![]() |
Phần thép xung quanh ngôi nhà được thiết kế như một lớp vỏ chống ồn, để giảm đi những âm thanh của phố xá và tàu hỏa. |
![]() |
Với thiết kế tuyệt đẹp của mình, Archway Studio đã đạt giải “Ngôi nhà của năm”, nằm trong giải thưởng Kiến trúc London năm 2013. |
![]() |
Kiến trúc vòm cong của khối kim loại được thiết kế để đón ánh nắng tự nhiên xuống khu nhà ở bên dưới. |
![]() |
Trung tâm của ngôi nhà có 3 tầng, liên kết với các căn phòng xung quanh. Cho đến thời điểm hiện tại, Archway Studios được sử dụng như phim trường và nơi ở của một gia đình. |
![]() |
Ngôi nhà bao gồm hai phòng ngủ, hai phòng tắm và một phòng nghiên cứu. |
![]() |
Phòng khách ngăn nắp và hiện đại với mái vòm cong. Để tiết kiệm diện tích sử dụng, phần trần được thiết kế như một gác xép nhỏ để chứa sách và phòng đọc. |
![]() |
Phòng bếp được thiết kế với màu trắng chủ đạo và nội thất đơn giản, giúp không gian trở nên thoáng rộng hơn. |
![]() |
Cầu thang hình xoắn ốc giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà |
![]() |
Phòng ngủ cách âm cùng cửa sổ để đón nắng tự nhiên.. |
Ngôi nhà vườn rộng 700 m2 tọa lạc ở xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), chủ nhân là nghệ nhân gốm nổi tiếng nhưng trong quá trình xây dựng ngôi nhà, ông đột ngột qua đời.
" alt=""/>Ngôi nhà cũ kỹ dưới gầm cầu rao bán hơn 30 tỷ đồng, nội thất gây choángTất cả những gì chúng ta đang có chính là hiện tại. Chỉ có ở hiện tại chúng ta mới có thể tận hưởng được niềm vui, hạnh phúc, mới có cơ hội được sống với những đam mê của mình. Một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã được thực hiện để tìm hiểu xem các ông bố tầng lớp trung lưu dành bao nhiêu thời gian chơi với con. Những ông bố được chọn làm nghiên cứu đã đeo micro trên cổ áo để đo thời gian họ dành cho con cái bao lâu mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các ông bố chỉ dành khoảng 37 phút chơi với con mỗi ngày. Nhiều ông bố chia sẻ kế hoạch sẽ dành nhiều thời gian hơn cho người họ yêu thương “khi đã làm xong việc”, “khi đã có nhiều tiền hơn”... Nhưng thực tế là không ai trong chúng ta có thể đảm bảo rằng ngày mai bản thân vẫn khỏe mạnh, và sự thật là chúng ta chỉ có hôm nay để làm những việc mình nên làm.
![]() |
Khi được hỏi về chủ đề này, anh Quốc Hùng, giám đốc một công ty nội thất có tiếng tại TP.HCM chia sẻ: “Là đàn ông, ai cũng có tham vọng xây dựng sự nghiệp, kiếm được nhiều tiền cho vợ con. 12 năm qua, tôi đã làm việc không mệt mỏi, đi sớm về khuya, lịch công tác triền miên, thời gian dành cho vợ con rất ít”.
“Cách đây 2 năm, sau sự cố đột quỵ xảy ra với người bạn thân, tôi mới nhận ra tôi nên sống cho hiện tại, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Tôi đã thay đổi cách sống từ đó, cân bằng giữa công việc và gia đình, dành nhiều thời gian cho bản thân, đồng thời tham gia một kế hoạch tài chính bảo vệ toàn diện cho cả gia đình để phòng ngừa những rủi ro trong cuộc sống”, anh Hùng nói.
Trong khi đó, chị Hoàng Anh (khu đô thị Royal City, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã có 5 năm đại học và tiếp sau đó là 5 năm làm việc điên cuồng, không có một ngày đi du lịch, bỏ quên cả bản thân. Rồi đến lúc, tinh thần tôi suy sụp nghiêm trọng. Tôi nhận ra rằng, mọi điều trong hiện tại như các mối quan hệ, gia đình, sức khỏe hay đời sống tinh thần... mới là thứ tài sản để dành thực sự cho tương lai. Và tôi bắt đầu lên chiến lược để có thể sống vui vẻ cho hiện tại và vẫn có kế hoạch tiết kiệm để vun đắp cho tương lai bền vững”.
Chìa khóa vun đắp tương lai
Nói thì dễ, hành động mới khó, và biến suy nghĩ thành hành động thì lại càng khó. Chị Hoàng Anh tiết lộ chìa khóa để chị thực hiện mục tiêu chủ động sống hạnh phúc ở hiện tại bắt đầu bằng việc tham gia một kế hoạch tài chính dài hạn cho bản thân. Sau khi nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường, chị đã quyết định lựa chọn sản phẩm “Aviva - Chọn An Vui” của công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Anh quốc Aviva.
![]() |
“Đây là giải pháp bảo hiểm kết hợp tối ưu giữa bảo vệ dài hạn và tiết kiệm, vừa giúp bảo vệ mình toàn diện trước mọi rủi ro trong cuộc sống, vừa đồng thời là phương án đầu tư sinh lời hiệu quả mang tính lâu dài. Từ khi ký vào hợp đồng bảo hiểm này, mình đã thực sự cảm thấy nhẹ nhõm, bình an và có thể tận hưởng hạnh phúc của hiện tại mà không cần phải lo lắng về tương lai nữa”, chị Hoàng Anh nói.
Cùng chung quan điểm với chị Hoàng Anh, anh Việt Dũng, quản lý một cửa hàng cafe ở Quận 1, TP.HCM chia sẻ: “Tham gia bảo hiểm nhân thọ đang trở thành xu thế của những gia đình trẻ hiện đại, đặc biệt là những sản phẩm bảo hiểm kết hợp tối ưu giữa bảo vệ dài hạn và tiết kiệm. Tôi mới được bạn bè giới thiệu sản phẩm bảo hiểm “Aviva - Chọn An Vui” của Aviva Việt Nam với các gói bảo hiểm phù hợp với từng giai đoạn của cuộc đời như lập nghiệp, chăm sóc con cái, hưu trí… với mức phí hợp lý và kế hoạch đóng phí linh hoạt”.
Anh Dũng cho biết khi tham gia sản phẩm “Aviva - Chọn An Vui”, anh đã chọn tham gia thêm sản phẩm bảo hiểm bổ sung với quyền lợi được chi trả đến 300% số tiền bảo hiểm khi gặp rủi ro do tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo giai đoạn sau. Sự linh hoạt trong thời gian đóng phí, kế hoạch bảo vệ đa dạng, cùng quyền lợi duy trì hợp đồng hấp dẫn cũng giúp anh gia tăng khoản tích lũy của hợp đồng, và tự tin hơn với sự lựa chọn của mình.
“Với sự ra đời của những giải pháp tài chính tiên tiến, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động chọn cuộc sống hạnh phúc ở hiện tại, mà vẫn vun đắp cho tương lai”, anh Dũng chia sẻ quan điểm.
Thúy Ngà
" alt=""/>Chủ động chọn sống hạnh phúc cho hôm nayPhạm Thị Thắm, sinh năm 1991 gây ấn tượng với người đối diện bằng phong thái tự tin, cách nói chuyện mạch lạc, tinh thần lạc quan tràn đầy thay vì khiến người ta chú ý đến chiếc xe lăn em đang ngồi.
Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em ở ven thành phố Thanh Hóa, ngày nhỏ Thắm như bao đứa trẻ bình thường khác, biết phụ giúp bố mẹ đi chăn bò, việc đồng áng, việc nhà. Bỗng nhiên, năm 9 tuổi em phát hiện mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang.
‘Gia đình em hay nói đùa là em ăn hết cả cái móng nhà rồi’ – Thắm cười khi chia sẻ. Bố mẹ làm nông, căn bệnh của em khiến kinh tế gia đình càng thêm chật vật.
10 năm chữa chạy khắp trong Nam ngoài Bắc, 3 năm nằm viện ở Hà Nội, trong nhà có gì bán được đều bán đi cả, nhưng không may mắn như những bệnh nhân khác, đôi chân Thắm không có dấu hiệu chuyển biến. Em gắn bó với chiếc xe lăn từ đó.
Căn bệnh hiểm nghèo khiến Thắm bị liệt từ ngực trở xuống, không bộ phận nào có cảm giác gì.
Việc đi vệ sinh của em cũng phải tập luyện nhiều năm trời mới đi vào nề nếp như bây giờ. Hằng ngày, em cắm ống thông tiểu vào những giờ nhất định để tạo thói quen, tránh gây trào ngược lên thận. Em nói, những người mắc căn bệnh này, việc bị rỉ nước tiểu, viêm, loét, người có mùi khó chịu là chuyện thường gặp. Vì thế, giống như em nói: ‘Cuộc sống chọn ta ngồi xe lăn thì ta phải tìm mọi cách để khắc phục nó’.
Năm đầu tiên bị bệnh, mẹ em ngày nào cũng khóc. Bà gầy xọp đi vì buồn và thương con.
Thắm chia sẻ, nếu như em mắc bệnh bẩm sinh, có lẽ em sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Nhưng em đã có khoảng thời gian được là người bình thường, được chạy nhảy, vui chơi như các bạn đồng trang lứa, nên việc phải dính chặt với chiếc xe lăn đã khiến em bị ‘sốc’.
‘Ngày xưa em buồn lắm. Nhưng chỉ có 1, 2 lần em khóc trước mặt người thân. Em hay khóc một mình’.
Khi chưa biết chủ động trong sinh hoạt, em phải nhờ cậy hết vào người thân. Việc phụ thuộc vào người khác khiến em bực tức, khó chịu.
‘Em tự tử mấy lần nhưng không chết. Bây giờ tay em vẫn còn sẹo. Sau vài lần chết hụt, em không muốn làm việc đó nữa vì nghĩ thương bố mẹ’.
19 năm ngồi xe lăn vẫn bị kỳ thị
Trước khi chuyển sang làm thợ may, Thắm là một thợ thêu tay truyền thống. Sau một thời gian nhận thấy nghề này không có nhiều việc để làm, em tìm đến mơ ước từ nhỏ của mình là thợ may.
‘Từ nhỏ em đã thích quần áo, thời trang. Suốt ngày em ngồi may quần áo cho búp bê. Nhưng khi bị bệnh, em nghĩ là mình không làm được nghề này. Vì chiếc máy may cần phải đạp chân ga mà chân em thì không làm được’.
![]() |
Bằng rất nhiều nỗ lực, Thắm trở thành một thợ may có cửa hàng riêng. Ảnh: NVCC |
Khi được một người bạn gợi ý nên chế bàn ga lên mặt bàn để dùng tay điều khiển, Thắm bắt đầu mày mò tìm hiểu. Được người bạn tặng cho chiếc máy may con bướm kiểu ngày xưa, em bắt đầu tự học cách điều khiển bàn ga bằng khuỷu tay. Khi cảm thấy mình có thể kiểm soát được máy, em bắt đầu đi xin học nghề. Nhưng khó khăn với em cũng bắt đầu từ đây.
‘Em đi đến đâu người ta từ chối đến đó. Người ta luôn nghĩ rằng thợ may phải có đôi chân, vì phải đứng ở rất nhiều góc để cắt hàng’.
Trong quá trình bị từ chối, ở nhà em vẫn mua sách về tự học và luôn tin rằng sẽ có nơi nhận em.
Nơi đầu tiên em học may cũng là chỗ từng từ chối em lần đầu tiên. Lần sau, em nhờ phụ huynh đưa đến. Nể chỗ họ hàng, người ta mới nhận em vào học nghề.
‘Em vẫn còn nhớ như in câu nói của người ta, rằng: ‘Người bình thường còn không làm được nghề này, huống chi…’’
Không tự ái, Thắm coi đó là động lực để mình cố gắng. Sau khi học nghề ở đó được 1 năm, Thắm được chị chủ cửa hàng yêu quý và cho đến giờ vẫn luôn muốn em ở lại làm việc cho cửa hàng.
Nhưng để thực hiện những hoài bão lớn hơn, Thắm xin nghỉ để mở cửa hàng cắt may cho riêng mình. Cùng với đó, em tiếp tục học sâu hơn về cắt may áo dài, váy, đồ kiểu qua những khóa học online của một thợ may ngoài Hà Nội.
Năm đầu tiên, em gặp nhiều khó khăn khi khách hàng không tin tưởng. ‘Thấy mình ngồi xe lăn, thậm chí khách còn không muốn đưa đồ cho em sửa, chứ chưa nói đến chuyện may đồ mới’.
Nhưng sang năm thứ 2, bằng tay nghề và sự kiên trì, Thắm đã có lượng khách hàng ổn định. Khách hàng bắt đầu tin tưởng đặt may em những sản phẩm cao cấp hơn như áo dài, váy.
‘Thứ mà người khuyết tật bọn em cần nhất là sự tin tưởng, sự công bằng trong cách đối xử của mọi người. Xin đừng nhìn vào những khiếm khuyết trên cơ thể bọn em, mà hãy nhìn vào sự cố gắng. Chúng em chắc chắn không thể nào hoàn hảo như mọi người, nhưng bù lại chúng em có sự nỗ lực lớn hơn người khác’.
Thắm cho rằng, em làm được nghề này không phải nhờ vào năng khiếu, mà nhiều nhất vẫn nhờ vào sự chăm chỉ, kiên trì và tình yêu với công việc mà mình làm. ‘Nếu mình yêu nó và tìm thấy mục đích sống của mình ở đó thì mình có thể làm được’.