Khi mà smartphone đã trở thành một thứ “phụ kiện” quan trọng của con người, việc dùng một chiếc điện thoại không phù hợp có thể làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đa số khách hàng thường sử dụng giá cả như là tiêu chí hàng đầu khi mua hàng, tuy nhiên, với cùng một mức giá, bạn vẫn có cả một “rừng” sự lựa chọn. Khi mà công nghệ ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn thì việc chọn mua đúng smartphone đã trở thành một “nghệ thuật” và người mua cũng cần một vài mẹo nhỏ sau để có thể trở thành “nghệ sĩ”.
Thiết kế ấn tượng
Thiết kế của smartphone luôn là một trong những yếu tố quyết định trong việc chọn mua điện thoại của người tiêu dùng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ như hiện nay. Càng ngày smartphone càng chứng tỏ rằng mình không chỉ đơn thuần là một thiết bị liên lạc hoặc phục vụ công việc mà còn là món phụ kiện, đồ trang sức của người sở hữu. Vì thế hãy lựa chọn smartphone có kiểu dáng đẹp mắt, ấn tượng để không cảm thấy nhàm chán khi sử dụng.
Ngoài ra, tùy nhu cầu sử dụng mà chọn smartphone có dáng dấp phù hợp. Với những điện thoại màn hình lớn, hiển nhiên là những dòng máy thiên về giải trí với việc hiển thị các tệp tin phim ảnh sướng mắt. Đối với những người hay soạn các tin ngắn, tán gẫu trên mạng xã hội thì tốt nhất là nên lựa chọn các loại smartphone được trang bị bàn phím cứng QWERTY.
Màn hình siêu nét
Màn hình 720p với kích cỡ 5-inch đem lại cho người dùng mật độ điểm ảnh cao giúp hình ảnh và chữ hiển thị sắc nét. Dựa trên kích cỡ màn hình mà bạn muốn sử dụng, hãy cố gắng tìm một chiếc smartphone có mật độ điểm ảnh/inch (ppi) từ 250 trở lên. Thực tế, mật độ 320ppi là tốt nhất vì lên trên mức này, mắt người không thể phân biệt được nữa. Để tính ra thông số điểm ảnh/inch, bạn có thể sử dụng công cụ DPI Calculator: bạn chỉ cần nhập vào độ phân giải và kích cỡ màn hình.
Các mẫu smartphone Android cao cấp nhất hiện nay như Galaxy S4 và HTC one đều có màn hình độ phân giải Full HD (1080p) và chắc chắn xu hướng đó sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Tuy vậy, nếu như bạn đang để mắt tới một chiếc điện thoại 6 inch trở lên, thì độ phân giải 1080p cũng đồng nghĩa với mật độ điểm ảnh/inch vào khoảng 320ppi.
" alt=""/>Mẹo chọn mua smartphone không bao giờ lỗi thời![]() |
Chrome vẫn là trái tim của Google I/O năm nay |
Có thể nói, với những công nghệ như Android và Glass, phạm vi thảo luận của Google I/O đã mở rộng đáng kể kể từ khi sự kiện này được tổ chức lần đầu vào năm 2008. Nhưng Google, với tư cách một hãng sinh ra, lớn lên, gắn bó mật thiết với mạng Web, vẫn quyết định giữ trình duyệt làm tâm điểm của sự kiện.
Với hai sản phẩm Chrome và hệ điều hành Chrome OS trong tay, giới phân tích cho rằng Google sẽ có nhiều thông tin liên quan đến trình duyệt để chia sẻ với cộng đồng phát triển, khi mà Hội thảo Google I/O chính thức khai màn vào thứ 5 tới. Có thể kể đến khả năng làm việc offline khi chẳng may đứt mạng, tốc độ nhanh hơn, nhiều tính năng hơn cho phép ứng dụng Web bắt kịp với các phần mềm truyền thống chạy trên Windows. Ngoài ra, Google cũng sẽ giới thiệu nhiều công cụ mới để hỗ trợ giới phát triển viết ứng dụng Web. Thậm chí, chúng ta cũng có thể bắt gặp một mẫu máy tính bảng cài hệ điều hành Chrome OS - dù nó sẽ ở thế cạnh tranh khá là kỳ cục với tablet Android.
Trình duyệt ưu việt hơn đồng nghĩa với việc các ứng dụng Web cũng trở nên hoàn thiện hơn, mà Google thì đang nắm trong tay rất nhiều ứng dụng Web. Các ứng dụng nổi nhất như Gmail, Docs, Sheets và Slide hiện đang được bán trọn gói theo kiểu dịch vụ thuê bao, có doanh thu hẳn hoi mang tên Google Apps. Chúng tích hợp chặt chẽ với Google Drive, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu ở các tài liệu trực tuyến với file lưu trong máy tính người dùng.
Nhưng tại sao Google lại ưu ái Chrome đặc biệt như vậy, khi rõ ràng là sức hút của sản phẩm này thua xa Android, cũng không đình đám như Google Glass?
Thứ nhất, Google kiếm được cả núi tiền từ tìm kiếm. Và với Chrome cùng Chrome OS, khác với các yêu cầu tìm kiếm được gõ vào hộp tìm kiếm trên Firefox hay các trình duyệt khác, Google sẽ không phải chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với bất kỳ ai. Đó cũng là lý do vì sao mà Sundar Pichai, Giám đốc phụ trách Chrome, Ứng dụng và giờ là Android từng khẳng định tại Google I/O năm ngoái là "Chrome có khả năng sinh lời một cách ngoại hạng".
Thứ hai, với việc kết hợp trình duyệt với hệ sinh thái website và dịch vụ của riêng mình, Google sẽ có đầy đủ điều kiện để tạo ra những công nghệ Web mới. Hãng sẽ cùng lúc kiểm soát cả hai đầu của mạng web (dự án Google Fiber về đường trục chính là minh chứng rõ ràng cho tham vọng ấy).
Mục tiêu của Google không phải là tạo ra những công nghệ độc quyền - hãng luôn sử dụng nguồn mở và cung cấp ý tưởng miễn phí cho các đối tác, giống như những gì Google đã làm với Android. Ý định thực sự của Google là biến Web thành một nền tảng lập trình hùng mạnh, nơi các website và ứng dụng web của hãng có thể chạy nhanh như điện xẹt. Khi ấy, người dùng sẽ có nhiều động lực để ở trên mạng lâu hơn, họ sẽ dành nhiều thời gian cho các dịch vụ của Google hơn.
Một số công nghệ mà Google đang nghiên cứu để cải tiến mạng web là WebRTC, cho phép chat video và âm thanh P2P; công nghệ nén VP8 và VP9 hay chuẩn ảnh WebP có thể thay thế cả JPEG lẫn PNG khi thu nhỏ đáng kể dung lượng file ảnh.
Vì thế, dù cho người dùng rất quan tâm đến việc Google sẽ trình làng phiên bản Android mới nhất hay trình diễn smartphone Nexus mới nào tại Google I/O, thì mối ưu tiên số một của gã khổng lồ tìm kiếm tại Hội thảo năm nay vẫn chỉ xoay quanh Chrome mà thôi.
Y Lam(Theo CNET)
Google nâng cấp Nexus 7, giá vẫn 4 triệu đồng" alt=""/>Vì sao Google ưu tiên Chrome hơn cả Android, Glass?