Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Huawei ít nhất từ năm 2003, khi đó Cisco Systems kiện Huawei xâm phạm bản quyền trí tuệ. Cisco buộc tội Huawei sao chép mã nguồn phần mềm và thậm chí cả nhiều tài liệu, đồng thời bán thiết bị sử dụng công nghệ của Cisco với giá rẻ hơn nhiều lần. Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra vụ việc.
Hai công ty này đã dàn xếp xong vụ việc sau khi Huawei đồng ý thay đổi sản phẩm bị phía Cisco chỉ trích, thế nhưng vụ việc này đã khiến Huawei lọt vào “tầm ngắm” của Washington.
Washington bắt đầu coi Huawei như một mối nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ vào năm 2011, khi đó doanh thu bán hàng hàng năm của Huawei đạt khoảng 203,9 tỷ nhân dân tệ tương đương 29,6 tỷ USD ở mức tỷ giá hiện tại - mức doanh thu này chỉ tương đương 1/3 mức doanh thu hiện tại.
Trong cùng năm, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo trong đó nhấn mạnh Huawei và hãng đối thủ ZTE có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Ủy ban tư vấn của Quốc hội Mỹ cho rằng việc hãng viễn thông Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh tiềm ẩn mối nguy hại với an ninh quốc gia và rằng Huawei nhận được sự trợ cấp của chính phủ để thực hiện các vụ thâu tóm doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2012, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần với đại diện đến từ Huawei và ZTE, sau đó Hạ viện Mỹ công bố báo cáo trong đó họ khuyến cáo chính phủ Mỹ, lĩnh vực tư nhân cần tránh sử dụng sản phẩm của hai công ty nói trên. Báo cáo nhấn mạnh rằng không nên tin tưởng hai công ty này về việc họ không chịu sự ảnh hưởng của chính phủ và rằng chính điều đó tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia với Mỹ và với hệ thống của Mỹ.
Điều này sau đó đã đặt tạo tiền đề để vào mùa hè năm nay, Mỹ thông qua quy định cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei và ZTE. Huawei không ngừng khẳng định rằng các báo cáo nói trên dựa trên sự suy đoán. Thế nhưng vào năm 2015, FBI đã cảnh báo rằng vẫn có nhiều doanh nghiệp Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei, khả năng chính phủ Trung Quốc tiếp cận được với thông tin doanh nghiệp Mỹ đang tăng chóng mặt.
Theo Bizlive
Nếu sử dụng điện thoại iPhone, những nhân viên làm việc tại một nhà cung ứng của Huawei sẽ phải nộp số tiền phạt tương ứng với giá trị của chiếc máy đó.
" alt=""/>Mỹ cảnh giác cao độ với Huawei từ 15 năm trước?Theo những thông tin mà Apple cung cấp, màn hình OLED Super Retina trên iPhone X có khả năng hiển thị màu sắc chính xác, tuyệt đẹp, đặc biệt là màu đen, độ sáng cao và tỷ lệ tương phản 1.000.000:1.
Trải nghiệm thực tế, Steve Lely cho biết điều này hoàn toàn chính xác. Trải nghiệm xem trên chiếc iPhone này tuyệt vời hơn hẳn những gì mà ông từng thử trên iPhone 7.
Việc màn hình thiết kế tràn viền cũng dẫn đến một số vấn đề. Những cảm biến, máy ảnh hay micro cần phải di chuyển đến vị trí mới. Apple đã đối mặt với chúng bằng cách dành một phần phía trên đỉnh để đặt những phụ kiện này.
Tuy nhiên, điều này vô tình khiến nó trở nên “cộm” mắt. Nhưng khi mà bạn đã quen với nó, cảm giác này sẽ biến mất. Dường như có cả một màn hình to, tràn viền để thu hút sự chú ý hơn những thứ trên.
Với màn hình tràn viền, Apple đã loại bỏ nút Home. Nên nhớ, phím bấm này đã gắn bó với các sản phẩm Táo khuyết gần chục năm nay. Bỏ nút Home, người dùng sẽ phải học lại các thao tác sử dụng trên iPhone. Đối với Steven Lely, đây không phải là điều quá khủng khiếp như những gì mà ông từng nghĩ. Mọi chuyện được giải quyết một cách đơn giản.
Nếu muốn truy cập màn hình chủ chỉ việc vuốt lên. Trong khi đó, nếu muốn di chuyển đến trình chuyển đổi ứng dụng, người dùng phải thực hiện thao tác kéo và giữ. Nếu muốn tắt chương trình, chỉ việc nhấn vào ứng dụng đó cho đến khi hiện lên dấu trừ, sau đó nhấn vào.
Sau một vài ngày sử dụng, đôi lúc, Steven Lely quen và sử dụng các thao tác này trên iPad như một phản xạ tự nhiên. Đồng thời, ngón tay của ông không còn sẵn sàng để ở nút Home như mọi khi.
Những tính năng của iPhone X hiệu quả đến mức, ông còn cảm thất bất tiện khi iPad không nhận dạng được khuôn mặt để mở khoá.
Trên iPhone X, nhận dạng vân tay đã thay thế Touch ID truyền thống. Tính năng bảo mật mới sẽ quét các điểm trên khuôn mặt để xác minh người dùng. Các thao tác này được xử lý nhờ tính năng neural engine trên chip A11 Bionic cũng như camera TrueDepth.
" alt=""/>Cảm nhận đầu tiền về iPhone X: Tối giản tới mức tối đaThống kê các lượt Cấm/Chọn tại vòng Bán kết CKTG 2017
Tỉ lệ thắng ở vị trí xạ thủ: Tristana 0% - Varus 100%
Kalista đang tiếp tục kỷ lục bị cấm 100% trong số tất cả các trận đấu tại CKTG 2017. Lý do là bởi Kalista có khả năng kiểm soát mục tiêu lớn trên bản đồ, kết hợp tuyệt vời với Lư Hương Sôi Sục và chiêu cuối có thể đảo ngược tình thế các pha giao tranh…
Tristana là vị tướng có tỉ lệ Cấm/Chọn nhiều thứ hai sau Kalista, nhưng cô nàng này lại không thành công tại vòng Bán kết vừa qua, với năm thất bại và không có thắng lợi nào.
Nó khiến cho bất cứ đội tuyển nào lựa chọn Tristana cũng phải nhận “trái đắng” – do đó rất có thể sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn đội hình trong trận Chung kết giữa SK Telecom T1 vs Samsung Galaxy, diễn ra vào lúc 14g00 ngày hôm nay (04/11).
So với Tristana, một vị tướng xạ thủ khác đang có thành tích khá tốt là Varus – sở hữu 44% tỉ lệ được Cấm/Chọn, bốn thắng lợi và không biết “mùi” thua trận tại vòng Bán kết vừa qua.
Đáng chú ý, xạ thủ Ruler của Samsungđang cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối đành cho Varus khi anh kết hợp vị tướng này rất tốt với đồng đội. Không có kỹ năng đào tẩu có thể là một điểm yếu cố hữu của Varus, nhưng anh lại sở hữu chiêu cuối khống chế diện rộng, giúp tạo ảnh hưởng trong giao tranh và có thể khỏa lấp nhược điểm…
Ngoài ra, Varus cũng là một vị tướng rất thích hợp trong chiến thuật mà Samsung đề ra. Do đó, Varus có lẽ sẽ bị cấm triệt để ở trận đấu quyết định tranh Cúp Summoner.
Gragas chặn đứng tầm ảnh hưởng của Sejuani, đặt ra giới hạn với Jarvan IV
Sejuani vẫn có 100% tỉ lệ được Cấm/Chọn tại vòng Bán kết, nhưng số lần bị cấm của vị tướng này đã gia tăng lên mức 77.8%. Sau khi Mlxg giúp Royal Never Give Upđả bại SKThai ván đấu tại cặp Bán kết 1 với Sejuani, cô nàng không bao giờ còn được phép xuất hiện nữa.
Ambition của Samsung cũng thường thể hiện rất tốt với Sejuani. Nói không ngoa thì chính vị tướng này là động lực giúp cho Ambition và đồng đội thẳng tiến vào trận Chung kết CKTG 2017 – để lại thêm một lần nữa có cơ hội lật đổ SKT.
Khi mật độ cấm Sejuani trở nên dày đặc, số lượng tướng đi rừng khác xuất hiện đa dạng hơn. Đầu tiên, vị tướng có thành tích tốt nhất là Gragas với 100% tỉ lệ thắng cùng 100% tỉ lệ Cấm/Chọn – và nạn nhân của Gã Bợm Rượu chính là Jarvan IV.
Gragas đã có thành tích đối đầu 4-0 trước Jarvan IV, giúp hắn ta leo lên thành tướng Bậc 1 thế chỗ Sejuani. Mặt khác, Jarvan IV chỉ có vỏn vẹn 1/6 chiến thắng có thể giành được khi thiếu hụt khả năng chống chịu nếu xây dựng theo lối Phù Phép: Quỷ Lửa.
Có thêm nhiều lựa chọn đi rừng khác ngoài Sejuani, Jarvan IV và Gragas – nhưng chúng không thực sự đem lại nhiều kết quả và ấn tượng cho fan hâm mộ theo dõi diễn biến vòng Bán kết CKTG 2017.
Galio đang là tướng đường giữa phổ thông nhất
Người chơi lựa chọn Galio gia tăng đáng kể từ bản cập nhật 7.21dù đã bị Riot Games cân bằng lại sức mạnh qua bản vá nóng. Nhưng ngay tại meta CKTG 2017, sử dụng phiên bản 7.18để thi đấu, Galio của Faker vẫn cực kỳ mạnh mẽ để giúp cho SKT lội ngược dòng trước RNG.
Galio của Faker đóng vai trò chính trong những pha hỗ trợ đồng đội bằng chiêu cuối và đủ “trâu” để quấy nhiễu mọi pha giao tranh. Galio trong tay đường giữa của SKT có thể đáng sợ thật, nhưng lý do khiến các đội không cấm vị tướng này là bởi Faker còn quá nhiều lựa chọn khác.
Faker thậm chí còn tỏ ra ghê gớm hơn với những vị tướng gây sát thương theo thời gian.
Gnar đang là tâm điểm đường trên
Meta Đỡ Đòn, nổi bật với Cho’Gath và Maokai đường trên, nhưng giờ chỉ là quá khứ tại CKTG – khi mà tất cả các đội đều hướng tới chiến thuật tấn công chủ động hơn với mũi khoan tới từ đường trên.
Huni của SKT đã chứng minh thực lực bằng Camille và Jayce, những vị tướng đẩy lẻ tốt – và đó đích xác là điểm mạnh nhất của anh chàng này. CuVee bên phía Samsung cũng đã chơi khá nhiều Kennen và Camille.
Do đó, cấm Camille và Jayce có vẻ như đang là chiến thuật đem lại nhiều lợi ích hơn thay vì bác bỏ các tướng Đỡ Đòn thuần túy. Ngoài ra, các đội thường giấu kỹ lựa chọn tướng đường trên trong giai đoạn Cấm/Chọn, nên Gnar có nhiều khả năng trở thành chủ lực.
Gnar không sợ đi đường với bất cứ tướng đường trên nào khi nó có thể quấy rối đối thủ, tự tạo ra lợi thế cho mình. Đó là lý do Gnar đang sở hữu thành tích bốn thắng và một bại tại vòng Bán kết CKTG 2017 – nhờ khả năng kiểm soát Nộ cùng kỹ năng cá nhân cực tốt của các tuyển thủ.
Và vì mỗi vị tướng đều có ưu và nhược điểm riêng, nên giai đoạn Cấm/Chọn tại trận Chung kết sẽ rất đáng mong chờ.
Gnar_G (Theo Inven Global)
" alt=""/>LMHT: Một meta ‘sáng sủa’ hơn đang được trình diễn tại CKTG