Chủ trì cuộc họp là ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP. Uông Bí cùng đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, UBND TP. Uông Bí, Công an TP. Uông Bí.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND TP. Uông Bí |
Đây là buổi họp báo của chính quyền để cung cấp thông tin cho báo chí nên không có sự tham dự của trụ trì chùa Ba Vàng và phật tử Phạm Thị Yến.
Tại cuộc họp, nhiều phóng viên liên tiếp đặt câu hỏi xoay quanh các phát ngôn gây sốc của bà Yến.
Theo đó, trong một video đăng tải lên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến đã có những giải thích gây phẫn nộ về vụ nữ sinh bị giết hại khi đi giao gà ở Điện Biên. Theo bà Yến nữ sinh giao gà bị giết là do nghiệp từ kiếp trước.
Bên cạnh đó, cũng trong 1 buổi giảng pháp, người phụ nữ này đã có lời nói được cho là xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sĩ. Bà cho biết, các anh hùng liệt sĩ đi đánh giặc và hy sinh là do tiền kiếp cũng mắc nghiệp sát sinh.
Trả lời câu hỏi về việc xử lý bà Phạm Thị Yến với các phát ngôn này, ông Nguyễn Mạnh Hà nói:
‘Chúng tôi phản đối mạnh mẽ những phát ngôn gây xúc phạm anh hùng liệt sĩ và nạn nhân vụ giết người, cưỡng hiếp dã man. Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan công an xử lý nghiêm với các hành động phát ngôn của bà Yến’.
Trả lời thêm về câu hỏi tại sao những hoạt động 'thỉnh vong', cúng 'oan gia trái chủ' đã diễn ra từ lâu mà chính quyền không xử lý, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, năm 2015, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo đã có văn bản gửi UBND thành phố nhưng trong quá trình làm việc, sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh phủ nhận các hoạt động gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ tại chùa.
Sau gần 1 tuần sự việc chùa Ba Vàng tổ chức 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' gây xôn xao, sáng 26/3, TP. Uông Bí tổ chức thông tin về vụ việc.
" alt=""/>Xử lý nghiêm phát ngôn của bà Yến về nữ sinh giao gà và anh hùng liệt sĩSố hoa này sẽ được thu về vườn ươm để chăm sóc để phục vụ những sự kiện đặc biệt tiếp theo của đất nước và thành phố.
Tuy nhiên vào sáng 6/3, khi công nhân đang tiến hành thu gom thì người dân tranh nhau vào lấy hoa. Trong đó có những người đàn ông ăn mặc lịch sự, bước xuống từ ô tô nhanh tay lấy hoa cho vào cốp xe mang đi.
![]() |
Ảnh cắt từ video |
Trước đó, vào tối ngày 28/2, ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc, quanh khách sạn đoàn ngoại giao Mỹ ở cũng xảy ra tình trạng người dân tranh nhau “hôi hoa" trang trí.
Vào tháng 2/2014, câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại bờ hồ Hoàn Kiếm.
Thời điểm này, sau dịp Tết Nguyên đán 2014, công nhân tổ chức thu dọn các chậu hoa trang trí chuyển lên xe tải để đưa về vườn ươm.
Sự cố bắt đầu nảy sinh khi nhiều người đi đường dừng xe, tranh thủ lấy những chậu hoa về nhà. Không chỉ lấy hoa, những người này còn “xin” luôn cả chậu sứ.
Người xách tay 1-2 chậu, người cho vào giỏ xe đạp, có người lấy luôn cả thùng xốp để chứa hoa.
![]() |
"Hôi hoa" ở bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Dân trí |
Trước hành vi này, GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn Hóa - Du lịch, đánh giá đây là việc làm đẹp (mang hoa về trang trí nhà cửa) bằng một hành vi không đẹp.
GS.TS Vũ Gia Hiền cũng nhận định, người “hôi hoa” không xuất phát từ việc thiếu thốn mà tâm lý chung họ đều muốn mang cái đẹp về nhà để trưng bày.
Họ làm theo sở thích của mình mà không nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng. Họ cũng không xem xét xem hành vi, sở thích của mình đó có phù hợp, có gây ảnh hưởng đến cộng đồng hay không.
Thói xấu này ảnh hưởng đến hình ảnh người Hà Nội, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Lý giải về tình trạng trên, GS.TS Vũ Gia Hiền phân tích: “Ở nước ta, đời sống, văn hóa cộng đồng làng xã đã có những bước phát triển nhất định. Đó là cộng đồng quần cư, người dân sống quây quần và biết rõ về nhau. Nên họ làm gì chưa đẹp, có những hành vi sai đều rất sợ người ta biết và đánh giá.
Tuy nhiên, đời sống cộng đồng đô thị còn nhiều hạn chế. Ở các thành phố, đô thị, người ta cho rằng mình có hành vi xấu cũng không ai biết nên xảy ra tình trạng “hôi hoa" ngay giữa ban ngày”.
Vị GS.TS này cũng khẳng định, muốn ngăn chặn những câu chuyện đáng buồn trên đầu tiên phải nâng cao giáo dục về văn hóa với các cá nhân từ gia đình, nhà trường.
Ông nói: “Chúng ta cũng phải nâng cao giáo dục cộng đồng đô thị. Dù sống ở đô thị hay ở đâu, các cư dân cũng phải học nội quy sống, các ứng xử phù hợp văn hóa vùng miền đó.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông tăng cường tuyên truyền, vận động để hạn chế những việc làm chưa đẹp này. Ví dụ trước đây, xảy ra vụ việc “hôi bia” nhưng sau đó nhờ báo chí vào cuộc, các vụ việc này đã được hạn chế.
Những tai nạn sau này, người dân không “hôi của” nữa. Thay vào đó, họ giúp người bị nạn gom đồ”.
“Muốn đô thị văn minh, phát triển, chúng ta đừng im lặng trước hành vi xấu”, GS.TS Vũ Gia Hiền nhấn mạnh.
Các khách sạn 5 sao ở Hà Nội mà các tổng thống Mỹ từng ở khi thăm Việt Nam đều đã hết phòng trước khi hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim diễn ra.
" alt=""/>Đằng sau việc người dân đi ô tô ‘hôi hoa’ giữa phố Hà NộiBáo cáo Đề án của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng nêu rõ, đây là loại phí đặc thù mang tính điều tiết, áp dụng để không khuyến khích phương tiện giao thông cơ giới cá nhân hoạt động tại khu vực có mật độ phương tiện giao thông cao, hay thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Đối tượng chịu phí của Đề án này chủ yếu là các xe ô tô cá nhân di chuyển từ bên ngoài vào khu vực thu phí (trong vành đai 3) nhằm hạn chế số lượng phương tiện, thay đổi hành vi lựa chọn phương tiện đi lại để hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Đơn vị nghiên cứu nhận định, đối với phương án thu phí, cần ưu tiên xe taxi theo quan điểm ưu tiên do taxi là phương thức vận tải bán công cộng, xe tải được quản lý theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 của UBND TP sẽ không chịu phí hoặc với mức phí thấp.
Một điểm đáng chú ý, xe ô tô khách thương mại dù có tác dụng vận chuyển tập trung nhiều người dân cùng lúc, nhưng vẫn sẽ bị áp dụng thu phí, nhưng theo hướng thấp hơn so với xe con cá nhân. Ngoài ra, xe ô tô của người dân, cơ quan, tổ chức trong khu vực thu phí có chính sách miễn giảm.
Đối tượng miễn phí gồm xe ưu tiên theo quy định hiện hành (xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội,...); xe công vụ; xe buýt công cộng. Mặc dù được miễn phí nhưng các loại xe này vẫn phải đăng ký trong hệ thống, được lắp thiết bị trên xe và cài đặt chế độ miễn thu phí để đảm bảo phân biệt với các loại xe ô tô cùng chủng loại những vẫn phải chịu phí.
Người dân kêu đắt
Trao đổi nhanh của VietNamNet với một số người dân thường xuyên đi lại bằng ô tô vào khu vực trung tâm cho thấy, đa số cho rằng mức thu phí như trên là quá cao.
Anh Lê Khắc Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, mức phí từ 25-60 nghìn/lượt để ô tô con được vào khu vực nội đô còn cao hơn nhiều trạm BOT mà chưa biết có đỡ tắc đường hơn hay không. Điều này sẽ làm khó lái xe bởi lẽ nhiều người do đặc thù nơi ở, nơi làm việc có thể qua lại trong-ngoài vành đai 3 cả chục lần mỗi ngày.
“Do công việc nên tôi buộc phải sử dụng ô tô cá nhân và đi lại trong thành phố. Với mức thu phí trên, tính nhanh mỗi tháng tôi sẽ phải mất thêm 3-4 triệu cho việc đi lại. Giờ đi ô tô đã trăm thứ tiền đổ lên đầu, sắp tới thêm tiền này nữa thì chắc chỉ có nước bán xe”, anh Tuấn nói.
Chia sẻ về trường hợp thực tế của mình, anh Đinh Mạnh Dũng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nhà anh nằm trên đường Khuất Duy Tiến (là tuyến đường vành đai 3). Đây là đường một chiều nên việc vào-ra ranh giới vành đai là thường xuyên. Nếu áp mức thu trên, thì dù xe của anh không đi vào nội đô cũng vẫn mất tiền.
“Theo tôi cần có chính sách miễn phí cho cả những khu vực lân cận vành đai 3 chứ không nên quy định cứng nhắc cứ đi qua chốt là mất tiền. Ngoài ra, nếu áp dụng từ 5-21h thì quá rộng, chẳng khác nào thu tiền cả ngày.”, anh Dũng bày tỏ quan điểm.
Anh Phan Bá Minh (quận Đống Đa, Hà Nội) nhận định: “Phương án này sẽ giảm được những người lái ô tô lang thang, không mục đích, nhưng số này rất ít. Với người đi làm, đi công việc thì họ vẫn phải qua dù có mất phí cao. Như vây là gây áp lực kinh tế cho người lao động bởi họ gần như không có nhiều lựa chọn khác”.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Hoàng Văn Phú, đang làm nghề lái xe taxi công nghệ chia sẻ: "Lái xe như chúng tôi thu nhập chẳng được bao nhiêu. Với mức phí trên kể cả khi được giảm giá thì cũng vẫn là quá cao và tiền này không biết ai sẽ chi trả. Nên chăng thu theo quãng đường di chuyển thực tế trong nội đô thay vì cứ đi qua trạm là mất tiền".
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia kinh tế - Thạc sĩ Nguyễn Văn Phương cho rằng, tuy đối tượng tác động trực tiếp của đề xuất này là người sử dụng ô tô cá nhân di chuyển vào nội đô. Tuy vậy, có thể thấy không ít thành phần khác cũng ảnh hưởng.
“Số tiền để ra-vào nội đô là rất đáng kể, không chỉ người lao động và doanh nghiệp phải gánh mà chi phí này còn được cộng vào chi phí sản xuất, kinh doanh khiến giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng lên, giá cả thị trường đắt đỏ hơn. Khi đó, sự ảnh hưởng đến cả nền kinh tế là không thể tránh khỏi.”, ông Phương phân tích.
Theo “Đề án thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường để hạn chế xe cơ giới đi vào”, vị trí các trạm thu phí nằm ở khu vực cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Ranh giới để xác định giữa khu vực nội đô và ngoại thành là đường vành đai 3 đã được khép kín, bao gồm các tuyến: Vành đai 3 (dưới thấp) - cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.