Chốt được dựng lán rộng, phân chia từng khu vực riêng như lấy mẫu xét nghiệm, khu vực đợi kết quả, khai báo y tế và bố trí nước uống để người dân đợi làm thủ tục.
Sau khi hoàn thành thủ tục, mọi người di chuyển vào thành phố tự cách ly tại nhà và khai báo để chính quyền địa phương theo dõi.
![]() |
![]() |
Đà Nẵng bắt đầu đón giáo viên, học sinh đang bị kẹt ở các địa phương trở về lại TP |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh các tỉnh “tay xách, nách mang hành lý” quay lại TP |
Ngồi đợi kết quả xét nghiệm, anh Huỳnh Ngọc Châu (SN 1970, quê Quảng Nam) cho biết, anh cùng vợ và con trai học lớp 1 về quê ở huyện Hiệp Đức từ ngày 30/4 và “kẹt” lại ở quê cho đến nay.
“Đây là năm học đầu tiên của con tôi, nhưng dịch cháu phải học online. Lần đầu học online nên cháu còn bỡ ngỡ, ba mẹ phải kèm liên tục. Giờ Đà Nẵng cho học sinh và phụ huynh về lại tôi vui lắm, mong cho cháu sớm được đi học. Khi nghe có thông báo và danh sách được về, hai vợ chồng đã chuẩn bị đồ đạc, hôm nay 5h sáng khăn gói từ Hiệp Đức xuống để kịp làm thủ tục”, anh Châu chia sẻ.
Sau 30 phút đợi, cả gia đình anh Châu có kết quả âm tính: “Có lẽ đây là kỳ nghỉ lễ đáng nhớ nhất của gia đình. Nhận được xét nghiệm âm tính, gia đình tôi mừng lắm, về thành phố tôi sẽ đi khai báo y tế tại địa phương và thực hiện cách ly theo đúng quy định”.
![]() |
![]() |
![]() |
Các chốt được dựng lán rộng, phân chia từng khu vực riêng để mọi người thoải mái ngồi đợi làm thủ tục |
![]() |
Người trở về có đơn xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn là đang tạm trú tại địa phương không có dịch |
![]() |
![]() |
![]() |
Toàn bộ những người quay lại TP đều được lấy mẫu xét nghiệm |
Trước đó, ngày 25/9, UBND TP Đà Nẵng ban hành kế hoạch cho phép cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và người hỗ trợ (đi cùng) không ở trong vùng dịch được trở về TP.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, hiện có khoảng 20.600 cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và người hỗ trợ đi cùng đang ở ngoài TP.
![]() |
![]() |
![]() |
Hiện nay có khoảng 20.600 cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và người hỗ trợ đi cùng đang ở ngoài TP Đà Nẵng |
Từ ngày 29/9 đến 6/10, sẽ có hơn 17.000 người trở về Đà Nẵng, trong đó, khoảng 8.000 học sinh, học viên; giáo viên, nhân viên 1.400 người và 7.600 người hỗ trợ (đi cùng).
Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết: ““Sở luôn cử cán bộ phụ trách tại các điểm chốt nhằm xử lý, hỗ trợ một cách nhanh nhất cho học sinh và phụ huynh sớm vào TP”.
Hồ Giáp
Sáng 28/9, các trường học ở Đà Nẵng đã huy động cán bộ, giáo viên dọn dẹp vệ sinh chờ học sinh quay lại lớp.
" alt=""/>Giáo viên, học sinh quay lại Đà Nẵng chờ ngày đến trườngChia sẻ với PVVietNamNet, anh Nguyễn Hùng, chủ một chung cư mini ở Linh Đàm, quận Hoàng Mai cho biết, toà chung cư của anh có hơn chục phòng và luôn kín khách thuê. Giá thuê dao động từ 2,5 – 4 triệu đồng/tháng, tùy căn.
Theo anh Hùng, hiện người thuê nhà rất quan tâm đến vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy. Nhiều người thuê thường tìm căn hộ có cửa sổ, ban công thoáng.
Trên thị trường, một số chung cư mini còn trống phòng, đang tìm khách thuê còn sẵn sàng trang bị thêm thang dây, mặt nạ chống khói để khách yên tâm thuê ở.
Đang tìm khách thuê cho 4 phòng trống ở khu vực Mỹ Đình, chị Nguyễn Phương giới thiệu căn hộ ngoài việc có ban công thoáng còn trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Đáng chú ý, chủ chung cư còn trang bị thêm thang dây cho các phòng, dây thừng cứu sinh cho các tầng, trên tum và mặt nạ chống khói cho từng khách thuê.
Giá thuê không giảm
Khảo sát trên thị trường, sau vụ cháy chung cư mini, giá cho thuê không có hiện tượng giảm. Nhu cầu thuê vẫn nhiều, bởi đây là thời điểm sinh viên các trường đại học nhập học. Tùy khu vực và tình trạng chung cư mới hay cũ, giá cho thuê ở các mức khác nhau.
Chẳng hạn, tại quận Cầu Giấy, các căn chung cư mini ở phố Quan Hoa, Hồ Tùng Mậu… giá thuê dao động từ 4,5 – 6,5 triệu đồng/tháng cho căn hộ có diện tích 28 – 35m2. Có nơi giá cho thuê tới 7,5 triệu đồng/tháng cho căn hộ diện tích 50m2.
Với những căn cũ hơn và có diện tích nhỏ hơn, khoảng 20m2, giá cho thuê quanh mức 2 – 3 triệu đồng/tháng.
Tại quận Thanh Xuân, giá thuê chung cư mini ở các phố như Lê Trọng Tấn, Nguyễn Trãi, Khương Đình… dao động quanh mức 4-6 triệu đồng/tháng, tùy căn.
Hay tại quận Đống Đa, các khu vực Thái Hà, Ô Chợ Dừa, Đặng Tiến Đông… giá thuê chung cư mini quanh mức 4,5-7,5 triệu đồng/tháng.
Tương tự, chung cư mini ở khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì, Nhân Mỹ, Trung Văn… thuộc quận Nam Từ Liêm, giá thuê từ 4-6,5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, nhận định về thị trường chung cư mini, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, giai đoạn tiếp theo sẽ rất khó khăn đối với người kinh doanh chung cư mini cũng như người mua và thuê loại hình này khi cơ quan chức năng sẽ rà soát các dự án, không chỉ ở địa bàn Hà Nội mà trên khắp cả nước.
Theo ông Quốc Anh, động thái này sẽ khiến nhiều chủ chung cư mini phải tạm ngừng kinh doanh vì chưa tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy. Họ sẽ mất nhiều thời gian, kinh phí để tu sửa, đáp ứng đủ điều kiện vận hành chung cư.
Còn đối với người thuê, họ có thể phải kết thúc hợp đồng sớm và tìm chỗ mới nếu nơi ở hiện tại chưa an toàn, chưa đáp ứng quy định.
“Tuy nhiên, số lượng căn hộ vừa túi tiền mà đáp ứng được các tiêu chí an ninh và an toàn rất ít, vì vậy giá thuê sẽ tăng lên. Đối với người mua chung cư mini, họ còn rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, bán cũng khó mà ở thì không có “sổ đỏ” và nơm nớp nỗi lo xảy ra các biến cố”, ông Quốc Anh nói thêm.
Ngày 14/06/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2019/NĐ - CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá.
Theo điều 4 của Nghị định quy định 7 điều kiện cụ thể bao gồm:
1- Người bị kết án phạt tù có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người đã chấp hành nghiêm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và các quý đã đủ thời gian xếp loại trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt.
![]() |
Ảnh VietNamNet |
2- Người bị kết án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người thuộc một trong các trường hợp sau: a- Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án; b- Có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; c- Có văn bản đề nghị của người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của người được thi hành án về việc không phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án đối với tài sản không thuộc sở hữu nhà nước.
3- Người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại là trường hợp người đó và gia đình không còn tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án và không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
4- Người bị kết án phạt tù đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người thuộc một trong các trường hợp sau: a- Đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; b- Cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn (có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; c- Có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.
Người đã có quyết định thi hành án phạt tù lập công lớn trong thời gian chờ đưa đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để chấp hành án phạt tù cũng được coi là lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù.
5- Người bị kết án phạt tù đang mắc bệnh hiểm nghèo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người mắc một trong các bệnh: Ung thư giai đoạn cuối; liệt; lao nặng kháng thuốc; xơ gan cổ chướng; suy tim độ III trở lên; suy thận độ IV trở lên; bệnh HIV giai đoạn lâm sàng IV đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc bệnh khác mà được Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là không tự phục vụ bản thân, nguy cơ tử vong cao.
6- Người bị kết án phạt tù đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người đang phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện liên tục từ 03 tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ ba lần trở lên, mỗi lần từ 01 tháng trở lên, không tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên.
7- Người bị kết án phạt tù có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại điểm e khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là trường hợp gia đình của người bị kết án phạt tù đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác dẫn đến không còn tài sản gì đáng kể, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới mức chuẩn hộ nghèo hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người đó là lao động duy nhất trong gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng.
So với Nghị Định 76/2008/NĐ-CP, Nghị Định mới đã bổ sung thêm 3 trường hợp người bị kết án phạt tù có nhiều tiến bộ có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt, người bị kết án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác, người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại. Đây là điểm mới Nghị định 52/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá.
Tư vấn bởi luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Quy định mới về đối tượng nào được đặc xá? Điều kiện được đặc xá là gì?