10 bóng hồng được khán giả đánh giá là có ngoại hình gợi cảm nhất của chương trình “Nóng cùng World Cup 2018”.
10 bóng hồng được khán giả đánh giá là có ngoại hình gợi cảm nhất của chương trình “Nóng cùng World Cup 2018”.
"Mọi người liên tục phàn nàn về chiếc iPhone hết pin quá nhanh khiến họ không thể dùng trong một ngày mà không cần phải sạc lại. Theo tôi đó có thể là do lỗi của hệ điều hành iPhone 3.0 tự động kích hoạt quá nhiều tính năng không cần thiết trên thiết bị", Aaron Vronko, CEO của hãng Rapid Repair, công ty chuyên sửa chữa iPod và iPhone nói.
Vronko còn là người đầu tiên phát hiện ra rằng dung lượng pin của chiếc iPhone 3GS thực ra chỉ “mạnh mẽ” hơn pin của chiếc iPhone 3G khoảng 6% chứ không quá “khủng” như Apple tuyên bố.
Người dùng bắt đầu lên tiếng phàn nàn về tình trạng nhanh hết pin trên iPhone 2G và iPhone 3G kể từ khi Apple chính thức công bố phiên bản iPhone 3.0 (ngày 17/6). Hiện tượng này cũng đã xuất hiện trên iPhone 3GS.
"Sau khi cập nhật iPhone 3.0, dung lượng pin trên chiếc iPhone của tôi giảm đi đáng kể. Trung bình nó tiêu thụ khoảng 5 đến 10% dung lượng mỗi giờ”, một người dùng có nickname là “ukfasthands" phát biểu trên diễn đàn của Apple.
"Tôi cũng gặp tình trạng tương tự kể từ khi nâng cấp lên iPhone 3.0", một người dùng có tên là Donald Cowan cũng phát biểu trên diễn đàn này, "Thông thường, chiếc iPhone 2G của tôi có thể dùng được 5 ngày ở chế độ chờ nhưng bây giờ may mắn lắm mới dùng được 1 ngày”.
![]() |
Có lẽ những thông số về pin này của Apple chỉ đúng khi không dùng với iPhone 3.0. |
Người dùng iPhone 3G cũng “kêu ca” nhiều không kém. Một người có tên là Paul Irvine cho biết: “Chỉ trong vòng 2 tiếng, chiếc iPhone 3G của tôi đang từ đầy pin tụt xuống chỉ còn 20%".
" alt=""/>“Điên tiết” vì iPhone nhanh hết pinSau cuộc bầu cử Mỹ, hàng triệu người nhanh chóng đăng ký tài khoản trên mạng xã hội Parler do họ tin rằng các cuộc thảo luận của mình bị Facebook, Twitter kiểm duyệt. Facebook và Twitter đã dán nhãn hoặc ẩn bài viết từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và những nội dung khác tranh luận về kết quả bầu cử Tổng thống 2020.
Việc này giúp Parler nhanh chóng leo lên dẫn dầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí của App Store đầu tuần trước. Nó cho thấy các startup đang cố gắng khai thác các thị trường trọng điểm mà Facebook còn thiếu sót, chẳng hạn Snapchat hay TikTok.
Truất ngôi Facebook không phải nhiệm vụ dễ dàng, nhiều người đã thất bại, kể cả Google. Facebook hiện có tổng cộng hơn 3 tỷ người dùng hàng tháng, trải dài trên các dịch vụ như Instagram và WhatsApp. Không một đối thủ nào tiệm cận Facebook về số liệu này. Ngoài ra, công ty còn thường bắt chước tính năng “hot” của đối thủ và dùng chúng để giữ chân người dùng.
Dù vậy, dưới đây là ba kẻ thách thức Facebook mới nhất và đáng theo dõi:
TikTok
TikTok có lẽ là nguy cơ lớn nhất đối với Facebook. Ứng dụng hiển thị dòng video dường như vô tận với hiệu ứng hình ảnh và âm thanh sống động. Chỉ trong vài năm, TikTok nổi lên như một trong các ứng dụng phổ biến nhất dành cho thanh thiếu niên trên mạng.
TikTok và Douyin – phiên bản tại Trung Quốc – có 980 triệu người dùng hàng tháng (MAU) tính đến tháng 9/2020, tăng từ 670 triệu một năm trước đó, theo dữ liệu của App Annie. Với đà tăng này, MAU của TikTok có thể vượt 1 tỷ vào năm 2021.
Facebook đã để ý đến tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của TikTok. Tháng 8, mạng xã hội của Mark Zuckerberg đáp trả bằng Reels, tính năng trên Instagram sao chép TikTok. Facebook đang dùng đúng cách tiếp cận như khi hủy hoại Snapchat bằng cách đưa Story lên Instagram.
Bên cạnh Facebook, TikTok còn đối diện với trở ngại pháp lý do công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Dù thoát khỏi lệnh đóng cửa của Tổng thống Donald Trump, chưa rõ tương lai ứng dụng sẽ về đâu dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Parler
Như đã đề cập ở trên, nhờ hiệu ứng của cuộc bầu cử Mỹ, Parler ghi nhận tổng số người dùng đăng ký tăng từ 4,5 triệu lên 8 triệu.
Cũng như Facebook và Twitter, Parler cung cấp các tính năng mạng xã hội tiêu chuẩn. Nó có một bảng tin, nơi bạn xem bài viết, ảnh và video từ người dùng mà bạn theo dõi. Nhược điểm lớn nhất của Parler là nó tự định vị như một mạng xã hội “anti” Facebook và Twitter.
Mô tả ứng dụng trên App Store viết “Parler là mạng xã hội tự do ngôn luận, không thiên vị, tập trung bảo vệ quyền lợi người dùng”. Parler không phải ứng dụng đầu tiên dành cho những người bảo thủ. 4 năm trước, Gab cũng có mục đích tương tự và tăng trưởng cho tới khi xảy ra vụ xả súng tại Pittsburg khiến 11 người thiệt mạng năm 2018. Tay súng Robert Gregory Bowers đã đăng thông tin lên tài khoản Gab 1 tiếng trước khi tấn công.
Sau vụ việc, Gab bị nhà cung cấp hosting và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán “đá”, khiến dịch vụ phải dừng hoạt động và không bao giờ phục hồi. Với nền tảng người dùng bảo thủ lớn, Parler sẽ phải cân bằng giữa tự do ngôn luận và bảo đảm hoạt động trực tuyến của họ không gây ra sự kiện đáng tiếc như Gab dẫn đến đóng cửa.
Discord
Một ứng dụng mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng khác là Discord, cho phép người dùng tạo ra các “máy chủ” nơi bạn bè trò chuyện trong phòng chat hay gọi thoại, video. Ứng dụng đặc biệt phổ biến trong giới game thủ, những người dùng tính năng gọi thoại, video để kết nối với bạn bè trong khi đang chơi game cùng nhau.
Discord hiện có hơn 100 triệu MAU, tăng gần 79% so với tháng 11/2019. Công ty khẳng định họ không phải mạng xã hội mà thiên về dịch vụ liên lạc hơn vì về cơ bản, nó hoạt động khác với các mạng xã hội khác. Nó không chạy quảng cáo hay dựa vào bảng tin để hiển thị nội dung. Thay vào đó, nó kiếm tiền từ thu phí người dùng 9,99 USD/tháng cho dịch vụ thuê bao Nitro.
Discord có thể không tự nhận là mạng xã hội song Facebook lại nghĩ khác. Công ty ngày càng xem video game là một phần quan trọng, cung cấp dịch vụ livestreaming, game đám mây, chat video 50 người.
Du Lam (Theo CNBC)
Cuộc chạy đua vũ trang giữa YouTube Gaming và Facebook Gaming đã dần ngã ngũ khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh tỏ ra ngày càng đuối sức ở mảng game.
" alt=""/>Mạng xã hội nào có thể soán ngôi Facebook?Cán bộ y tế giám sát tại cơ sở cách ly tập trung tại Hà Nội
Với người từng mắc Covid-19, phải có giấy xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền của nước điều trị cấp trước ngày nhập cảnh không quá 12 tháng.
Sau khi hoàn thành cách ly tập trung 7 ngày, những trường hợp này tiếp tục cách ly tại nhà thêm 7 ngày.
Quy định này không áp dụng cho người vào Việt Nam dưới 14 ngày.
Các trường hợp khác vẫn áp dụng cách ly tập trung 14 ngày tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý, giảm 7 ngày do với quy định hiện hành. Sau khi hoàn thành, tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày.
Tuy nhiên quy định mới lưu ý, trước 6 ngày khi hoàn thành cách ly tập trung phải cập nhật trên ứng dụng VHD những thông tin về địa điểm, phương tiện di chuyển về nhà, địa điểm lưu trú. Khi về địa phương phải ký bản cam kết thực hiện cách ly y tế.
Đối với các trường hợp nhập cảnh đặc biệt, bao gồm đoàn đi công tác nước ngoài về Việt Nam, khách ngoại giao, công vụ cũng được áp dụng biện pháp cách ly mới.
Cụ thể, thành viên đoàn công tác nước ngoài từ Thứ trưởng và tương đương trở lên sẽ xét nghiệm RT-PCR 1 lần trước khi đi công tác 1 ngày và 3 lần sau khi về nước (lần 1 vào ngày nhập cảnh, lần 2 vào thứ 6 và lần 3 vào ngày thứ 14).
Nếu kết quả âm tính, không phải cách ly y tế, tự theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày kể từ khi nhập cảnh và thực hiện thông điệp 5K.
Quy định này cũng được áp dụng với thành viên đoàn công tác nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19.
Trường hợp thành viên đoàn công tác chưa tiêm hoặc chưa đủ 2 mũi vắc xin sẽ cách ly tập trung 7 ngày tại các cơ sở được đoàn công tác bố trí, sau đó tiếp tục theo dõi sức khoẻ thêm 7 ngày tại nhà.
Các khách ngoại giao vào thăm chính thức Việt Nam sẽ thực hiện theo Đề án đón đoàn do Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương có thẩm quyền phê duyệt.
Xem toàn văn quyết định của Bộ Y tế tại đây.
Thúy Hạnh
Việc thí điểm cách ly tại nhà ở TP.HCM sẽ giảm tải cho các khu cách ly tập trung của thành phố.
" alt=""/>Từ 1/7, Việt Nam thí điểm cách ly 7 ngày với khách có hộ chiếu vắc xin CovidDịch bệnh Covid-19 bất ngờ xảy ra từ đầu năm 2020 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và BĐS cũng không nằm ngoài những tác động đó. BĐS nghỉ dưỡng ảm đạm do quy định hạn chế đi lại, đặc biệt đối với khách nước ngoài. Phân khúc căn hộ cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề đã khiến nhà đầu tư ồ ạt giảm giá thuê, thậm chí bán cắt lỗ để thu hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên, quan sát trên thị trường có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường vẫn có những điểm sáng cục bộ, là điểm đón dòng tiền nhà đầu tư từ các phân khúc khác đổ về. Cụ thể, phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse tại Hà Nội dường như “bất biến” trong dịch bệnh, giá vẫn tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung mới khan hiếm do quỹ đất nội đô gần như không còn.
Báo cáo thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2020 của Công ty CBRE cho biết, phân khúc biệt thự, nhà liền kề, shophouse tại Hà Nội những năm gần đây liên tục chứng kiến sự sôi động tại nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt, khả năng tăng giá của phân khúc này tốt hơn chung cư.
“Tuy nhiên, trong thời gian nửa đầu năm 2020, phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse không có nhiều diễn biến mới, nguồn cung mới hạn chế và phần nhiều do chủ đầu tư cân nhắc chiến lược và đang quan sát những động thái mới trên thị trường”, báo cáo CBRE khẳng định.
Cùng nhận xét như CBRE, báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills cũng cho biết mặc dù lượng giao dịch giảm nhưng biệt thự, liền kề, shophouse vẫn là điểm sáng trên thị trường, giá vẫn tăng mạnh bất chấp dịch bệnh trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Theo đó, giá sơ cấp trung bình của biệt thự là 4.764 USD/m2 (tương đương hơn 110 triệu đồng/m2), tăng tới 19% theo quý. Giá trung bình liền kề đạt 4.458 USD/m2 (tương đương hơn 100 triệu đồng/m2), tăng 9% theo quý và shophouse khoảng 7.306 USD/m2 (tương đương gần 170 triệu đồng/m2), tăng 18% theo quý.
Trong khi đó, giá trung bình thứ cấp toàn thị trường tăng nhẹ hơn. Cụ thể theo số liệu Savills, tăng 1,1% theo quý cho biệt thự, tăng 0,5% theo quý cho liền kề và 0,1% theo quý cho shophouse.
![]() |
Nguồn cung giảm mạnh đến gần một nửa so với năm 2019 là nguyên nhân đẩy giá biệt thự, liền kề tăng mạnh. |
Nguồn cung hiếm hoi
Quan sát trên thị trường, hiện nay mặc dù giá cao nhưng hầu như thị trường không có hàng mở bán mới. Theo đại diện Him Lam Land, phải đến khoảng tháng 9, tháng 10 thị trường mới đón nhận sản phẩm shophouse 2 mặt tiền khi dự án Him Lam Vạn Phúc bắt đầu ra mắt thị trường. Đây cũng là một trong những dự án thấp tầng hiếm hoi tại Hà Nội ra mắt đợt cuối năm 2020.
Dự báo, sau Him Lam Vạn Phúc, phải đợi đến đầu năm 2021 thị trường chứng kiến thêm một số nguồn cung mới nhưng chủ yếu xa khu vực trung tâm, tại các quận huyện phía đông và tây Hà Nội.
![]() |
Shophouse Him Lam Vạn Phúc là một trong những dự án thấp tầng hiếm hoi tại Hà Nội ra mắt đợt cuối năm 2020 |
Đánh giá nguyên nhân phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse hầu như ít bị tác động trong đại dịch và trở thành điểm sáng hút dòng tiền của nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội cho biết đây là phân khúc ổn định nhất trên thị trường BĐS hiện nay, giá liên tục tăng tịnh tiến.
“Với tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình 2,3% mỗi năm và là thành phố đông dân thứ hai, dòng vốn đầu tư mạnh cùng lượng cung tương lai lớn, triển vọng cho thị trường biệt thự/liền kề/shophouse ở Hà Nội sẽ rất hứa hẹn”, bà An cho biết.
Nhiều chuyên gia cũng cho biết lâu nay nhà đầu tư quen mạo hiểm, lướt sóng đầu cơ đất nền vùng ven, condotel, chung cư. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã định hình lại thị trường BĐS, những kênh đầu tư “ăn xổi” bắt đầu bộc lộ rõ thì nhà đầu tư khôn ngoan lại tìm về với những tài sản có giá. Và biệt thự, liền kề, shophouse nội đô đang chứng tỏ sức hấp dẫn trong bối cảnh này.
Lệ Thanh
" alt=""/>Phân khúc BĐS nào vẫn đứng vững trong mùa dịch?