Hiện đơn tố cáo của các hộ dân đã được Công an TP Hà Nội tiếp nhận và giao cho các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu giải quyết trả lời công dân.Theo đó, nội dung đơn tố cáo ông Trịnh Hữu Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký giấy phép xây dựng (GPXD) số 170097 (ngày 13/2/2017) và GPXD số 190060 (ngày 15/1/2019) trái quy định của pháp luật. Đồng thời tố cáo ông Nguyễn Hoàng Giáp – Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký văn bản kết luận sai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại số 27A Đê La Thành.
 |
Bất chấp lệnh ngừng thi công của quận Đống Đa và phường Ô Chợ Dừa chủ đầu tư công trình số 27A Đê La Thành vẫn cho thi công, hiện đã thi công xong 5 tầng. |
Công an TP Hà Nội cho biết đã chuyển đơn trên đến các đơn vị nghiệp vụ để tham mưu cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem xét, giải quyết theo quy định.
Tố cáo sai phạm của quận, quận lại thụ lý đơn tố cáo
Liên quan đến những tranh chấp tại số 27A Đê La Thành đã kéo dài suốt 3 năm từ năm 2016 đến nay. Như VietNamNet thông tin, vừa qua, UBND quận Đống Đa đã ban hành kết luận 1555KL-UBND (ngày 29/8/2019) Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Phạm Văn Viên – Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành thời điểm năm 2006.
Đây là kết luận được ban hành trên cơ sở Quyết định số 1157/QĐ-UBND (ngày 9/5/2019) về việc thụ lý đơn tố cáo của 12 hộ dân; Quyết định số 1483/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 điều chỉnh Quyết định số 1157/QĐ-UBND và Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 gia hạn thời gian giải quyết tố cáo của UBND Quận Đống Đa.
Nhưng theo người dân ngay từ việc ra Quyết định số 1157/QĐ-UBND để thụ lý giải quyết đơn tố cáo của 12 hộ dân đã sai thẩm quyền, trái quy định của luật Tố cáo.
Đơn khiến nại của người dân dẫn ra rằng: Ngày 6/5/2019, 12 hộ dân đã gửi đơn tố cáo về các sai phạm của UBND quận Đống Đa trong việc cấp sổ đỏ và GPXD cho số nhà 27A Đê La Thành. Trong đó tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Phạm Văn Viên - Chủ tịch UBND Phường Ô Chợ Dừa, ông Võ Nguyên Phong - Chủ tịch UBND Quận Đống Đa, ông Đinh Tiến Hoàng – Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 4 (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) và các cán bộ, phòng ban chức năng của UBND Quận Đống Đa trong các sai phạm liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng cho số 27A Đê La Thành…
Đến ngày 9/5/2019, UBND Quận Đống Đa ra Quyết định số 1157/QĐ-UBND thụ lý và giao Chánh Thanh tra quận xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý đối với nội dung tố cáo của các hộ dân.
 |
UBND quận Đống Đa khẳng định việc lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đối với trường hợp xét cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành với diện tích đất 112,6m2 không đảm bảo tính pháp lý. |
Nhưng theo Mục 1 Điều 12 Khoản 1 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo và nguyên tắc xác định thẩm quyền nêu rõ: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
“Do đó, thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn tố cáo của các hộ dân chúng tôi thuộc Chủ tịch UBND TP Hà Nội” – đơn khiếu nại của các hộ dân nêu.
Trên cơ sở đó, các hộ dân yêu cầu UBND quận Đống Đa phải thu hồi, huỷ bỏ quyết định sai trái nói trên.
Từ việc thụ lý giải quyết Đơn Tố cáo của 12 hộ dân là sai thẩm quyền, trái quy định của luật Tố cáo, các hộ dân cũng cho rằng kết luận của UBND quận Đống Đa không giải quyết vụ việc một cách khách quan, trung thực, đúng đắn mà tiếp tục cố tình lấp liếm các sai phạm nghiêm trọng rõ rệt, đánh tráo khái niệm… Vì vậy các hộ tiếp tục có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi nhiều cơ quan, ban ngành TW.
Người dân đề nghị UBND TP Hà Nội trực tiếp giải quyết đơn tố cáo ngày 6/5/2019 và các đơn thư có liên quan khác theo đúng thẩm quyền, để đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng pháp luật.
Lãnh đạo quận Đống Đa ký văn bản báo cáo chính mình
Ngày 28/1/2019, UBND quận Đống Đa có văn bản số 146 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 27A Đê La Thành. Đáng chú ý, trong văn bản này, phần cuối văn bản đề Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Giáp ký thay Chủ tịch nhưng ngay đầu lại kính gửi Chủ tịch UBND quận Đống Đa.
Theo một cán bộ Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) văn bản trên sai về thể thức văn bản. “Vì như vậy chính Chủ tịch quận ký văn bản này gửi cho bản thân mình" – vị cán bộ Ban tiếp công dân nói.
 |
Văn bản số 146/UBND-TTr của Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký thay Chủ tịch nhưng lại gửi chính Chủ tịch UBND quận về việc cấp sổ đỏ gây khiếu kiện kéo dài tại số 27A Đê La Thành. |
Cũng phải nói thêm rằng, nêu tại văn bản 146 này, về quá trình cấp giấy chứng nhận, trên cơ sở căn cứ biên bản xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của UBND phường Ô Chợ Dừa (ngày 22/2/2006). Đến ngày 26/6/2006, UBND quận Đống Đa đã ban hành quyết định cấp sổ đỏ cho 34 hộ gia đình cá nhân tại phường Ô Chợ Dừa trong đó có gia đình ông Lê Hữu Tiến và bà Nguyễn Thị Nhạc.
Văn bản số 146 khẳng định: “Việc UBND quận Đống Đa xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Nhạc và ông Lê Hữu Tiến tại địa chỉ số 27A Đê La Thành là đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Đất đai”.
Trong khi đó, kết luận 1555 vừa được UBND quận Đống Đa ban hành lại chỉ rõ: UBND phường Ô Chợ Dừa, cán bộ địa chính phường thời điểm năm 2006 đã thực hiện việc lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đối với trường hợp xét cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành với diện tích đất 112,6m2 không đảm bảo tính pháp lý và không thực hiện đúng trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ.
Như VietNamNet thông tin đại diện 12 hộ gia đình đang cư trú tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đã “tố” những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành. Theo người dân nguồn gốc đất mà gia đình ông Lê Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ của ông Lê Hữu Hùng và các đồng sở hữu hiện nay-PV) tại số 27A Đê La Thành chỉ có diện tích là 86m2 đất, kê khai đóng thuế ổn định từ năm 1962 cho đến thời điểm được cấp sổ đỏ năm 2006. Nhưng đến năm 2006, trong sổ đỏ cấp cho thửa đất số 27A Đê La Thành lại có tổng diện tích đất là 112,6 m2, gồm phần đất tăng thêm so với diện tích kê khai ban đầu là 26,6m2 thuộc đất lưu không liền kề. Đây cũng là hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa của khu dân cư có từ hàng chục năm trước. |
Hồng Khanh

Vụ người chết ký nguồn gốc đất: Tuỳ tiện dùng bản photo xác định mốc giới
- Theo UBND quận Đống Đa, việc sử dụng biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất xác lập năm 1998 do Trung tâm trắc địa bản đồ cung cấp photo ký xác nhận trình ký làm tài liệu khi không kiểm tra và rà soát là tuỳ tiện…
" alt=""/>Công an Hà Nội vào cuộc vụ người chết vẫn ký xác nhận đất

 |
Khu vực suối Trâm vẫn tràn vết dầu thải (Ảnh chụp ngày 14/10). |
Điều này cũng được nêu tại văn bản công ty Viwasupco gửi Sở Xây dựng Hà Nội. “Để tìm nguyên nhân xuất hiện váng dầu, công ty đã huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đi kiểm tra và thông báo với công an xã, chính quyền địa phương, công an huyện để điều tra, làm rõ” – văn bản nêu.
Rõ ràng việc thông báo với chình quyền địa phương, công an là cần thiết còn với khách hàng sử dụng nước công ty lại không hề “hé răng” mà tự tăng hoá chất xử lý.
Quy trình xử lý của công ty được nêu cụ thể: Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà máy đã đóng van cấp nước vào bể chứa trung gian và tiến hành xúc xả toàn bộ nước qua nhà máy thông qua van xả cặn đoạn từ nhà máy về đến bể chứa trung gian. Do không có nước về bể chứa nên công ty buộc phải giảm áp để duy trì cấp nước.
 |
Một đập tràn thô sơ được đắp để ngăn dầu (Ảnh chụp ngày 14/10). |
Về việc xử lý váng dầu, công ty đã sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom, vị trí đặt phao.
Cùng với đó, theo vị Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tốn, công ty đã tiến hành bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý, cũng như tăng hóa chất xử lý trong đó có clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l, tuy nhiên vẫn cao hơn so với hàm lượng châm trước đây là từ 0,3-0,5mg/l.
Kết quả của việc xử lý trên là ngay ngày hôm sau, ngày 10/10, người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm…phát hiện và phản ánh nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu.
Các đơn vị mua nước của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sau đó phân phối cho người dân như công ty CP Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông… ngay lập tức có văn bản gửi tới Viwasupco về hiện tượng trên để có biện pháp xử lý nhưng đều không nhận được văn bản trả lời.
 |
Dầu đặc quánh đen kịt được vớt cạnh bờ suối Trâm (Ảnh chụp ngày 14/10). |
Thậm chí, trong văn bản phúc đáp sau đó, Viwasupco không hề nhắc tới việc phát hiện vết dầu mà chỉ thông báo về việc tổ chức lấy mẫu tại điểm cấp nước trong ngày 11/10 và dừng lại ở việc “hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng”.
Khi trao đổi với báo chí, ông Tốn cũng nhiều lần khẳng định chất lượng nước nội kiểm của công ty này là đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, những mùi lạ mà người dân cảm nhận có thể là do mùi clo. Được biết, hiện tại, công công ty vẫn đang vận hành bình thường và châm clo với hàm lượng trước đây là 0,3-0,5mg/l.
“Có thể phản ánh của khách hàng về nước có mùi lạ là do mùi clo vì nước sau xử lý theo số liệu phòng hoá nghiệm công ty vẫn đảm bảo theo chất lượng của Bộ Y tế” – văn bản gửi Sở Xây dựng của Viwasupco cũng khẳng định.
Nước đảm bảo theo chất lượng của Bộ Y tế, tuy nhiên, ghi nhận phản ánh của nhiều người dân, sau ngày 10/10 nước sạch vẫn có mùi khó chịu thậm chí còn nồng nặc hơn cảm giác nước máy có mùi thuốc sát trùng, nhưng lại khét như mùi vỏ nhựa của dây điện cháy.
Và đến bây giờ, từ đơn vị cung cấp nước đến các cơ quan quản lý nhà nước đều không có một khuyến cáo về chất lượng “nước sạch” đến với người dân.
Lừa dối, vô trách nhiệm
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, khi phát hiện ra việc có váng dầu, công ty nước sạch phải dừng cung cấp nước và thông báo cho người dân.
“Ở đây tôi muốn nêu ra hai vấn đề. Thứ nhất, có thể nói rằng, việc phát hiện ra váng dầu mà không thông báo vẫn cung cấp nước cho khách hàng đó là lừa dối. Sự lừa dối này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân và không bảo đảm chữ tín trong việc kinh doanh nước sạch.
Thứ 2, nếu nói về trách nhiệm thì đây là sự rất vô trách nhiệm. Đáng lẽ ra phải thừa nhận và thậm chí phải tính đến chuyện bồi thường cho người dân như thế nào theo đúng thiệt hại đang xảy ra chứ không phải chuyện lấp liếm hay tự xử lý. Tự xử lý nhưng cuối cùng có xử lý được đâu. Nước sạch vẫn nồng nặc mùi lạ. Điều này đã thể hiện rõ là nói dối và vô trách nhiệm” – GS. Võ nêu ý kiến.
Cũng theo vị nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở đây người dân chưa ý thức được quyền của mình.
“Người dân ngay lập tức có thể tập hợp chứng cứ và kiện công ty nước sạch ra toà án. Hoàn toàn người dân đủ để làm chuyện đó cả việc đòi bồi thường về cả kinh tế và sức khoẻ. Về sức khoẻ có thể không phải gây hại ngay nhưng trong tương lai người ta có thể dự đoán với nước bẩn như thế thì sẽ thiệt hại như thế nào” – ông Võ nói.
Từ sự việc này, theo ông Võ, người dân phải ý thức hơn và pháp luật và chủ động trong việc này chứ không phải chỉ dừng lại ở việc báo cáo chính quyền.
“Người dân có thể tự đem mẫu nước đi kiểm định và đó là chứng cứ về phía người dân. Bởi nhiều khi chính quyền cũng không thể hiện hết trách nhiệm thì cuối cùng vẫn rơi vào người dân bị thiệt hại mà không ai bảo đảm cho mình. Việc kiện ra toà để lấy lại công lý là quyền của người dân và đó là cách thức của một xã hội hiện đại. Nếu không chúng ta lại trả tiền cho nước bẩn?” – ông Võ đặt vấn đề.
“Con người có 3 thứ cần là thực phẩm, nước, không khí. 3 cái đó càng sạch thì có nghĩa đời sống của người dân càng tốt, sức khoẻ người dân càng bảo đảm. Đó là 3 điều tối thiểu nhất mà chính quyền phải lo cho người dân. Câu chuyện môi trường là câu chuyện rất lớn của Hà Nội. Nước thì như vậy, không khí thì ô nhiễm vào nhóm cao trên thế giới. Thực phẩm thì không bảo đảm, không rõ nguồn gốc. Người dân phải ý thức được quyền của mình để bảo vệ cho quyền của chính mình” - GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường." alt=""/>Lật mở việc sản xuất nước sông Đà biết có váng dầu vẫn cấp cho dân