Lý HảiLý Hải sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nhà Lý Hải sát bên mé sông, anh là con út. Lý Hải kể lại, quê anh ngày ấy nghèo khó. Những căn nhà bé nhỏ san sát nhau, mái và vách đều bằng lá dừa nước.
Thời điểm đó, cha và các anh lớn canh tác trên những mảnh ruộng nhỏ để kiếm miếng ăn. Mẹ của Lý Hải làm nghề buôn thúng bán bưng như xôi, bắp, khoai, sắn... Những ngày cơ cực ở quê nhà thôi thúc chàng trai trẻ thoát nghèo, thay đổi số phận.
 |
Lý Hải sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. |
Thời điểm lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, ba lô của Lý Hải chỉ có vài bộ quần áo. Nhiều lần anh về quê xin "tiếp tế" từ mẹ. Người mẹ tần tảo chuẩn bị sẵn gạo, cá kho, mắm cho con trai mang lên ký túc xá ăn.
Vài năm chật vật trong nghề, Lý Hải bỗng thắng lớn với "Trọn đời bên em". Thời điểm đó, anh là giọng ca bán đĩa hàng đầu Việt Nam. Lý Hải dần trở thành ngôi sao hạng A được yêu mến.
 |
Lý Hải vẫn chọn cách sống đơn giản, nam diễn viên tự mình trồng rau trên sân nhà. |
Hiện tại, khi thành công vang dội với vai trò nhà sản xuất, đạo diễn làm phim và có tổ ấm đủ đầy, Lý Hải vẫn chọn cách sống đơn giản. Nam diễn viên tự mình trồng rau trên sân nhà, cho con học trường mẫu giáo với mức chi phí bình dân. Đến nay Lý Hải vẫn là một trong những ngôi sao lối sống bình dân có lượng khán giả đông đảo của làng giải trí.
Quang Tuấn
Diễn viên Quang Tuấn sinh trưởng trong gia đình gốc Quảng Trị, song anh chuyển vào Bà Rịa Vũng Tàu sinh sống nhiều năm qua. Có lẽ vì thế, sự chất phác, mộc mạc trở thành cốt lõi trong con người anh.
Quang Tuấn bén duyên với nghệ thuật khi còn ngồi trên ghế trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Khi một người bạn rủ thi thử vào trường Sân khấu điện ảnh, anh đánh liều và may mắn trúng tuyển.
 |
Trong 10 năm hoạt động giải trí, Quang Tuấn chọn lối sống kín kẽ, giản dị. |
Trải qua nhiều thăng trầm, Quang Tuấn là diễn viên quen thuộc với khán giả truyền hình và sân khấu kịch TP.HCM. Anh là một trong những kép chính của sân khấu Thế giới trẻ. Không chỉ diễn vai tâm lý, gần đây, anh còn thử diễn hài và được đánh giá khá có duyên.
10 năm hoạt động nghệ thuật, Quang Tuấn nắm giữ nhiều giải thưởng lớn như "Nam diễn viên phim truyền hình xuất sắc" giải Cánh Diều Vàng 2013, "Nam diễn viên chính xuất sắc" hạng mục Phim truyền hình tại giải Cánh Diều Vàng 2015... Trong 10 năm hoạt động giải trí, Quang Tuấn chọn lối sống kín kẽ, giản dị.
Ngay cả khi kết hôn cùng nữ ca sĩ - diễn viên Linh Phi, Quang Tuấn vẫn chọn cách thầm lặng.
Thời gian gần đây, Quang Tuấn được công chúng quan tâm hơn khi tham gia phim Gia đình là số 1, phần 1 và 2 và anh là nam chính trong phim điện ảnh Thiên Linh Cái. Dù nổi tiếng, cách trò chuyện khiêm nhường và tránh xa những ồn ào làng giải trí giúp Quang Tuấn được công chúng yêu mến.
 |
Quang Tuấn và Linh Phi là cặp đôi đẹp của điện ảnh Việt. Ngay cả khi kết hôn, cả hai cũng tổ chức đám cưới giản dị. |
Huỳnh Đông
Ông xã diễn viên Ái Châu sinh ra trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Thời điểm đó, anh cũng không hề nuôi dưỡng giấc mơ trở thành diễn viên. Sau khi được học một lớp dự thính, Huỳnh Đông cũng mới lờ mờ nhận ra đây chính là con đường dành cho mình.
Khởi điểm trong nghề, anh tham gia vai em trai của Hàn Mặc Tử. Nhưng thành công vang dội đến với Huỳnh Đông sau vai diễn Quân trong bộ phim "Gọi giấc mơ về".
 |
Huỳnh Đông sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật. |
"Gọi giấc mơ về" đã trở thành “hiện tượng” của phim truyền hình vào cuối năm 2007 và đưa dàn diễn viên Minh Hằng, Huỳnh Đông, Bá Thắng... đến gần với công chúng.
Tuy nổi tiếng, Huỳnh Đông vẫn không chọn cách thay đổi hình ảnh cá nhân. Anh vẫn giữ lối sống lành mạnh, giản dị và chất phác. Hiện tại, anh sống hạnh phúc cạnh Ái Châu và con trai, dần nói không với những ồn ào làng giải trí.
“Từ lúc tôi lên chức bố thì cuộc sống của tôi thay đổi 180 độ. Có con rồi, tôi không còn hứng thú ra ngoài tụ tập bạn bè nữa. Nếu như phải đi đâu thì tôi cũng muốn về nhà thật nhanh cùng với Happy. Thời gian rảnh, tôi đưa vợ con đi chơi. Ngay cả khi tới phòng dựng, tôi cũng sắp xếp sao cho về nhà đúng giờ. Hình như là cứ xa con một chút thì là tôi lại không chịu được” - nghệ sĩ Huỳnh Đông chia sẻ về cuộc sống riêng.
(Theo Dân trí)

Lý Hải: Vợ theo sát 24/24, quản lý tôi mỗi ngày
– “Từ khi chuyển qua làm phim, vợ cũng theo sát tôi 24/24. Khi ra ngoài làm việc, cô ấy đóng vai trò quản lý bên cạnh. Tôi cũng không cho đó là một áp lực khi vợ lúc nào cũng luôn bên mình...”, Lý Hải nói.
" alt=""/>Ba nghệ sĩ sống như “nông dân”, không ồn ào nhà to, xe sang của làng giải trí


|
Biến động tỷ lệ sinh viên Mỹ nhập học vào các trường đại học hàng đầu, tính theo 100.000 thanh niên Mỹ trong độ tuổi 18 - 21 |
"Khó hơn bao giờ hết"
Nếu bạn hỏi bất kỳ học sinh trung học nào, hoặc cha mẹ chúng, bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng giờ đây để được nhận vào một trường đại học có tuyển chọn là điều khó hơn bao giờ hết. Họ nói đúng, nhưng lý do thật sự thì không phải ai cũng biết.
Gia tăng dân số là một lý do. Tuy nhiên, số lượng người trẻ không tăng đột biến với 30 năm về trước, và những người trẻ nhất của thế hệ baby boomer vẫn đang nộp đơn vào trường đại học.
Hiện tại, số lượng công dân Mỹ theo học đại học cao hơn, và sự gia tăng dân số chỉ gây ảnh hưởng về nguồn lực yếu và tỉ lệ sinh viên bỏ học cao.
Vậy có chuyện gì khác đang diễn ra? Một nhân tố tổng quan nào đã khiến các trường đại học hàng đầu ít nhận sinh viên Mỹ hơn thế hệ trước đó?
Các trường đại học, cao đẳng cũng đi theo xu hướng toàn cầu hoá. Chính vì thế, họ nhận nhiều sinh viên nước ngoài hơn và giảm chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ.
Đối với thanh thiếu niên Mỹ, thật sự rất khó để có thể vào học tại Havard, Yale, Stanford, Brown, Boston hay những trường đại học ưu tú khác, khó khăn hơn nhiều so với thời những người đáng tuổi cha chú họ nộp đơn vào trường.
Số lượng sinh viên Mỹ học tại Havard đã giảm 27% so với năm 1994. Tại đại học Yale và Dartmouth, tỉ lệ sụt giảm là 24%. Tại Carleton là 22% và tại Notre Dame, Princeton là 14%.
Cuộc chạy đua nhập học tại các trường hàng đầu dường như không dừng lại. Việc nhận sinh viên được quyết định vào ngày 1/5, Toà án tối cao sẽ xem xét hồ sơ của từng thí sinh. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hoá của các trường đại học hầu như không được nhắc tới tại các cuộc thảo luận.
Lợi ích của "toàn cầu hóa"
Toàn cầu hoá sẽ mang lại một số lợi ích lớn. Trưởng phòng tuyển sinh đại học Havard, William Fitzsimmons cho biết “Các em sẽ học được nhiều hơn nếu có cơ hội tương tác với sinh viên quốc tế’’. Xu hướng này cũng phù hợp với truyền thống lâu đời của Mỹ: thu hút những người tài năng nhất trên thế giới đến đất nước này. Rất nhiều sinh viên đến Mỹ học đại học và ở lại đây lập nghiệp. Một vài người trong số họ thành lập những công ty, số khác có những đóng góp cho xã hội.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá của các trường đại học cũng phải đối mặt với một số thách thức. Sự gia tăng sinh viên nước ngoài làm phức tạp hơn nỗ lực của trường để cho các lớp học đa dạng về mặt kinh tế. Du học sinh thường ít được nhận hỗ trợ tài chính và có xu hướng xuất thân từ những gia đình khá giả.
Phần lớn các trường đại học ưu tú có xu hướng thu hẹp trong khi sinh viên Mỹ cùng cha mẹ họ dành rất nhiều thời gian, nỗ lực để được nhận vào trường.
Rất nhiều số liệu về các trường được cung cấp bởi công ty tư vấn giáo dục Noodle. Chúng tôi kết hợp các con số với dữ liệu về điều tra dân số độ tuổi 18-21 để kiểm tra sự khác nhau trong 4 năm : 1984, 1994, 2004, 2012. Chúng tôi áp dụng với rất nhiều trường đại học.
Năm 2012, khoảng 33 người trong số 100.000 công dân Mỹ độ tuổi 18-21 học Havard, giảm từ 45/100.000 năm 1994. Sự thay đổi này cho thấy việc nhập học đã trở nên khó khăn hơn. Trong giai đoạn 1984-1994, nhiều trường đại học có điều kiện nhập học rất dễ. Số người học đại học đã giảm từ 16.5 triệu người (1984) xuống còn 14.1 triệu người (1994). Lượng sinh viên nước ngoài tương đối ổn định.
‘‘Tôi vào đại học đầu thập niên 90 và những con số này khiến tôi nhận ra rằng ngày đó tôi và những đồng nghiệp được nhận thật dễ dàng’’.

|
|
Tới năm 2000, ảnh hưởng của bùng nổ dân số khiến lượng công dân Mỹ học đại học tăng, đạt 17.9 triệu người (2012). Lượng sinh viên nước ngoài cũng tăng, chiếm gần 10% tổng số sinh viên tại các trường đại học ưu tú, gấp đôi năm 1990.
Kết quả là chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ bị cắt giảm. Chỉ các trường đại học đã kịp thời mở rộng như đại học Chicago, đại học Columbia tránh được mô hình này.
Mặt khác, lượng sinh viên nộp đơn vào các trường đại học không đồng đều trên cả nước.
Tại Đông Bắc, việc tuyển sinh còn trở nên khó khăn hơn so với những sinh viên trong vùng. Các trường đại học không chỉ toàn cầu hoá, họ còn ít quan tâm tới địa phương. Họ nhận nhiều sinh viên từ các bang khác như North Carolina, Texas và Washington.
Chỉ ít trường "cố không biến sinh viên thành nguồn thu"
Với nhiều sinh viên, những khó khăn này không mấy ảnh hưởng. Trong 20 năm qua, nhiều trường đại học lớn như đại học New York, Southern Carolina đã cải thiện rõ rệt, tăng chỉ tiêu tuyển sinh viên Mỹ và được Noodle ghi nhận.
Và không đủ bằng chứng để chứng minh rằng sự tuyển chọn của các trường tồn tại nhiều vấn đề. Penn and Penn State cho biết, những thí sinh dù nộp đơn ở các trường đại học khác nhau, nếu có cùng điểm thi SAT thì họ vẫn nhận được kết quả như nhau.
Chỉ có ngoại lệ dành cho sinh viên có thu nhập thấp. Họ có thể được hưởng lợi từ những quan hệ xã hội, hoặc có thể họ sẽ mất hút nếu không vào học tại các trường hàng đầu.
Nói cách khác, các nghiên cứu nhấn mạnh quá trình toàn cầu hoá của các trường đại học. Chỉ một số ít các trường (bao gồm Havard, Yale, Amherst, M.I.T) không cố tuyển những sinh viên nước ngoài có điều kiện kinh tế và biến sinh viên thành nguồn thu.
Sarah Turner và Kelli Bird, Đại học kinh tế Virginia cho biết quá trình tuyển sinh viên nước ngoài biến động theo sự tăng trưởng kinh tế và tỉ giá hối đoái tại quê hương của sinh viên đó. Mô hình này mạnh hơn với các sinh viên đại học so với cao học – 1 dấu hiệu cho thấy các gia đình có con học đại học đang chi tiền theo đúng cách của nhà trường.
Trong những năm gần đây, các quản trị viên đã tuyên bố rằng sẽ ưu tiên ghi danh cho nhóm sinh viên có điều kiện kinh tế. Nhưng không phải lúc nào họ cũng hành động theo lời nói. Trong khi một vài trường nhận những sinh viên này, thì có khoảng 15% sinh viên tại các trường đại học ưu tú nhận trợ cấp Pell.
Những sinh viên nước ngoài có điều kiện kinh tế, được quyết định để trở thành nhóm sinh viên có biểu hiện tốt trong lớp, cùng với những ứng viên ‘‘kế thừa’’ (con của cựu sinh viên), vận động viên trong đội tuyển ... Phần lớn các nhóm này có xuất thân từ gia đình có thu nhập cao. Và tất cả họ cùng với những sinh viên nước ngoài, được hưởng nhiều ưu tiên hơn so với sinh viên nghèo.
Những ứng viên có thu nhập thấp phải cạnh tranh với những người có điểm thi cao nhất, hoạt động ngoại khoá ấn tượng, hay có bài luận hay để duy trì vị trí của mình.
Toàn cầu hóa ở các trường tinh hoa là một điển hình cho thấy sự chuyển dịch tự thân của giáo dục trong khoảng nửa thế kỷ qua. Sau nhiều thập niên thống trị bởi các nam sinh đến từ các trường dự bị, các trường là tập hợp của sự đa dạng của giới tính, chủng tộc, tôn giáo và giờ đây là địa lý.
" alt=""/>Thanh niên Mỹ đua ngược với sinh viên ngoại quốc vào Harvard