sài Gòn đi theo tiếng gọi tình yêu đầu đời. Cuối cùng, cô phát hiện ra âm mưu thâm độc của người yêu mà hóa điên dại, quên hết mọi thứ, kể cả bản thân mình.
Kể từ thời điểm đó đến kết vở, lần duy nhất Nhớ tỉnh, đau đớn thay, là lúc người mẹ già gục chết trên tay mình.
Nhớ tuy quên hết tất cả nhưng chưa bao giờ thôi ám ảnh mọi thứ có liên quan hai chữ “bắt cóc”. Một cảnh đau đớn không kém là cảnh Nhớ phải chứng kiến con gái bị bắt về gia đình người khác ngay trước mắt mình.
![]() |
Thoại Mỹ 'bỏ túi' thêm một vai diễn đặc sắc trong sự nghiệp của mình. |
Hiếm nhân vật nào khổ như “cô khùng” Nhớ. Người ta thường nghĩ quên hết để hạnh phúc, “ngu si hưởng thái bình” nhưng trong cơn điên, Nhớ nhận diện mọi thứ bằng trái tim, cảm xúc thay cho ý thức nên cô không có được bình yên thật sự bao giờ. Lời bài “Hãy ngước mặt nhìn đời” của Lê Hựu Hà đặt vào kịch thật sự đắt giá, như dành riêng cho Nhớ: “Cười lên đi em ơi / Cười để giấu những dòng lệ rơi”.
Có lẽ, đây là lần đầu Thoại Mỹ vào vai người điên. Vai điên trong kịch chưa bao giờ là vai dễ, thậm chí thách thức cả những nghệ sĩ có thâm niên. Nếu như người viết từng khen ngợi “cô điên” của đạo diễn Ái Như (vở “Người điên trong ngôi nhà cổ”) với lối diễn điên mà tỉnh, nói vu vơ cũng thành ra sắc sảo thì “cô khùng” của Thoại Mỹ… khùng hẳn.
Thách thức vai Nhớ cũng như cái tài tình của Thoại Mỹ không nằm ở những đoạn chọc cười, mà chính ở những cảnh cảm động, cô vẫn phải nói năng như người điên nhưng khán giả không ai cười nổi.
Khó hiểu ở nhân vật của Hữu Quốc
Bên cạnh Thoại Mỹ, Quỳnh Hương và Tuyền Mập đều là những vai tốt của tác phẩm. Quỳnh Hương diễn vai người mẹ khắc khổ không sai một ly nào.
Tuy nhiên, NSƯT Hữu Quốc và vai Hùng chưa ổn. Cải lương và kịch nói là hai bộ môn có kỹ năng diễn xuất khác nhau. Có thể, vì là một nghệ sĩ cải lương gạo cội mà Hữu Quốc thoại kịch chưa chuẩn, còn ngả màu cải lương. Thậm chí, nhiều tình huống, khán giả tưởng chừng như Hữu Quốc thoại xong sẽ hát cải lương ngay sau đó.
Nhân vật Hùng khá mờ nhạt dù đóng vai trò then chốt trong các đoạn thắt nút – mở nút. Ông Hùng ngay từ đầu là người bày ra kế hoạch hòng hưởng tiền thừa kế từ gia đình vợ, nhưng sau đó ông bất ngờ lại hồi tâm chuyển ý. Chi tiết ông bị tai nạn tàn phế hai chân chưa rõ có liên hệ gì với thông điệp nhân quả.
Những câu thoại như: “20 năm qua ba đã giấu kín chuyện này. Hôm nay, ba sẽ nói cho con một sự thật” còn khiêng cưỡng, thiếu tự nhiên.
Cách bé Diều phản ứng khi biết ông Hùng là bố ruột hoàn toàn không logic với tâm lý thông thường. Diều thậm chí không buồn hỏi chuyện gì đã xảy ra giữa bố và mẹ đã khóc lóc, oán trách rồi vội vàng đi tìm mẹ.
![]() |
Kịch "Diều ơi" nhân văn khi không lụy hóa bi kịch để câu nước mắt. |
Những hình tượng lồng ghép
Kịch “Diều ơi” khiến khán giả thích thú với những lồng ghép, đan cài khéo léo.
Chẳng hạn, khoảnh khắc trước khi bị bắt về nhà mới, bé Diều và ‘chị’ Nhớ chơi đóng vai Lan và Điệp. Ngoài đời, Thoại Mỹ là một trong các nghệ sĩ đóng đinh tên tuổi với nhân vật Lan trong cải lương “Lan và Điệp”. Nên khi cô Nhớ thoại lời của Lan, khán giả rùng mình vì Thoại Mỹ thoại quá chuẩn xác, và cũng là giây phút sắp xảy ra cảnh ly biệt đau lòng trong cả hai tác phẩm.
Con gái của Nhớ tên Diều và số phận cũng không khác gì những con diều. Nhớ làm diều cho ‘em’ chơi, nhưng vì bị điên nên làm hỏng, không con nào bay được. Bé Diều lúc nhỏ cũng vậy, 7 tuổi vẫn chưa được đi học, tương lai mịt mù. 20 năm sau, Diều vẫn không khác những con diều giấy què quặt treo đầy ngôi nhà xưa, có mẹ mà như không, thậm chí không được gọi một tiếng mẹ đàng hoàng.
Cách đạo diễn lồng ghép bé Diều 7 tuổi (bé Gia Hân) và Diều 27 tuổi (Kim Nhã) rất ấn tượng. Trong mắt Nhớ, Diều mãi mãi là cô bé 7 tuổi, dù sự thật là Diều đã trưởng thành sau 20 năm xa mẹ. Cách bé Gia Hân và Kim Nhã thay phiên nhau ra vào trong một phân cảnh rất độc đáo, biểu trưng cho góc nhìn tâm tưởng của hai nhân vật đối diện nhau.
Điểm nhân văn nhất của vở “Diều ơi” chính là không bi kịch hóa bi kịch, không cố đẩy nỗi đau đến tột cùng, lộ liễu nhằm mục đích câu nước mắt như nhiều vở khác hiện nay. Kéo màn, khán giả khóc như mưa.
Có thể, tự thân “Diều ơi” đã là một tấn bi kịch khi mỗi mảnh ghép trong vở đều lạc lối trong bi kịch của riêng mình.
Gia Bảo
- Phương Cẩm Ngọc tiếp tục thể hiện khả năng biến hoá đa dạng khi hoá thân nàng geisha Nhật Bản ca cải lương đầy ngọt ngào trong chương trình Sao nối ngôi tâp 11.
" alt=""/>Kịch 'Diều ơi' lấy hết nước mắt khán giả