![]() |
Đức Tuấn lịch lãm như thường thấy trong buổi ra mắt album. |
Vốn từng làm nhiều CD từ các tên tuổi lớn: Phạm Duy, Văn Cao, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng… đến các nhạc sĩ đương đại như Dương Thụ, Quốc Bảo hay Trần Lê Quỳnh, song Đức Tuấn vẫn còn e ngại khi đến với thử thách mới là nhạc Phú Quang.
Đức Tuấn đặc biệt chọn ra 16 bài trong gia tài âm nhạc của Phú Quang. Trong đó, một số bài đã vào hàng “kinh điển” của nhạc Phú Quang như Em ơi Hà Nội phố, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông, Tình khúc 24, Biển nỗi nhớ và em…
Bên cạnh đó, một số còn lại là những ca khúc tuy ít được biết đến nhưng không kém phần đặc sắc: Phiêu diêu, Quạnh hiu, Kỷ niệm của tôi, Hà Nội và em khi thu chớm đông sang, Dịu dàng ơi… Anh muốn tiếp cận đối tượng khán giả đã quá quen với nhạc Phú Quang qua nhiều giọng ca trước đây một cách ít bị so sánh nhất.
![]() |
Album "Đức Tuấn & Phú Quang in symphony - Hà Nội và em khi thu chớm đông sang" với 3 phiên bản là 3 màu bìa khác nhau. |
Đúng với tinh thần mà nhạc sĩ Phú Quang tìm kiếm: một giọng ca nối tiếp Ngọc Tân và NSƯT Quang Lý, Đức Tuấn đã hát một cách nhẹ nhõm, thong dong, trong tâm thế của một người đang đi vào một miền ký ức của chính mình để tìm lại những kỷ niệm dịu êm.
Trải dài xuyên suốt album nhạc Phú Quang là những bản hòa âm tràn ngập không khí hoài niệm gợi nhớ thập niên 80 và đầu những năm 90 - cũng là thời điểm nhạc Phú Quang bắt đầu đến với khán giả qua những bản thu âm được phát trên đài phát thanh hay băng cassette.
"Tôi mê hát nhạc Phú Quang từ hồi năm 1989, khi còn là một học sinh cấp 3. Tôi vẫn nhớ chính xác CD đưa nhạc Việt trở về thời hưng thịnh là cặp đĩa gồm những ca khúc về Hà Nội. Phú Quang cũng nhanh chóng ra mắt loạt bài về Hà Nội. Tôi mê lắm, nghe mà cứ hát theo mãi thôi", Đức Tuấn tâm sự.
Đồng hành với Đức Tuấn trong album là những nghệ sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nhạc cổ điển, giao hưởng và Jazz ở Việt Nam: nhạc sĩ Huyền Trung; nhạc trưởng Honna Tetsuji - giám đốc nghệ thuật Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam; Saxophone Trần Mạnh Tuấn. Đặc biệt là sự tham gia của con gái và con rể nhạc sĩ Phú Quang là Piano Trinh Hương và Violin Bùi Công Duy.
![]() |
Một nguồn tin tiết lộ bất ngờ về thu nhập của Đức Tuấn. Nam ca sĩ đã mua một căn nhà mới có vị trí đẹp giữa trung tâm Sài Gòn. |
Để có một album đạt đến sự tỉ mỉ cao nhất trong từng bài hát, Đức Tuấn đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng, mà theo anh gọi là sự "vị nghệ thuật hết cỡ".
Giữa tháng 1/2019, Đức Tuấn sẽ tiếp tục ra mắt một dự án nhạc Phạm Đình Chương với mức đầu tư lên đến 2 tỷ đồng. Như vậy, anh đã 'vung tay' tổng cộng hơn 3 tỷ vào hai dự án khép lại năm 2018 của mình.
Ngoài ra, còn có 4 dự án khác đã sẵn sàng trên 'bệ phóng'. Một nguồn tin tiết lộ Đức Tuấn hoàn toàn kiếm thu nhập từ đi show. Anh đầu tư tiền tỷ làm nghệ thuật và vẫn thoải mái mua được nhà mới, xe mới.
Gia Bảo
Đức Tuấn không đồng tình với ý kiến của Thanh Lam và Tùng Dương. Anh cho rằng thay vì áp đặt giới trẻ hãy khuyến khích họ thể hiện cá tính miễn điều đó không vi phạm pháp luật.
" alt=""/>Đức Tuấn chi 'khủng' hơn 1 tỷ làm album nhạc Phú QuangTối 22/2, Nhà hát kịch Hà Nội diễn báo cáo chùm hài gồm 4 tiểu phẩm:Hội người khôn, Người giàu cũng khó, Mày là bố tao, Phòng tìm duyên.
Các tiểu phẩm dù ngắn nhưng đều truyền tải những thông điệp sâu sắc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, về việc bỗng nhiên lại trở nên giàu có vì được 'đền bù đất',...và những câu chuyện bi hài đằng sau sự giàu lên này.
NSƯT Công Lý gây bất ngờ cho người hâm mộ khi xuất hiện trong tiểu phẩm "Người giàu cũng khó" với trang phục 'không giống ai".
Tôi đến nhà bác Sáu, một "lão nông tri điền" hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành làm lúa. Bên tách trà nóng trong cơn mưa chiều, bác Sáu nói dân vùng này bây giờ ít trồng lúa, đa số chuyển sang trồng hoa màu vì trồng lúa khá lắm cũng chỉ đủ ăn, chứ không thể giàu. Giá lúa không tăng suốt nhiều năm qua, trong khi các chi phí khác tăng vùn vụt. Một vụ lúa hơn ba tháng, sau khi thu hoạch, trừ chi phí, người trồng lúa không còn lời lãi được bao nhiêu.
Nông dân như bác Sáu đúc rút bằng kinh nghiệm, bằng sự loay hoay năm này sang năm nọ trên cánh đồng. Nhà nghiên cứu nói bằng số liệu, khảo cứu. Kết luận vẫn vậy. Nhiều năm trước, PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ĐBSCL từng phân tích, hạt gạo bị "cắn làm tám phần", khiến cho nông dân không còn tích lũy. Bốn phần đầu chi cho các nhà: Nhà băng (do phải vay vốn, trả lãi); nhà vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu); nhà mình (chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành cho con cái); nhà hàng xóm (giỗ chạp, hiếu hỉ đều trông chờ vào hạt lúa). Phần thứ năm dành cho các nhà xuất khẩu gạo - yếu tố sẽ gần như quyết định giá lúa hàng năm. Phần thứ sáu làm nhiệm vụ bình ổn giá tiêu dùng. Phần thứ bảy liên quan đến vai trò ngoại giao trong chiến lược an ninh lương thực. Phần thứ tám là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Một đòn gánh nhiều mối đè nặng lên vai, người trồng lúa phải cố giữ thăng bằng trong khi những thứ đè trên vai thì luôn "nhảy múa".
Bác Sáu nói, làm nông giờ cũng nhàn, máy móc cơ giới hóa hết, không còn vất vả như trước. Mà kể cả thế, lớp trẻ vẫn không muốn trồng lúa nữa. Con cháu trong xóm lớn lên rồi đi Sài Gòn. Đứa học xong thì ở lại thành phố luôn, đứa học ít thì đi làm công nhân, vài đứa lái xe ôm công nghệ. Chỉ còn người già bám ruộng. Nhưng số ít này cũng nhả cây lúa, chuyển sang trồng hoa màu. Trồng màu thu nhập cao hơn, xoay vòng nhanh hơn, trồng được nhiều loại, thất cây này còn cây khác.
Tôi rẽ ngang, nói đến giá lúa đang tăng, bác hỏi lại: "Nhưng rồi tăng được bao lâu? Giá lúa tăng, nhưng các chi phí vật tư có chịu nằm yên hay cũng tăng theo, để rồi đâu lại vào đấy. Năm nay tăng, rồi sang năm thì sao?". Bác thấy người ta giải cứu cây này, trái nọ, sao không nghe ai nói giải cứu cây lúa bao giờ.
Giá lúa đang tăng từng ngày do nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Đó là hậu quả của những tác động tiêu cực từ El Nino. Nhưng Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng của El Nino. Các điều kiện thời tiết bất lợi đang xuất hiện nhiều hơn, mà việc trồng lúa bị ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết. Bên cạnh đó, sản xuất lúa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún và sẽ càng manh mún nữa khi diện tích đất ngày càng chia nhỏ do dân số tăng; trong khi để đạt được lợi nhuận tối ưu từ cây lúa, phải cần diện tích canh tác lớn.
Các quốc gia cấm xuất khẩu lúa gạo, tạo lợi thế trước mắt cho gạo Việt Nam. Nhưng làm thế nào để tận dụng tốt cơ hội và duy trì lợi thế đó dài lâu?
Tôi thấy ngành nông nghiệp vẫn đang nợ cây lúa, và nợ những người nông dân. Xuất khẩu nhiều, giá trị tăng, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, nhưng tôi ít thấy nói đến việc người nông dân hưởng lợi thế nào, bao nhiêu, và bao lâu. Bên cạnh niềm hân hoan vì giá lúa tăng, vẫn còn rất nhiều thứ để làm, trong đó có những vấn đề quan trọng như: tạo giá trị bền vững cho cây lúa, cho người nông dân; mở rộng quy mô sản xuất để tránh manh mún, tránh vòng luẩn quẩn chuyển từ cây lúa sang hoa màu, rồi lại từ hoa màu về cây lúa; phát triển liên kết doanh nghiệp với người nông dân để tạo chuỗi giá trị cũng như thương hiệu cho hạt gạo và sau hạt gạo.
Muốn đảm bảo an ninh lương thực, tăng trữ lượng xuất khẩu, vấn đề tiên quyết là giúp người trồng lúa bớt đi gánh nặng trên chiếc đòn gánh, để có thể sống và làm giàu từ cây lúa.
Lời than thở của bác Sáu dài như cơn mưa vẫn chưa dứt. "Mưa vầy là bất thường. Năm nay lại khó hơn năm trước một chút. Nhưng bao nhiêu khó khăn đã vượt qua nhờ cây lúa. Ai phụ cây lúa chứ tui thì không", cuối cùng bác Sáu vẫn nói vậy.
Minh Kha
" alt=""/>Hạt gạo cắn làm tám