Đổ xăng 30 ngàn đồng mới qua vạch đỏChiều ngày 11/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh lên 28.980 đồng/lít, giá xăng RON95-III cũng lên mức 29.820 đồng/lít. Nhiều người dân buồn bã, khi việc di chuyển là không thể tránh khỏi.
Chị Kim Hảo (ngụ tại Long An) có con trai chị bị suy thận mạn giai đoạn cuối đã nhiều năm. Định kỳ, mỗi tuần chị phải chở con bằng xe máy lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận 3 lần. Cùng với nỗi lo nguy cơ nhiễm Covid-19, nhiều tháng nay, vợ chồng chị lại càng chật vật chống chọi với “bão giá”.
Chị Hảo tâm sự:“Dù xăng mắc (đắt-PV) đến mấy cũng phải chở bé đi chứ bỏ cả chạy thận là con mệt lắm, chịu không nổi”.
Bởi con trai bệnh nên chị phải nghỉ việc công nhân để chăm sóc, còn chồng chị đi làm mướn, chẳng lo nổi chi phí thuốc thang cho con trai. Cuộc sống vốn đã chật vật nên giờ đây cả gia đình càng phải “bóp mồm, bóp miệng” qua ngày.
 |
Làm được 1000 sản phẩm, chị Hảo được trả công 120 ngàn đồng. |
 |
Cậu bé bệnh tật thương cha mẹ vất vả nên gắng làm xuyên buổi trưa để giao hàng đúng tiến độ. |
Những ngày con trai không phải đi chạy thận, chị Hảo nhận đồ gia công về, 2 mẹ con cùng làm. Đứa con trai hiểu chuyện, thậm chí làm xuyên buổi trưa để kịp tiến độ giao hàng. Thương con trai, chị Hảo cũng chỉ có thể động viên chồng ráng làm để bù vào chi phí sinh hoạt.
Dù không áp lực nhiều như gia đình chị Hảo, nhưng chàng trai trẻ Hữu Sinh (ở trọ huyện Nhà Bè) cũng đang lao đao khi mọi thứ đều đang đắt đỏ hơn. Sinh hiện đang thực tập tại một công ty cách nhà trọ khoảng 5km.
Từ khi rời quê vào thành phố đi học, Sinh đã đi làm thêm để tự trang trải tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, đợt giãn cách xã hội kéo dài năm ngoái khiến em mất việc làm, phải phụ thuộc hết vào cha mẹ. Ngay khi thành phố mở cửa, chàng thanh niên lại đi thực tập nên chưa thể kiếm việc làm trở lại.
Sinh chia sẻ, ngày thường, em chỉ dám đổ 30 ngàn tiền xăng, đi lại giữa nhà trọ và công ty cũng được khoảng 5-6 ngày. Thế nhưng, sau đợt tăng giá ngày 11/3, đổ 30 ngàn đồng chỉ mới vừa qua vạch đỏ (mức cảnh báo).
“Phải ráng thôi chứ sao giờ hả chị. Chỉ mong đừng bị Covid-19 để em thực tập cho xong”, Sinh buồn bã.
Không tránh được nỗi lo chung, anh Lê Bi, tài xế xe công nghệ chỉ biết lắc đầu. Giá cước vận chuyển cũng được tăng nhẹ nhưng chẳng thể bù lại giá xăng. Trước đó, anh chỉ cần 80 ngàn đồng để đổ đầy bình, thì nay phải mất 90 ngàn hoặc hoặc hơn.
Để có tiền nuôi người cha lớn tuổi ở quê, anh Bi phải cố làm tới 12 giờ đêm, ăn uống qua quýt để dằn túi. “Ngày nào tôi cũng ăn cơm ở quán bình dân quen vì chưa tăng giá. Đến lúc nào họ tăng thì tôi kiếm quán khác. Tự nấu ăn mất thời gian mà lại tốn kém nhiều thứ khác”, anh Bi tâm sự.
Cũng đang điêu đứng vì giá xăng dầu, anh Nguyễn Chí Anh, Giám đốc công ty TNHH Thương mại dịch vụ xây dựng County Cons tại TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đứng ngồi không yên. Công ty của anh chuyên về san lấp mặt bằng, làm đường, xây nhà, thường xuyên sử dụng số lượng lớn các loại máy múc, xe lu, xe tải. Vì vậy, giá xăng dầu tăng mạnh khiến chi phí bị phát sinh.
Anh Nguyễn Chí Anh cho biết: “Một số hợp đồng cũ, giá nguyên/nhiên/vật liệu đều đã tăng so với thời điểm ký, chúng tôi không thể tăng giá. Trong khi đó, áp lực giá cả khiến công nhân, tài xế ồ ạt đòi tăng lương. Nếu không thỏa hiệp thì không có người làm, nên chúng tôi thậm chí phải bù lỗ để duy trì”.
 |
Xăng dầu tăng giá khiến công ty của anh Nguyễn Chí Anh bị phát sinh nhiều chi phí. |
Không chỉ vậy, anh Anh lo ngại, giá xăng dầu tăng kéo theo rất nhiều thứ khác cũng tăng, những doanh nghiệp nhỏ rất khó để có thể cầm cự.
Không tăng giá thì phải làm cố hoặc nghỉ bán
Theo khảo sát của PV VietNamNet, hiện nay, một số mặt hàng như thịt, cá, trứng hiện vẫn đang bình ổn giá, còn các mặt hàng rau, củ, quả tăng mạnh. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành dịch vụ khác.
Chị Liên, chủ sạp rau trên đường Lê Văn Lương cho biết: “Bông cải xanh giá nhập đã tăng từ 70 ngàn lên 110 ngàn đồng/ 1 ký. 1 gói nấm kim châm cũng tăng giá từ 15 ngàn lên hơn 20 ngàn. Hạt sen tươi tuy có giảm so với mấy ngày cao điểm Tết Nguyên Đán, nhưng còn cao hơn 3 ngàn đồng so với trước Tết. Các loại rau củ nhập khẩu càng bị tăng mạnh”.
 |
Bông cải xanh tăng giá mạnh từ 70 ngàn lên 110 ngàn đồng/1 ký. |
 |
Thịt lợn chưa bị tăng giá, tuy nhiên, chủ quầy dự đoán sẽ phải tăng trong thời gian tới để bù các khoản chi phí khác. |
Chị Liên tâm sự, thỉnh thoảng có nghe vài lời than thở của khách, nhưng phải giả bộ không nghe thấy, vì nếu không tăng lên thì gia đình chị lại bị lỗ.
Đó cũng là lo lắng của anh Đỗ Chiến, chủ một quán cà phê tại TP. Thủ Đức, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu. Anh Chiến bắt đầu khởi nghiệp từ tháng 10 năm ngoái. Chỉ trong vòng vài tháng, giá nguyên/vật liệu đều tăng.
Trước đây, quán anh nhập trái dừa tươi chỉ khoảng 7-8 ngàn đồng/1 trái. Hiện tại, giá dừa đã tăng lên 10-11 ngàn đồng, có khi đắt hàng còn tăng giá lên 12 ngàn. Hoặc táo Mỹ trước chỉ khoảng 50-60 ngàn đồng/1 ký, hiện tại lên hơn 80 ngàn đồng.
Anh Chiến dự tính sẽ phải điều chỉnh giá sản phẩm, tuy nhiên cũng chưa biết nên tăng như thế nào mới hợp lý.
“Tăng cao quá sợ khách hàng chạy hết, nhưng không tăng thì mình lỗ, mà đã lỗ thì kinh doanh làm gì nữa”.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, tiệm cắt tóc của chị Duyên (Nhà Bè, TP.HCM) phải chịu cảnh hòa vốn để giữ khách.
2 mẹ con chị mở chung cửa tiệm mấy năm nay. Giá các dịch vụ gần như không thay đổi. Vài tháng vừa rồi, chi phí cho các loại nguyên/vật liệu đều tăng, nhưng mẹ con chị vẫn giữ nguyên mức giá của các dịch vụ như: sơn móng tay/chân là 50 ngàn đồng, gội đầu 50 ngàn đồng…
“Ngày trước chỉ có một mình chúng tôi làm thì dễ, giờ chỉ chưa đầy 500m đã có tới 4-5 cửa hàng cạnh tranh. Chỉ cần lên giá 10 ngàn thôi là cũng có thể bị mất khách rồi, thành ra cứ phải cố bỏ công làm lãi. May là không mất tiền thuê mặt bằng, chứ mỗi ngày lãi vài chục ngàn đồng thì may ra đủ ăn”, chị Duyên bày tỏ.
Còn chị Bùi Thủy, chủ một quán nước nhỏ ở Q.10 đã phải tạm ngưng bán do giá nguyên liệu tăng cao. Chị Thủy cho biết, giá cam tươi tăng từ 22 lên 30 ngàn đồng, chanh leo cũng tăng từ 20 lên 28-30 ngàn đồng, đường tăng từ 18 lên 24 ngàn đồng.
Trước đó, chị bán 1 ly nước cam 20 ngàn đồng, bây giờ phải bán lên 30 ngàn cũng chỉ lãi được chút ít. Trong khi khách hàng của chị đều là những người bình dân, không chấp nhận mức giá cao hơn trước.
Khánh Hòa

Giá xăng tăng sốc, lên sát 30.000 đồng/lít
Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 11/3.
" alt=""/>Quay quắt trong cơn “bão giá”
 như “ngàn cân treo sợi tóc”. Ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời nhưng trớ trêu thay, tính mạng cô gái đang hàng ngày hàng giờ bị đe doạ nghiêm trọng.</p><table class=)
 |
Căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng em Phương từng ngày |
Vốn dĩ, em sinh ra đã chịu quá nhiều bất hạnh khi mồ côi cha ngày còn nhỏ. Bản thân mẹ của Phương mắc chứng viêm phổi nặng nhiều năm. Một mình người phụ nữ khốn khổ ấy sống đơn thân nuôi con gái, những mong có thể giúp con vơi đi phần nào nỗi đau mất cha.
Tưởng rằng em sẽ trở thành chỗ dựa cho mẹ khi về già thì tai ương bắt đầu ập xuống. Tháng 11/2013, vào một buổi tối, Phương cảm thấy khó chịu, đau nhức mệt mỏi, mặt mũi sưng vù. Mẹ đưa em đến bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá kiểm tra và phát hiện con gái mắc bệnh lupus ban đỏ.
Phương được chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trung ương, qua quá trình làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định căn bệnh lupus ban đỏ gây cho em chứng viêm thận chỉ định điều trị gấp.
Trải qua 6 tháng trời nằm viện, thấy bệnh tình có thuyên giảm, sức khoẻ Phương ổn định nên các bác sĩ cho em điều trị ngoại trú. Hàng tháng, em cùng mẹ đều đặn ra Hà Nội lấy thuốc uống để bệnh không phát tác thêm. Mỗi lần như vậy, gia đình em phải chi trả số tiền ngoài danh mục bảo hiểm gần 4 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, mẹ con em quanh năm chỉ sống bằng công việc làm ruộng. Mẹ lại mắc bệnh hiểm nghèo, thu nhập gia đình em Phương rất bấp bênh vì làm mãi cũng chẳng đủ ăn.
Dẫu vậy, tai ương vẫn chưa chịu buông tha hai số phận vốn dĩ đã quá bất hạnh ấy. Cuối năm 2019, khi mới bước vào tuổi 16, căn bệnh lupus ban đỏ tiến triển nặng khiến sức khoẻ Phương suy kiệt trầm trọng. Do nhà quá nghèo, em không thể nhập viện điều trị ngay được.
Phải đến năm 2020, khi căn bệnh bắt đầu phát tác mạnh hơn một cách mất kiểm soát, Phương mới vào bệnh viện Bạch Mai nằm điều trị thêm 6 tháng. Những tưởng căn bệnh sẽ tạm bớt hành hạ em, đến ngày 26/1/2022 vừa qua, bệnh tình lại trở nặng với diễn biến xấu hơn gấp bội.
Thời điểm đến A9 Bạch Mai cấp cứu, trên đường đi, Phương ngất lịm đi tưởng chừng không qua khỏi. Bằng những nỗ lực không ngừng, các bác sĩ đã cứu sống em. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, em vẫn phải thở oxi để duy trì sự sống.
 |
Hoàn cảnh của em Phương lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Theo người cậu ruột của Phương chia sẻ: “Bệnh tình của Phương hiện đang vào giai đoạn quá nặng, gần như đang phải duy trì sự sống qua bình oxy. Kể ra cuộc đời cháu cũng rất khổ vì sớm mồ côi cha từ khi còn nhỏ. Lúc biết nhận thức một chút thì chỉ được nhìn cha qua di ảnh rồi lại mắc bệnh hiểm nghèo.
Mẹ của Phương dù mắc bệnh nan y vẫn cố gắng gượng bớt từng đồng tiền thuốc để chữa bệnh cho cháu. Nhưng giờ chị tôi đã sức tàn lực kiệt rồi vì kinh tế gia đình chẳng còn đảm bảo. Chị tôi vẫn muốn cố đến hơi sức cuối cùng để cứu con”.
9 năm trời điều trị bệnh lupus ban đỏ quái ác, gia đình Phương đã vay số tiền hơn 300 triệu đồng từ những người họ hàng thân quen, cốt sao giữ được tính mạng cho em. Nhưng thực chết, số tiền đó cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
Cho đến nay, tính mạng Phương ngày đêm bị đe doạ khi bệnh tình diễn biến mỗi lúc một nặng hơn. Lúc này đây, em rất cần sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để có thể giữ được tính mạng.
Theo xác nhận của lãnh đạo UBND xã Thạch Cẩm, hoàn cảnh gia đình em Bùi Thị Phương thuộc diện khó khăn ở địa phương. Em mô côi cha từ nhỏ, không may mắn em lại mắc căn bệnh hiểm nghèo suốt nhiều năm qua. Bởi vậy gia đình em Phương đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ, chia sẻ phần nào.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Em Bùi Thị Phương. Số điện thoại: 0964618324. Địa chỉ: Thôn Thạch Môn, xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.044 (em Bùi Thị Phương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 19001081." alt=""/>Nữ sinh mồ côi cha, mắc bệnh hiểm nghèo suốt 9 năm đang nguy kịch tính mạng