Ở Việt Nam, tôi được biết có kỷ lục gia về nhiếp ảnh đoạt tới hơn 1.000 giải thưởng ở các cuộc thi lớn nhỏ, trong và ngoài nước nhưng tác phẩm lại không được chính giới cầm máy trong nước đánh giá cao.
Theo dự kiến dự thảo của Bộ VHTT&DL, đối với danh hiệu NSND, bên cạnh các quy định chung, nghệ sĩ cần có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia, trong đó một giải Vàng cá nhân hoặc có ít nhất 3 giải vàng quốc gia nếu không có giải vàng cá nhân.
Từ trước tới nay, việc tính giải Vàng hay giải Bạc để nghệ sĩ có đủ huy chương xét tặng NSND, NSƯT còn có kiểu quy đổi. Có kiểu giải Vàng ở cuộc thi không chuyên nào đó sẽ được tính là 1/8 hay 1/3 huy chương Vàng quốc gia. Có năm nghệ sĩ làm hồ sơ xét tặng danh hiệu, mang hết huy chương ra quy đổi, dãy tính dài như một dòng sông mới có được 1 giải Vàng, Bạc khiến nhiều người kêu là “Vàng rởm” không phải “Vàng mười”.
Chính vì thế, nếu đề xuất nhiếp ảnh gia cũng được phong tặng NSND, NSƯT tôi thấy cần phải thực sự rõ ràng trong cách tính huy chương. Phải cụ thể hơn về việc giải thưởng nào được phép, giải thưởng nào không được phép quy đổi, trong đó có cả giải thưởng các cuộc thi quốc tế… Chứ giải thưởng nhiếp ảnh nhiều "như lá mùa thu", tìm "vàng mười" thực sự khó.
Thêm vào đó, việc đề xuất để nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, giảng viên giảng dạy nhiếp ảnh được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cũng rất nực cười. Nếu ở lĩnh vực nghiên cứu, họ cứ có công trình công phu thì Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ hợp hơn.
Còn giảng viên giảng dạy nhiếp ảnh, họ không khác gì các giảng viên ở ngành nghề khác như giảng viên mỹ thuật, giảng viên thanh nhạc… cứ cống hiến nhiệt thành cho thế hệ học trò, danh hiệu Nhà giáo ưu tú chẳng danh giá hơn sao.
Ngọc Linh
Độc giả có thể gửi ý kiến của mình liên quan đến việt xét duyệt NSND, NSƯT về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Các tên tuổi họa sĩ tiêu biểu có tranh trong triển lãm có thể kể đến như Vũ Trọng Thuấn, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Bé, Trịnh Thanh Tùng, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ, Dương Sen, Vũ Dương, Hoàng Đặng và Lâm Huỳnh Linh. Các họa sĩ Hàn Quốc bao gồm Han Heewon, Chae Jongkee, Lee Johnlip, Rhim Chongho, Lee Hoguk, Jeong ChulKyo, Choi Inho và Kim Sungnam.
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Tiến Luận khẳng định, triển lãm là dịp để quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè Hàn Quốc, cũng như là cơ hội để người dân Việt Nam tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc qua hội họa. Ông mong muốn triển lãm khơi gợi cảm hứng đam mê nghệ thuật cho giới trẻ Việt Nam và Hàn Quốc.
"Đây là cuộc đối thoại đầy thú vị giữa các họa sĩ đương đại Việt Nam và Hàn Quốc thông qua 300 tác phẩm nghệ thuật đa dạng màu sắc, chất liệu và đề tài. Bằng nghệ thuật hội hoạ, các nghệ sĩ đã cất lên tiếng nói miêu tả cuộc sống xung quanh và văn hóa dân tộc", TS. Nguyễn Tiến Luận chia sẻ.
Nhận xét về triển lãm, hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định: “Nghệ thuật có sức mạnh xuyên biên giới, xóa nhòa các rào cản về ngôn ngữ và khác biệt. Triển lãm thể hiện sự hòa nhịp đẹp đẽ trong tiếng nói và tình cảm của hai dân tộc Việt - Hàn. Tôi mong rằng những hoạt động giao lưu văn hóa và mỹ thuật như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn nữa".
Triển lãm Hội tụ tinh hoa mỹ thuật Việt - Hàn mở cửa đến hết ngày 31/3/2023.
" alt=""/>Trưng bày 300 tác phẩm của 30 họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc