Theo báo cáo thị trường tuần cuối tháng 3/2020 do GfK thực hiện, sau bảy tuần liên tiếp tăng trưởng hai con số, điện thoại Vsmart của Công ty VinSmart đã chính thức đạt 16,7% thị phần, gia nhập nhóm ba thương hiệu có thị phần trên 15%; đồng thời giữ vững ở khoảng cách xa so với nhóm thương hiệu còn lại.
GfK ghi nhận, smartphone Vsmart chiếm ưu thế vượt trội trong phân khúc điện thoại phổ thông, có giá từ 1-3 triệu đồng. Trong đó, mẫu điện thoại Vsmart Joy 3 là nhân tố tăng trưởng đột phá, với kỷ lục bán ra đạt 12.000 máy trong vòng 14h đầu ra mắt. Tính đến hết tháng 3/2020, Vsmart Joy 3 (phiên bản 2GB và 3GB RAM) đã lọt vào nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất phân khúc 2-3 triệu, mang về 13,3% thị phần cho VinSmart.
Bên cạnh nỗ lực gia tăng thị phần, VinSmart còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao tỷ trọng của các dòng điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng. Theo báo cáo của GfK, từ 1% tổng thị trường vào đầu tháng 2/2020 – đến cuối tháng 3/2020, phân khúc dưới 1 triệu đồng đã tăng lên 4,4%, trong đó Vsmart chiếm 77%. Tương tự, phân khúc điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng đã tăng từ 6,5% lên 11,1%, trong đó Vsmart chiếm 70% toàn phân khúc.
Các sản phẩm Vsmart được đánh giá là tối ưu chất lượng và tính năng trong tầm giá, với thiết kế hiện đại, hấp dẫn. Không chỉ có hiệu năng mạnh mẽ, camera, dung lượng pin, sạc nhanh… vượt trội trong phân khúc, VinSmart còn sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng rộng khắp, với những chính sách ưu đãi đột phá cho người tiêu dùng như bảo hành 1 đổi 1 trong 101 ngày, bảo hành 18 tháng.
" alt=""/>VinSmart bất ngờ chiếm lĩnh 16,7% thị phần điện thoại thông minh Việt Nam‘Cơ hội vàng’ phòng bệnh cho trẻ
Theo đại diện Bộ y tế, “cơ hội vàng” để tiêm vắc-xin đạt tỷ lệ miễn dịch cao nhất là khi trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Đây là khoảng thời gian trẻ rất dễ mắc các bệnh nói trên, khi mắc thì nguy cơ biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng rất lớn. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là “thời gian vàn” để vắc-xin phát huy miễn dịch cao nhất, lên đến 80-90%. Nếu trẻ không tiêm đủ mũi, khả năng miễn dịch càng giảm, thậm chí về 0.
Ảnh minh họa |
Nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
- Quyền lựa chọn tiêm loại vắc-xin nào cho trẻ thuộc về các bậc phụ huynh, tuy nhiên cần bảo đảm hiểu rõ về nguồn gốc và chất lượng của lô vắc-xin, cũng như kỹ thuật tiêm của người chịu trách nhiệm tiêm cho bé. Phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm của bé, bảo đảm tuân theo lịch tiêm chủng đã được Bộ Y tế quy định.
- Nếu liều vắc-xin 5 trong 1 nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần phải tiêm sớm ngay, không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Đương nhiên về độ miễn dịch cũng sẽ không cao như tiêm đủ mũi, đủ thời gian. Và nếu trẻ nào đã tiêm vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 nhưng sau đó không có để tiêm thì cũng có thể chuyển sang tiêm vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quinvaxem mà không lo ngại khả năng miễn dịch giảm.
- Phụ huynh có nhu cầu tiêm cho con tốt nhất nên đến các trung tâm y tế, cơ sở tiêm chủng Bộ Y tế quy định để được tư vấn đầy đủ. Tuyệt đối không được bỏ tiêm chủng, khiến trẻ nguy hiểm tính mạng và có thể gây dịch trong cộng đồng.
- Mọi thông tin chia sẻ trên mạng hoặc truyền miệng không rõ nguồn rất khó để xác định tính xác thực, có thể được tung tin thất thiệt vì mục đích trục lợi trong thời điểm “khát vắc-xin dịch vụ”. Vì thế, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên theo dõi thông tin chính thức trên website Cục Y tế dự phòng và website Bộ Y tế.
Đồng thời, mọi thắc mắc liên quan đến tiêm chủng hoặc thông tin về các trường hợp sai phạm, đáng ngờ, người dân có thể liên hệ trực tiếp tại số Đường dây nóng: 1900-9095 hoặc gửi tin vào trang facebook Diễn đàn tiêm chủng: https://www.facebook.com/DienDanTiemChung.
M.M
" alt=""/>Cảnh báo nguy hiểm từ vắc