







Thủy Yên(Theêmhìnhảnhcủthi đấu bóng đá việt namo Technabob/Designswa))
Julien Alfred tạo nên địa chấn ở Olympic khi về nhất đợt chạy chung kết nội dung 100m nữ (Ảnh: Getty).
Chưa hết, trong đợt chạy chung kết nội dung 100m nữ, còn có Tia Clayton của Jamaica, một quốc gia khác cực mạnh ở các nội dung chạy nước rút trong môn điền kinh. Tia Clayton chỉ về hạng 7 với thành tích 11 giây 04.
Tấm HCV của Julien Alfred là cột mốc lịch sử của đảo quốc Saint Lucia. Đó không chỉ là HCV đầu tiên mà còn là huy chương đầu tiên (tính luôn các loại huy chương vàng, bạc, đồng) của đảo quốc Saint Lucia trong lịch sử các kỳ Thế vận hội.
Saint Lucia là đảo quốc thuộc vùng biển Caribe, với dân số chỉ vào khoảng 178.000 người (số liệu được thống kê năm 2018), cùng diện tích chỉ vào khoảng 617km2.
HCV của Julien Alfred là tấm huy chương đầu tiên của đảo quốc Saint Lucia trong lịch sử các kỳ Thế vận hội (Ảnh: Getty).
Đoàn thể thao Saint Lucia chỉ tham dự Olympic Paris 2024 với 4 VĐV, ở 3 môn điền kinh, chèo thuyền và bơi. Điền kinh chính là môn thi đấu mà Saint Lucia có đông VĐV tham dự nhất: 2 người.
Trong số 4 VĐV Saint Lucia tham dự Olympic Paris 2024, chỉ có một VĐV nữ. Người phụ nữ duy nhất trong số 4 VĐV của đảo quốc này chính là Julien Alfred, đồng thời người phụ nữ ấy vừa làm nên lịch sử cho thể thao Saint Lucia.
Julien Alfred năm nay 23 tuổi. Cô sinh ra tại thủ đô Castries của Saint Lucia, đang theo đuổi bằng cử nhân chuyên ngành Nghiên cứu Thanh niên và Cộng đồng, thuộc đại học Texas (Mỹ).
Năm ngoái, tại giải điền kinh vô địch thế giới ở Budapest (Hungary), Julien Alfred chỉ về thứ 5 ở đợt chạy chung kết nội dung 100m nữ. Điều này khiến cho ít người chú ý đến Julien Alfred tại Olympic Paris 2024, cho đến rạng sáng nay.
Sau khi giành HCV nội dung chạy 100m nữ, Julien Alfred sẽ tiếp tục tranh tài ở nội dung chạy 200m nữ, diễn ra từ ngày 4/8 đến 6/8. Chắc chắn trong những ngày tới, cả thế giới sẽ dành sự chú ý cho cô gái này và dành sự chú ý cho đoàn thể thao Saint Lucia.
" alt=""/>Đảo quốc chưa đến 200.000 dân Saint Lucia giành HCV lịch sử tại OlympicNguyễn Đức Tuân từng tạo nên chiến tích vô địch bóng bàn nội dung đơn nam tại SEA Games 31 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Đúng như kỳ vọng của người hâm mộ, trở lại sau thời gian dài nghỉ thi đấu vì chấn thương, tay vợt Nguyễn Đức Tuân (người từng tạo ra chiến tích bằng chức vô địch đơn nam tại SEA Games 31) đã có màn tái xuất ấn tượng khi giúp đội tuyển bóng bàn Hải Dương giành giải nhất toàn đoàn với 2 Huy chương vàng (HCV), 3 Huy chương bạc (HCB) và 1 Huy chương đồng (HCĐ).
Đáng chú ý, cả hai tấm HCV của Hải Dương đều có sự góp công lớn của Nguyễn Đức Tuân, khi anh cùng với Đoàn Bá Tuấn Anh và Nguyễn Duy Phong giành HCV nội dung đồng đội và cùng với tay vợt nữ Bùi Ngọc Lan giành HCV nội dung đôi nam nữ. Ở nội dung đơn nam, đáng tiếc Đức Tuân chỉ giành HCB khi để thua tay vợt số 1 Việt Nam là Nguyễn Anh Tú ở trận chung kết.
Ở nội dung đồng đội nữ, đội tuyển TPHCM với đội hình gồm 3 tay vợt mạnh Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Khoa Diệu Khánh, Nguyễn Bạch Thanh Thư giành HCV sau chiến thắng thuyết phục 3-0 trước đội tuyển nữ Quân Đội.
Mai Ngọc và Anh Hoàng góp công lớn giúp CAND-T&T giành giải nhì toàn đoàn tại giải vô địch các đội mạnh quốc gia 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại giải đấu này cũng ghi nhận hai tay vợt từng vô địch SEA Games 32 ở nội dung đôi nam nữ là Trần Mai Ngọc và Đinh Anh Hoàng thi đấu ấn tượng khi giúp đội tuyển Công an Nhân dân và T&T giành giải nhì toàn đoàn.
Ở nội dung đôi nam, Đinh Anh Hoàng và Lê Đình Đức đánh bại bộ đôi Nguyễn Đức Tuân và Đoàn Bá Tuân để giành HCV. Trong khi đó, Trần Mai Ngọc và Nguyễn Thùy Kiều My giúp CAND-T&T giành HCV đôi nữ khi thắng nghẹt thở trước bộ đôi Nguyễn Khoa Diệu Khánh và Nguyễn Bạch Thanh Thư với tỷ số 3-2.
Ở nội dung đơn nam, tay vợt số một Việt Nam Nguyễn Anh Tú tiếp tục giữ vững phong độ để giành HCV, trong khi Nguyễn Khoa Diệu Khánh tiếp tục vô đối ở nội dung đơn nữ khi đánh bại người đồng đội ở đội tuyển TPHCM ở trận chung kết.
Mai Ngọc và Kiều My của CAND-T&T giành HCV nội dung đôi nữ (Ảnh: Việt Anh).
Ngay sau giải vô địch các đội mạnh quốc gia, đội tuyển bóng bàn Việt Nam sẽ tập trung để chuẩn bị tham dự giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 17/11 đến 25/11.
Theo đó, đội tuyển nam sẽ gồm các tay vợt Nguyễn Anh Tú, Nguyễn Đức Tuân, Đinh Anh Hoàng, Đoàn Bá Tuấn Anh và Nguyễn Đăng Hiệp. Đội tuyển nữ sẽ gồm 5 tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh, Nguyễn Thị Nga, Mai Hoàng Mỹ Trang, Trần Mai Ngọc và Nguyễn Bạch Thanh Thư.
" alt=""/>Nguyễn Đức Tuân tái xuất ấn tượng, sẵn sàng dự giải vô địch Đông Nam ÁZhang Yufei tỏ ra khó chịu với câu hỏi liên quan tới doping (Ảnh: Getty).
Nhưng thay vì đặt ra câu hỏi liên quan tới thành tích của cô, các phóng viên lại liên tục xoáy sâu vào vấn đề liên quan tới doping của đoàn thể thao Trung Quốc.
Thậm chí, Zhang Yufei còn nhận được câu hỏi không liên quan gì tới mình. Phóng viên hỏi cô liệu Pan Zhanle (VĐV Trung Quốc vừa phá kỷ lục thế giới ở nội dung 100m bơi tự do nam), có dùng doping hay không?
Trước những câu hỏi mang tính "nhạy cảm", Zhang Yufei tỏ ra vô cùng bức xúc. Cô cho biết: "Tại sao các vận động viên Trung Quốc bị tra khảo khi họ bơi tốt, nhưng không ai dám hỏi Michael Phelps hay Katie Ledecky trước đây?
Tôi không cho rằng vấn đề doping tác động nghiêm trọng nào đến chúng tôi. Tôi và các đồng đội của mình vô tội".
Những người hâm mộ Trung Quốc ủng hộ tuyên bố của Zhang Yufei. Họ cho rằng dường như phóng viên cũng đang kỳ thị VĐV Trung Quốc. Một người chia sẻ: "Những phản biện của cô ấy rất rõ ràng. Các nhà báo nước ngoài đã nhắm vào Trung Quốc. Điều này cho thấy thái độ trịch thượng của họ. Những câu hỏi như vậy là sự phân biệt đối xử. Đó là cách hèn hạ nhất để đối phó với VĐV Trung Quốc".
Pan Zhanle bị kỳ thị sau khi giành huy chương vàng Olympic (Ảnh: Getty).
Điều đáng nói, nhà vô địch Pan Zhanle đã bị đối thủ kỳ thị sau khi giành huy chương vàng. Anh chia sẻ: "Khi thi đấu xong, tôi đã chào hỏi Kyle Chalmers, nhưng anh ta không đáp lại và bỏ đi. Ngoài ra, Jack Alexy cũng không đáp lại tôi, rồi tỏ ra bực tức đập nước khi HLV tiến lại gần".
Sở dĩ các VĐV bơi lội Trung Quốc bị kỳ thị được cho là bởi họ đang bị điều tra vì sử dụng doping ở các giải đấu trước. Thậm chí, đã có án phạt được đưa ra, nhưng cuối cùng những VĐV này vẫn có mặt ở Olympic Paris 2024. Đó là lý do mà các VĐV Trung Quốc phải xét nghiệm doping liên tục trước khi giải đấu diễn ra.
" alt=""/>Nữ thần bơi lội Trung Quốc bức xúc vì câu hỏi "nhạy cảm"