- Việc thực hiện thành công những thay đổi theo hướng lành mạnh,áchđểcảithiệntháiđộcủabạntrongquátrìnhgiảmcâbxhbd chẳng hạn giảm cân, có liên quan nhiều đến thái độ của bạn.
- Việc thực hiện thành công những thay đổi theo hướng lành mạnh,áchđểcảithiệntháiđộcủabạntrongquátrìnhgiảmcâbxhbd chẳng hạn giảm cân, có liên quan nhiều đến thái độ của bạn.
Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và tuổi trẻ sẽ tái hiện lại những ca khúc tân nhạc tiêu biểu thập niên 1940 - 1950 với nhạc trữ tình và nhạc xanh. Ở vai trò dàn dựng âm nhạc, nhạc sĩ Thanh Phương tiếp tục phát huy sở trường jazz và thính phòng cho những bản phối lần này.
![]() |
Ca sĩ Hà Anh Tuấn sẽ hát Dư âm trong Giai điệu tự hào tháng 12 |
NếuDư âm được Hà Anh Tuấn xử lý khá mộc mạc và có phần để cảm xúc lấn át mang đến hình ảnh chàng trai lãng mạn thì Em đến thăm anh một chiều mưalại được Hoàng Hải thể hiện với giọng hát cao. MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng trong Hội đồng bình luận của phải thốt lên: “Hoàng Hải hát ở tông Fa trưởng khiến buổi chiều chắp cánh và bay cao lên”.
Chùm ca khúc còn lại mang màu sắc tươi vui như: Bóng chiều xưa - Chiềudo Sao Mai Anh Dũng và Nhật Thủy thể hiện; Ly rượu mừng và Mơ hoa của Erik, Xuân và tuổi trẻvới điệu rumba qua giọng hát của nhóm 5 Dòng Kẻ.
![]() |
Hoàng Hải |
T.Lê
" alt=""/>Giai điệu tự hào tháng 12: Hà Anh Tuấn đứng chung sân khấu với Hoàng Hải sau 10 năm31 năm trước, người phụ nữ tên Long Hồng Quần (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã để lạc mất đứa con trai bé bỏng chỉ vừa 3 tuổi. Suốt những ngày sau đó, bà sống trong đau khổ và ân hận.
Vào những năm 1980, cuộc sống khó khăn, nhiều người còn phải chạy ăn từng bữa. Không ai dám mơ đến một hình thức giải trí nào xa vời.
Thời bấy giờ, chỉ những người có tiền mới dám đến rạp chiếu phim. Bà Long tình cờ được một người bạn cho vé xem phim. Đối với bà khi đó, xem phim chính là một giấc mơ.
Chỉ là, chồng bà bận việc sửa xe trên phố không thể đi cùng. Bà Long đã cho hai đứa con nhỏ đi theo. Đó là một cậu con trai 3 tuổi và đứa trẻ 8 tháng còn bế trên tay. Bà nhớ lại, lúc đó khán phòng rất đông. Tất cả mọi người đều vây quanh chiếc máy chiếu.
Đang xem, con trai 3 tuổi đòi đi vệ sinh. Vì bận bế đứa nhỏ, di chuyển khó khăn, bà đành để con đi một mình.
![]() |
Bà Long đau khổ và ân hận vì sai lầm của mình. |
Đợi một lúc không thấy cậu con trai lớn đâu, bà lo lắng, sợ hãi. Mặc cho đứa nhỏ trên tay đang khóc thét, bà len ra khỏi đám đông tìm kiếm, gọi tên con khản cổ.
Rạp phim đã hết người, bà vẫn tìm con trong vô vọng. Cũng từ đó, bà luôn sống trong sự dằn vặt và đau khổ.
Nhiều năm trôi qua, thi thoảng vợ chồng bà lại đưa cậu con trai nhỏ đến rạp phim để kể với con về sai lầm của đời mình. Nút thắt trong lòng bà vẫn không thể tháo gỡ.
Lời trăng trối cuối cùng của mẹ nuôi và cuộc đoàn tụ đầy nước mắt
Năm 2018, một thanh niên tên Trần Liên Phát, 34 tuổi (Hà Bắc, Trung Quốc) cũng đang tìm kiếm người thân.
34 tuổi, anh Trần và mẹ gắn bó dưới một mái nhà. Cuộc sống dù không giàu có nhưng anh luôn tự hào vì được là con của mẹ. Mẹ anh hết mực yêu thương anh, cố gắng lo cho anh bằng bạn bằng bè.
![]() |
Anh Trần Liên Phát sau 31 năm được mẹ nuôi mua lại từ tay những kẻ buôn người. |
Anh luôn hi vọng sau này kiếm được nhiều tiền sẽ phụng dưỡng mẹ thật tốt. Nhưng thật không may, mẹ anh bị bạo bệnh qua đời.
Trước lúc lâm chung, bà đã tiết lộ một bí mật che đậy suốt nhiều năm qua. “Con được mẹ mua về với giá 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại), giờ con hãy tìm lại gia đình thật sự của mình!”.
Hơn 30 năm trước, anh Trần bị những kẻ buôn người bắt cóc. Mẹ anh phát hiện và đã mua anh từ tay những kẻ này. Bà nuôi nấng anh như con ruột suốt nhiều năm qua.
![]() |
Hai mẹ con vỡ òa hạnh phúc giây phút nhận lại nhau sau hơn 30 năm. |
Sau khi lo hậu sự cho mẹ, anh Trần quyết định tìm kiếm cha mẹ ruột của mình. Sau nhiều nỗ lực đăng tải thông tin trên các trang mạng, tháng 8/2018, anh đã nhận được kết quả.
Cảnh sát xác nhận, thời đểm anh Trần bị bắt và bán gần như trùng với thời gian bà Long để lạc mất con. Sau khi đối chiếu kết quả giám định ADN, cảnh sát xác nhận anh Trần chính là con của bà Long.
Cầm tờ xét nghiệm kết quả ADN trên tay, bà Long bật khóc, ôm chầm lấy con trai của mình.
![]() |
Sau tất cả, nút thắt trong lòng người mẹ để lạc mất con đã được tháo gỡ. |
Giây phút mẹ con nhận nhau khiến những người xung quanh cũng phải rơi lệ. Sau tất cả, tình mẫu tử thiêng liêng đã tìm được về với nhau. Hơn 30 năm trôi qua, cuối cùng, nút thắt trong lòng người mẹ ấy cũng đã được gỡ bỏ. Người mẹ nuôi nơi chín suối của anh Trần cũng có thể ngậm cười.
Tú Linh(Theo Baidu)
Cuộc gặp gỡ đầu tiên sau 30 năm xa cách của họ được thực hiện qua video nhưng liên tục bị ngắt quãng bởi những tiếng nức nở.
" alt=""/>Lời trăng trối cuối của mẹ: Con được mua về với giá 10 triệu đồng9h20 sáng, “lùa” các con vào phòng, Nguyễn Thị Tú (SN 1992, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) cố gắng hoàn tất bữa sáng giản đơn của mình.
Vừa trở về từ Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) sau 14 ngày điều trị Covid-19, bữa ăn của Tú chỉ có chút cơm, chén nước mắm và đĩa rau luộc.
Dù đã khỏi bệnh, chị vẫn chán ăn vì khứu giác, vị giác chưa trở lại trạng thái ban đầu. Mỗi khi nuốt thức ăn, hình ảnh những ngày chiến đấu với Covid-19 lại ùa về khiến chị sởn gai ốc.
“Tôi đã khỏi nhưng vẫn bị Covid-19 ám ảnh. Tôi sợ những trận ho khan đến buốt nhói lồng ngực, những cơn khó thở như muốn đứt hơi... Tôi từng gặp tai nạn, sinh mổ 2 bé nhưng chưa có gì làm tôi sợ như lần bệnh này”, chị nói.
![]() |
Lúc trở bệnh, Tú chỉ có thể nằm trên giường. Ngay cả việc đứng dậy, chị cũng không thể làm một mình. |
Tú nhiễm Covid-19 từ các thành viên trong gia đình 17 người sống chung trong một nhà. Chị kể, một hôm, khi đang ngồi may ở công ty, Tú cảm thấy lạnh buốt sống lưng, tay chân tê mỏi rã rời. Tuy vậy, Tú nghĩ mình ốm vặt.
Sáng hôm sau, mẹ nuôi của Tú ra chợ bán hàng. Bà được xét nghiệm nhanh và cho kết quả dương tính với Sars-Cov-2.
Cả nhà Tú được đưa đi cách ly tập trung. Tại khu cách ly, Tú và 2 con mới 6 tuổi ở chung phòng với vợ chồng anh rể và con của 2 người này. Thời gian ở đây, Tú trải qua những trận sốt kinh hoàng. Thậm chí, chị tưởng đã không qua khỏi nếu không nhờ sự thông minh, nhanh trí của đứa con mới 6 tuổi.
Tú kể: “Mấy hôm ấy, tôi sốt cao đến mê sảng. Tôi không thể ngồi dậy vì ngồi lên là không tài nào thở được nên chỉ nằm trên giường. Anh chị tôi cũng mệt nên không thể chăm sóc nhau, chỉ có hai bé con tôi là còn khỏe”.
“Dù tôi sốt mê man nhưng vẫn cảm nhận được con ngồi bên cạnh thâu đêm. Bé cứ nắm lấy tay tôi. Hai bé sinh đôi, đã 6 tuổi rồi nhưng vẫn chưa biết nói. Bé chỉ ngồi chăm tôi trong im lặng”, chị kể thêm.
Thế rồi, Tú sốt cao và bắt đầu mê sảng. Không thể dùng lời để cầu cứu người thân, bé chạy đến bên giường người bác của mình, cố đánh thức anh dậy để cho Tú uống thuốc.
![]() |
Khi bệnh tình thuyên giảm, Tú tình nguyện hỗ trợ, chăm sóc những bệnh nhân yếu hơn. |
“Chưa biết nói nên bé lấy chai nước ngọt uống dở đổ lên người anh rể của tôi để đánh thức anh ấy. Thấy tôi sốt cao quá, anh lấy thuốc hạ sốt cho tôi uống rồi gọi nhân viên y tế. Lúc đó, tôi sốt gần 40 độ C và phải thở oxy. Nếu không nhờ bé, có lẽ tôi đã không thể vượt qua”, chị kể.
Tình nguyện chăm sóc bệnh nhân yếu hơn
Khi Tú hồi tỉnh, các bác sĩ yêu cầu chị nhập viện để được điều trị. Tú thương con thơ dại, chưa biết nói lại hay ngất xỉu nên xin được ở lại cùng con. Mãi đến khi sức khỏe của chị gái ổn dần, chị nói sẽ chăm sóc giúp hai con, Tú mới yên bụng đi điều trị.
Ngày vào viện, Tú vẫn chỉ nằm yên trên giường ho khan. Chị không thể ăn được gì bởi “cứ nuốt vào là cổ có cảm giác như bị vật gì chặn lại”. Suốt 7 ngày ở khu cách ly, Tú không ăn được miếng cơm nào. Bác sĩ cho chị thở oxy, đem cơm đến, động viên chị ăn lấy sức để chống chọi bệnh tật.
“Tuy vậy, tôi vẫn không thể nào nuốt được. Lúc này, các bệnh nhân khỏe hơn đã nhường, đưa sữa cho tôi uống. Họ thay nhau chăm sóc, động viên tôi. Nhờ vậy, tôi có sức khỏe. Hai ngày sau, tôi bắt đầu có thể ăn cháo. Tôi nhập viện 14 ngày thì 6 ngày ăn cháo rồi mới ăn được cơm”, chị nói.
Những ngày ở bệnh viện, Tú nhớ con da diết. Chị thương con còn nhỏ đã sớm chịu nhiều thiệt thòi. Chỉ mới 6 tuổi, cả hai đã chịu cảnh cha mẹ ly tán. Khi mới bắt đầu ổn định tinh thần, 3 mẹ con lại nhiễm Covid-19 rồi mỗi người mỗi nơi.
![]() |
Sau khi về nhà, để tự bảo vệ mình bảo vệ các con, chị luôn đeo khẩu trang khi gần 2 bé. |
Tú kể: “Nằm trên giường bệnh, tôi nhớ con da diết. Chỉ cần thở được là tôi gọi điện về nhà để được thấy con. Những lúc không gọi được, tôi mở ảnh con lên xem. Có lúc, nhớ con quá, tôi nằm khóc một mình”.
Chính những lúc buồn và tuyệt vọng nhất, Tú đã được các bác sĩ, bệnh nhân cùng khoa nhiệt tình chăm sóc, động viên. Một trong số đó là anh Hà Ngọc Trường, một F0 đã khỏi bệnh rồi tình nguyện ở lại chăm sóc các bệnh nhân.
Chị kể: “Lúc mới nhập viện, tôi chưa ăn uống được, anh Trường thường hay nấu miến, mì, cháo… cho tôi ăn, lấy nước cho tôi uống. Một lần, tôi tự ý tháo máy thở, lẻn vào nhà vệ sinh để gội đầu.
Bác sĩ, điều dưỡng và anh Trường hốt hoảng chạy đi tìm. Khi biết tôi đi gội đầu một mình, họ rất lo. Anh Trường nói sẽ gội đầu cho tôi nhưng tôi từ chối và nói đã có thể tự gội được rồi”, chị kể thêm.
Tú cũng khẳng định bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện “rất đáng yêu, thân thiện và đầy trách nhiệm”. Chị nói rằng, các y bác sĩ đều xem bệnh nhân như người nhà chứ không phải là những F0 có thể lây nhiễm cho mình.
Tú chia sẻ: “Mỗi phòng chỉ có một cây quạt. Thấy người mới vào cần mát mẻ, tôi nhường quạt cho họ. Tôi nằm trong góc, không có quạt nên rất nóng và hầu như không ngủ được. Thấy vậy, các bác sĩ đến hỏi thăm xem tôi có khó chịu không”.
“Tôi nói: “So với các anh chị phải mặc bộ quần áo bảo hộ suốt ngày thì em còn mát mẻ, thoải mái hơn rất nhiều”. Vậy mà các anh chị ấy nói với tôi: “Em là bệnh nhân, em cần được chăm sóc. Chúng tôi chịu được”, Tú kể thêm.
![]() |
Chiến thắng Covid-19 nhưng Tú vẫn chưa thực sự hồi phục. Việc ăn uống của chị vẫn rất khó khăn. |
Những ngày được điều trị tại bệnh viện, Tú nhận được rất nhiều sự chia sẻ, thương yêu từ y bác sĩ, bệnh nhân. Có như vậy, chị mới có cơ hội trở về nhà. Bởi trước đó, chị từng nghĩ mình sẽ không qua khỏi.
“Họ rất nhiệt tình. Hôm ba nuôi tôi mất vì Covid-19, tôi ngồi khóc một mình. Các anh chị cũng đến bên cạnh, nắm tay, ôm vai tôi chia buồn, động viên. Những lúc tôi mệt, không còn sức, các anh chị cũng nắm tay, đỡ tôi lên, dìu tôi đi. Nhờ những lời động viên và tình cảm ấy, tôi đã quyết tâm hơn và khỏi bệnh”, Tú tâm sự.
Sau khi hồi phục, Tú tình nguyện chăm sóc các bệnh nhân yếu hơn. Cũng như Hà Ngọc Trường, mỗi sáng, Tú nấu đồ ăn sáng, pha sữa cho các cụ bà đang được điều trị ăn, uống, dọn vệ sinh phòng bệnh... Chị duy trì công việc ấy cho đến khi được xuất viện về nhà chăm con.
Tú nói, chỉ khi bị bệnh mới biết Covid-19 nguy hiểm đến thế nào. Do đó, chị khuyên mọi người phải thật yêu bản thân, kiên quyết tuân thủ quy định phòng dịch để không bị lây nhiễm.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mẹ của Trường mới mất vì Covid-19 nhưng anh nén đau thương, tình nguyện ở lại bệnh viện dã chiến để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, cùng họ giật lại sự sống.
" alt=""/>Mẹ vượt qua Covid