- Xe đầu kéo của tôi dừng ở ngay sau biển cấm dừng cấm đỗ. Trong thời gian dừng đỗ ở đó thì xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy,ênquanđếntainạnbịtạmgiữxechođếnbaogiờâm lich hôm nay ngày bao nhiêu ngay sát đầu bên trái của xe ô tô của tôi.
- Xe đầu kéo của tôi dừng ở ngay sau biển cấm dừng cấm đỗ. Trong thời gian dừng đỗ ở đó thì xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy,ênquanđếntainạnbịtạmgiữxechođếnbaogiờâm lich hôm nay ngày bao nhiêu ngay sát đầu bên trái của xe ô tô của tôi.
Ít ai biết rằng, showroom của Phan Công Khanh là một trong những đơn vị tiên phong nhập khẩu nhiều mẫu siêu xe, hypercar triệu đô đầu tiên tại Việt Nam.
Dưới đây là danh sách 5 mẫu xe đình đám do đơn vị K-Super đưa về nước phục vụ thú chơi xe của đại gia Việt.
1. Ferrari SF90 Stradale
Ngay đầu năm 2021, giới chơi xe xôn xao khi chiếc Ferrari SF90 Stradale xuất hiện tại TP HCM. Chủ nhân “siêu ngựa” này là đại gia lan chơi xe có tiếng, vốn thân thiết với Phan Công Khanh. Hiện chiếc xe vẫn nằm trong garage của đại gia này, với giá trị lăn bánh ước tính gần 20 tỷ đồng.
Dù không phải siêu xe bản giới hạn nhưng chiếc SF90 Stradale này là chiếc đầu tiên về Việt Nam, mở ra trào lưu chơi siêu xe mạnh nhất nước ta của các đại gia. Sau chiếc xe này, đơn vị của tay chơi 9x tiếp tục đưa về một chiếc SF90 theo đơn đặt hàng của đại gia Đức Huy – chồng cũ ca sĩ Lệ Quyên.
2. Lamborghini Huracan STO
Cuối năm 2021, Phan Công Khanh chia sẻ hình ảnh chụp cùng chiếc Lamborghini Huracan STO tại showroom đã tiếp tục làm cộng đồng mạng “dậy sóng” khi đây là chiếc đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đến nay, chủ sở hữu là một đại gia Vũng Tàu đang sở hữu dàn siêu xe hàng chục tỷ. Toàn bộ xe đều do đơn vị K-Super nhập khẩu.
Với biển số của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếc Huracan STO có giá trị không dưới 35 tỷ đồng. Do đó đến nay, không có đại gia Việt sẵn sàng chịu chi số tiền lớn để sở hữu mẫu siêu xe đậm chất đường đua này.
3. Porsche 918 Spyder
Cũng trong năm 2021, đơn vị kinh doanh siêu xe của Phan Công Khanh tạo tiếng vang lớn trong giới chơi xe và kinh doanh xe khi nhập khẩu về chiếc Porsche 918 Spyder theo đơn đặt hàng của một đại gia Sài Gòn. Với số lượng giới hạn 918 chiếc, mẫu hypercar này có giá bán ở thời điểm đó là 1,32 triệu USD (tương đương 30,8 tỷ VNĐ).
Hiện tại, nhiều khả năng xe vẫn thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ sau khi tháo bỏ decal để chuyển ra Hà Nội làm giấy tờ, biển số.
Đây là một trong hai chiếc 918 Spyder có mặt ở Việt Nam, chiếc còn lại mang biển số Campuchia nằm trong bộ sưu tập xe trăm tỷ khác của một tỷ phú người Việt.
4. McLaren Senna
Cập bến nước ta từ cuối năm 2021 nhưng phải đến giữa năm 2022, chiếc McLaren Senna thứ hai tại thị trường Việt Nam mới chính thức xuất hiện công khai. Hiện tại, xe đang thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên. Giá trị của xe ước tính khoảng 30 tỷ đồng.
Khác với chiếc đầu tiên về Việt Nam, chiếc Senna này sở hữu ngoại thất màu trắng cùng nhiều chi tiết làm từ chất liệu carbon bề mặt nhám. Hãng siêu xe Anh quốc cho biết, chỉ có 500 chiếc được sản xuất trên toàn cầu.
5. McLaren Senna GTR
Lộ diện ở nước ta từ năm 2022, chiếc McLaren Senna GTR độc nhất Việt Nam vừa được đơn vị kinh doanh xe của Phan Công Khanh công bố cùng thời điểm tay chơi quê Bến Tre bị CA TP HCM tạm giữ. Đến nay, chưa rõ danh tính chủ nhân chiếc hypercar dành cho đường đua là ai, song một số thông tin đồn đoán cho thấy nhiều khả năng sẽ nằm trong bộ sưu tập xe đắt đỏ nhất Việt Nam.
McLaren Senna GTR là phiên bản sản xuất dành riêng cho đường đua, phát triển từ nguyên mẫu Senna tiêu chuẩn. Theo công bố của nhà sản xuất, chỉ có 75 chiếc được bán ra trên toàn thế giới. Giá bán của xe tại thị trường nước ngoài ở mức trên 1,5 triệu USD (tương đương 35,5 tỷ VNĐ).
Mạnh Hà
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Phan Công Khanh từng đưa loạt siêu xe triệu đô về Việt NamSau khi ký hợp đồng mua bán nhà ở, công trình hình thành trong tương lai, bên góp vốn mới được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho hay, trên thực tế các cơ quan nhà Nước vẫn chưa kiểm soát được việc các chủ đầu tư vẫn thực hiện ký hợp đồng (bằng nhiều hình thức) với cá nhân, chỉ tới khi cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng, nộp hồ sơ lên cơ quan thuế mới phát hiện ra vụ việc.
Ngoài ra, còn phát sinh trường hợp chủ đầu tư nhận nộp thay thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thu tiền thuế TNCN của người mua khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốn nhưng không nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
Về chuyển nhượng dự án đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, người nộp thuế là pháp nhân thực hiện việc chuyển quyền đầu tư, khai thác một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác theo hình thức chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn góp chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Trường hợp tổ chức chuyển nhượng là doanh nghiệp nhà nước còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về quản lý tài sản công.
Theo Bộ Tài chính, hoạt động này chịu nhiều rủi ro như việc tổ chức khai giá chuyển nhượng không đúng với giá thực tế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; bán tài sản không qua đấu giá gây thất thoát tài sản công của Nhà nước; sử dụng đất không đúng mục đích.
Cá nhân là thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập ban đầu được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, Nhà nước cho thuê đất (trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần) để thực hiện dự án đầu tư, sau một số lần chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần dẫn đến thay mới toàn bộ thành viên góp vốn cổ đông sáng lập ban đầu.
Thực tế doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư không thay đổi (mã số thuế doanh nghiệp không đổi) nhưng thành viên góp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã thay đổi. Có thể nói thực chất là bán dự án bất động sản thông qua hình thức chuyển nhượng vốn của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập.
Bộ Tài chính cho hay, các hoạt động của người nộp thuế nêu trên có nhiều rủi ro về thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và rủi ro vi phạm quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
Khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng
Liên quan đến giá chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính chỉ ra việc người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng để tính thuế không đúng với giá thực tế chuyển nhượng. Bên mua bán sử dụng hợp đồng viết tay do hai bên tự ký ghi theo giá thực tế giao dịch để phòng ngừa khi tranh chấp tại tòa.
“Do đó, rất khó để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là cơ quan thuế hiện nay chưa có chức năng điều tra”, báo cáo của Bộ Tài chính nêu.
Đối với hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, giá trị hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng trong tương lai của bên thứ 2 cho bên thứ 3 cũng chỉ ngang bằng giá đã mua của chủ đầu tư. Hoặc khi đã được cấp sổ, người nộp thuế sẵn sàng khai báo thấp hơn giá của chủ đầu tư, điều này cũng dẫn đến thất thu trong tính thu nộp ngân sách.
Liên quan đến phương thức mua bán bất động sản, dự án bất động sản, Bộ Tài chính cho biết, chủ đầu tư chấp thuận cho người mua ký lại hợp đồng nhà hình thành trong tương lai với người mua mới nhằm tránh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản.
“Chủ đầu tư đang lách quy định của Luật Nhà ở về giới hạn số lượng nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu bằng cách ký hợp đồng thuê dài hạn và bên thuê có đầy đủ các quyền như chủ sở hữu nhà ở; giao dịch thực tế mua bán bất động sản nhưng hợp thức hóa bằng cách mua cổ phần, sau đó chia tách doanh nghiệp”, báo cáo nêu rõ.
Đối với việc ủy quyền chuyển nhượng bất động sản, người nộp thuế chuyển nhượng bất động sản không ký kết hợp đồng chuyển nhượng mà ký kết hợp đồng ủy quyền (trong đó người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với bất động sản) nhằm tránh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, số thu thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề. Cụ thể, năm 2017 thu 10.818 tỷ đồng. Năm 2018, thu 12.963 tỷ đồng, tăng 19,82%. Năm 2019, thu 14.447 tỷ đồng, tăng 11,44%. Năm 2020, thu 16.213 tỷ đồng, tăng 12,22%. Năm 2021, thu 21.142 tỷ đồng, tăng 30,4%. Cao nhất là năm 2022, thu 34.746 tỷ đồng, tăng 64,34% so với năm 2021. Riêng năm 2023, số thu thuế TNCN sụt giảm chỉ còn thu 18.618 tỷ đồng do thị trường khó khăn, giao dịch sụt giảm. |
Theo các chuyên gia về pháp lý, việc đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước cấp là bắt buộc, được quy định rõ tại khoản 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Thực tế, việc các cơ quan quản lý phân loại biển vàng và trắng là có mục đích và được Bộ Công an quy định rõ ràng.
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định: Biển số có nền màu vàng, chữ và số màu đen dùng để cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải (như xe taxi); biển số có nền màu trắng, chữ và số màu đen dùng để cấp cho cá nhân, doanh nghiệp không kinh doanh vận tải.
Đối với trường hợp đặt làm một biển số màu trắng dù có kí tự giống hệt biển số màu vàng mà chiếc xe đó đang đeo như câu hỏi của độc giả Hữu Linh là vi phạm các quy định hiện hành về quản lý phương tiện và có thể bị xử phạt rất nặng.
Tại điểm d, khoản 5, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định: Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, tịch thu biển số không đúng quy định và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Ngoài ra, không chỉ lái xe mà trong trường hợp này, chủ phương tiện cũng sẽ bị liên đới với hình thức xử phạt rất nặng.
Cụ thể, cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày và tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trong trường hợp chủ sở hữu là người trực tiếp điều khiển phương tiện, ngoài các hình phạt nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Như vậy, chỉ với hành vi đơn giản là muốn "đổi màu" biển số như câu hỏi của độc giả Hữu Linh ở trên, mức phạt tổng cộng đối với cả chủ xe và lái xe là rất nặng nề, có thể lên tới 18 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe đến 3 tháng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Bạn có góc nhìn nào với câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!