Đồng thời, các địa phương tổ chức lại các cơ sở giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.
Cùng với đó là nâng cao mức độ tự chủ tài chính của sơ sở giáo dục công lập, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, nhất là xã hội hóa đối với bậc học mầm non và tiểu học để giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các địa phương là vấn đề mang tính khách quan trong điều kiện sắp xếp, cơ cấu lại trường, lớp, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, hoàn thiện về tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên, đặc biệt đối với một số địa bàn có sự gia tăng dân số cơ học, tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã kịp thời báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung 65.980 biên chế giáo viên, trong đó, đối với năm học 2022-2023 đã bổ sung 27.850 biên chế giáo viên. Đối với năm học 2023-2024, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT rà soát nhu cầu thừa, thiếu giáo viên đối với từng bậc học để bổ sung cho các địa phương.
Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2022, trong đó có quy định các địa phương chưa được giao đủ định mức thì sẽ được ký hợp đồng đối với giáo viên theo quy định, bảo đảm kịp thời bố trí đủ nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục công lập.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, nhất là tăng cường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên dạy các môn học thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn
Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ quán triệt, hướng dẫn các địa phương tiếp tục hợp đồng thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên sư phạm ra trường trở về địa phương giảng dạy; thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc sinh viên giỏi tốt nghiệp các ngành khác có nguyện vọng dự tuyển vào làm giáo viên…
Các địa phương chủ động rà soát số giáo viên được đào tạo ra trường chưa đạt trình độ chuẩn để có kế hoạch đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định; nghiên cứu, dự báo quy mô dân số trong độ tuổi đi học của từng cấp, bậc học tại địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình bổ sung biên chế giai đoạn 2026-2030.
Về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, giáo viên mầm non, tiểu học được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung.
Ngoài ra, họ còn được hưởng các chế độ ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo; phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội).
Đối với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng: Phụ cấp thu hút; phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%); phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp (lần đầu; tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); phụ cấp lưu động; phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, mặc dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác nhưng đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Hiện, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Trong phần tham luận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, trăn trở về bài toán năng lực tự chủ của các trường đại học. Theo ông Lê Quân, đây là một bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ nếu so 10 năm trước. Tuy nhiên, quá trình tự chủ có rất nhiều vấn đề.
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia Hà Nội vốn là nơi luôn được coi là cơ chế tốt nhất, song khi làm vướng rất nhiều luật. Trong tự chủ đại học, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng. “Hiện, một đại học không phải là cơ quan quản lý theo hành chính mà đòi hỏi sự năng động rất cao. ĐH Quốc gia Hà Nội giờ đây tìm được một hiệu trưởng giỏi cũng rất khó khăn.
Trong 2-3 năm qua, chúng tôi đã có 2-3 người xin thôi chức vụ hiệu trưởng để chuyển sang một vị trí khác. Tất nhiên, chúng tôi phải đào tạo đội ngũ kế cận nhưng điều này cho thấy đây dần dần là một công việc nhiều áp lực, sức ép”, ông Quân nói.
ĐH muốn phát triển bền vững chỉ trông chờ vào học phí sẽ rất khó khăn
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia luôn được coi là ưu tiên, trọng điểm. Nhưng thực sự để việc đầu tư đáp ứng được sứ mệnh, nhiệm vụ cũng rất khó khăn. “Lương cơ sở đang tăng lên, ngân sách cấp xu hướng giảm đi. Trong khi đó, việc trông chờ vào học phí cũng chỉ có giới hạn, như vậy, rất nhiều bài toán đặt ra nếu nhìn vào tài chính đại học, trong đó, có bài toán tài chính cho khoa học công nghệ.
ĐH Quốc gia Hà Nội mỗi năm được ngân sách cấp khoảng 75 tỷ đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ, trong khi có gần 3.000 tiến sĩ, 6 viện nghiên cứu. Mỗi năm, mỗi viện được khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng hỗ trợ, rất khó khăn. Với suất đầu tư như vậy, có thể thấy cơ chế bất cập", GS Quân nói.
GS Lê Quân cho rằng, việc trông chờ vào học phí là rất khó khăn nếu muốn bền vững. Thời gian qua, Quốc hội dành rất nhiều thời gian và ra nhiều nghị quyết cho một số cơ chế đặc thù khác nhau, nhưng chưa có những cơ chế đặc thù về giáo dục đại học.
“Cần có thể chế làm sao để đại học có những cơ chế để được quản lý theo một mô hình tự chủ cao và được làm nhiều điều mới cùng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, hơn là quản lý mang tính chất hành chính đồng phục”, ông Lê Quân chia sẻ.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, Nghị quyết 29/NQ-TW nêu rõ đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, nhưng chi cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học hiện vẫn còn rất thấp. Theo ông Hải Quân, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện cũng rất “ngổn ngang”.
“Tỷ lệ ngân sách cấp 3 năm liên tục giảm. Thực tế, từ năm 2020 đến năm 2023, cả ĐH Quốc gia TP.HCM không khởi công được công trình nào mới. Năm 2023, dự kiến chúng tôi sẽ phải hủy dự toán, đồng nghĩa trả lại ngân sách 671,4 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi phải chuyển nguồn từ năm 2022 sang 2023 là 545 tỷ. Năm 2022 phải hủy dự toán (tức được cấp năm 2021 nhưng đến năm 2022 vẫn không thể giải ngân) khoảng 340 tỷ đồng”.
Ông Hải Quân cho rằng, việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học cũng chưa hợp lý. “Nghị quyết nói rằng phải tăng cường đầu tư, các trường đại học cũng đã làm rất tốt, nhưng số chi thực sự cho các trường để làm nghiên cứu khoa học tỷ lệ rất thấp”.
Theo ông Hải Quân, nguồn thu của các trường đại học chủ yếu đến từ học phí. Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới cho thấy, càng ngày tỷ lệ phụ thuộc vào học phí càng cao, đến hơn 70%. “Một trường không thể trở thành đại học đẳng cấp thế giới hoặc được xếp hạng thế giới nếu chỉ dựa vào học phí”.
Ông Quân dẫn khuyến nghị của Ngân hàng thế giới cần tăng 0,8 - 1% GDP đầu tư cho giáo dục đại học (hiện nay khoảng 24-27%).
Giáo dục đại học Việt Nam chưa có sự bứt phá
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam đang trong trạng thái phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.
“Đối với hệ thống các trường đại học công muốn có sự cải thiện cần vừa phải huy động phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Đầu tư nhưng để tiêu được như thế nào cũng là câu chuyện đáng lo ngại, đã hiếm có còn khó tiêu”.
Bộ trưởng Sơn cho rằng, có nhiều "cái vướng" với mô hình tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Những quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ của giáo dục đại học chưa có sự đồng bộ, chia sẻ của các hệ thống pháp luật khác... Với một cơ sở giáo dục đại học, chúng ta áp dụng các quy định như các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để đơn vị rất đặc biệt này tự chủ.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quy mô, công tác quản lý, quản trị đại học có bước phát triển và nhiều đổi mới.
Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc.
Thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học còn có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong cách hiểu, vận dụng và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là về thực hiện tự chủ đại học. Quy mô giáo dục đại học của nước ta có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Chính sách xã hội hoá giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhất là về năng lực đổi mới sáng tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học chưa được hoàn thiện.
Tọa lạc tại số 2-4 bến Cần Giuộc, Phường 11, Quận 8, TP.HCM, tiếp giáp Quận 5, giao thông thuận tiện, trường Victoria Riverside có kiến trúc đặc sắc, cảnh quan xanh mát.
Khuôn viên trường và các phòng chức năng được thiết kế hài hòa, sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, tạo lập không gian xanh và thư giãn cho học sinh tìm thấy niềm vui và đảm bảo sức khỏe trong quá trình học tập tại trường.
Với trang thiết bị, tiện ích học tập hiện đại, cao cấp từ nhà ăn, phòng lab, thư viện, bể bơi, sân bóng, phòng thí nghiệm, trường nội trú, các phòng học chức năng, phòng khoa học, STEAM, nhà thi đấu đa năng hiện đại chuẩn quốc tế, trường Victoria Riverside còn có hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn diện dành cho học sinh, từ sức khoẻ dinh dưỡng tới thể chất và tinh thần với các hoạt động thể thao, y tế học đường cùng đội ngũ giáo viên uy tín chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, chuyên môn cao và tâm huyết với học sinh.
Ngoài ra, trường còn có chương trình nội trú Home Sweet home - nơi học sinh được chăm sóc toàn diện, rèn luyện tính tự chủ, phát triển những kỹ năng đời sống và tạo lập những mối quan hệ ý nghĩa nhất của tuổi học sinh.
Với mô hình “trường học hạnh phúc - Happy School” của UNESCO, học sinh của trường Victoria Riverside được lựa chọn chương trình học phù hợp, phát triển năng lực bản thân, tìm thấy niềm vui trong học tập, tự tin khám phá sở thích, đam mê của bản thân và có thể định hướng nghề nghiệp tương lai một cách vững vàng.
Học sinh được xây dựng một nền tảng kiến thức học thuật vững vàng, kết tinh những giá trị xuất sắc từ các chương trình học quốc tế và trong nước bao gồm: Chương trình quốc tế Cambridge; Chương trình học song ngữ tích hợp với chương trình Bộ Giáo dục - Đào tạo; Chương trình tư duy toàn cầu Cambridge; Chương trình dạy Hành động tích cực của Mỹ, các môn năng khiếu học đường và đặc biệt trải nghiệm doanh nghiệp thực tế ngay từ bậc tiểu học.
Cũng tại sự kiện, Ths. David Rynne, Head of school - Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Riverside khẳng định: “Tại trường Victoria Riverside, học sinh sẽ được học các chương trình học chuẩn quốc tế, tiếp cận xu hướng hiện đại mới của nền giáo dục toàn cầu với chi phí hợp lý. Các em sẽ được tham gia vào một hành trình giáo dục liền mạch, tích hợp tinh hoa kiến thức quốc gia và tri thức quốc tế, đồng thời được trang bị những kỹ năng cần thiết để các em được phát huy hết tiềm năng, được học tập với niềm đam mê và tự hào trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”.
Ths. Lê Nguyễn Trung Nguyên, CEO kiêm Tổng hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Victoria School, cũng cho biết thêm, “Hệ thống Giáo dục Victoria School theo đuổi 3 tiêu chí: Green (Trường học xanh) - Smart (Trường học thông minh) và Happy (Trường học hạnh phúc). Với quyết tâm phụng sự cho sứ mệnh ngôi trường hạnh phúc, chúng tôi cam kết sẽ đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú, tự tin, bản lĩnh, hạnh phúc, sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu và mang lại những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và cộng đồng”.
Trước đó, hệ thống giáo dục Victoria School đã ra mắt trường học hạnh phúc đầu tiên - Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn vào ngày 12/12/2022 và khánh thành, đi vào hoạt động vào ngày 12/8/2023.
Trong ngày ra mắt ngôi trường hạnh phúc - Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Riverside, có nhiều chính sách ưu đãi cho phụ huynh học sinh. Như tài trợ lên đến 40% học phí dành cho thế hệ học sinh đầu tiên tại Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Riverside; tặng 100% phí nhập học; cố định biểu phí trong vòng 2 năm… Hệ thống giáo dục Victoria School và Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Riverside: riverside.vsss.edu.vn |
Thanh Hà
" alt=""/>Ra mắt trường Quốc tế Song ngữ Victoria Riverside