Theo The Record, vụ tấn công mạng xảy ra trong tháng 9, nhằm vào RENAPER, cơ quan đăng ký công dân thuộc Bộ Nội vụ Argentina. Đây là nơi cấp thẻ căn cước cho tất cả công dân nước này. Dữ liệu lưu dưới định dạng kỹ thuật số (cơ sở dữ liệu) giúp các cơ quan chính phủ khác cũng truy cập được để tra cứu thông tin cá nhân của công dân.
Bằng chứng về vụ tấn công xuất hiện đầu tháng này trên Twitter khi một tài khoản mới đăng ký, @AnibalLeaks, đăng tải ảnh thẻ căn cước và thông tin cá nhân của 44 ngôi sao Argentina. Nosbao gồm thông tin của Tổng thống Argentina Alberto Fernández, nhiều nhà báo, chính trị gia và cả siêu sao bóng đá Lionel Messi và Sergio Aguero.
Ngày hôm sau, hacker đăng quảng cáo trên một diễn đàn tấn công mạng nổi tiếng về dịch vụ tra cứu thông tin cá nhân của bất kỳ công dân Argentina nào. Đối mặt với làn sóng chỉ trích sau vụ rò rỉ trên Twitter, chính phủ Argentina xác nhận vụ xâm nhập 3 ngày sau đó.
Trong thông cáo báo chí ngày 13/10, Bộ Nội vụ Argentina cho biết nhóm bảo mật phát hiện một tài khoản VPN gắn với Bộ Y tế được dùng để tra cứu cơ sở dữ liệu RENAPER, nhưng chỉ đối với 19 tấm ảnh được công bố trên Twitter. Quan chức nhấn mạnh cơ sở dữ liệu RENAPER không bị xâm phạm hay rò rỉ dữ liệu. Các nhà chức trách đang điều tra 8 nhân viên chính phủ có thể đóng vai trò trong vụ việc.
Tuy nhiên, trang The Record đã liên hệ với người rao bán cơ sở dữ liệu RENAPER trên diễn đàn nói trên. Hacker khẳng định có bản sao dữ liệu RENAPER, mâu thuẫn với tuyên bố chính thức của chính phủ. Hacker củng cố lời nói của mình bằng cách cung cấp thông tin cá nhân của một công dân mà The Record lựa chọn.
“Có thể trong vài ngày tới, tôi sẽ công khai dữ liệu của 1 hoặc 2 triệu người”, hacker đe dọa. Họ cũng lên kế hoạc bán quyền truy cập dữ liệu này cho những người mua quan tâm.
Theo dữ liệu mẫu mà hacker đưa ra, thông tin bị lộ bao gồm họ tên, địa chỉ nhà, ngày sinh, giới tính, ngày phát hành thẻ căn cước, ngày hết hạn, mã số định danh lao động, số căn cước, ảnh thẻ.
Argentina có hơn 45 triệu dân, không rõ có bao nhiêu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Đây là vụ xâm phạm dữ liệu lớn thứ hai trong lịch sử nước này, sau vụ Gorra Leaks năm 2017 và 2019.
Du Lam (Theo The Record)
Thông qua Chương trình Bug Bounty, có thể huy động được nguồn lực lớn từ các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam và trên thế giới cùng đánh giá, tìm kiếm và báo cáo lỗ hổng bảo mật trên tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
" alt=""/>Hacker đánh cắp dữ liệu toàn bộ công dân ArgentinaUBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tự chế tạo pháo nổ trong các trường học. Có hình thức xử lý trách nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục nếu không triển khai, thực hiện tốt các biện pháp dẫn đến xảy ra các vụ việc tai nạn của học sinh liên quan đến pháo.
Yêu cầu công an tỉnh điều tra làm rõ vụ việc, đối tượng liên quan, kết luận nguyên nhân các vụ nổ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra do tự chế tạo pháo thời gian qua.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng phối hợp với nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, phát động, gắn với vận động thu hồi, thu gom các loại pháo nổ, hóa chất, sử dụng vào mục đích chế tạo pháo.
Nội dung trò chơi "Age of Empires" được livestream trên trang Facebook chính thức của tàu USS Kidd (DDG-100).
Kể từ thời điểm trang Facebook của USS Kidd (DDG-100) bị mất quyền kiểm soát, tin tặc đã livestream 6 đoạn video chơi game "Age of Empires" trên trang Facebook này, với mỗi đoạn livestream kéo dài từ một đến 4 giờ đồng hồ.
Trung úy hải quân Nicole Schwegman, phát ngôn viên của lực lượng Hải quân Mỹ, đã lên tiếng xác nhận việc trang Facebook chính thức của tàu USS Kidd (DDG-100) bị hacker chiếm quyền điều khiển và đang nhờ sự trợ giúp của Facebook để lấy lại quyền điều khiển. Tuy nhiên, cho đến nay trang Facebook này vẫn bị tin tặc kiểm soát.
"Trang Facebook chính thức của tàu USS Kidd (DDG-100) đã bị hack. Chúng tôi hiện đang làm việc với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật của Facebook để giải quyết vấn đề", Nicole Schwegman cho biết.
Đáng chú ý, ngay sau khi thông tin trang Facebook chính thức của USS Kidd (DDG-100) bị chiếm quyền điều khiển, nhiều cư dân mạng tại Việt Nam đã nhanh chóng tìm đến để "làm loạn" và liên tục đăng tải bình luận vào những đoạn livestream trên trang Facebook này.
Nhiều dân mạng Việt Nam bình luận trong video livestream trên trang Facebook của USS Kidd (DDG-100).
Hiện vẫn chưa rõ thủ phạm đứng đằng sau vụ tấn công chiếm quyền điều khiển trang Facebook của tàu chiến USS Kidd (DDG-100).
USS Kidd là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke, được hạ thủy vào năm 2005 và chính thức gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 2007. Đây là tàu chiến thứ 3 của Hải quân Mỹ mang tên USS Kidd. Hồi tháng 4 năm ngoái, USS Kidd đã trở thành một "ổ dịch" khi có đến 330 thủy thủ trên tàu xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỹ mất quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội chính thức do mình kiểm soát. Trước đó, vào tháng 10/2020, tài khoản Twitter chính thức của căn cứ quân sự Fort Bragg (đặt tại bang North Carolina) cũng bị hacker chiếm đoạt và đăng tải hàng loạt nội dung khiêu dâm.
Theo Dantri/T&P
Facebook đang đối mặt một loạt vấn đề lớn, và vụ sập toàn bộ dịch vụ kéo dài gần 6 giờ chỉ làm rõ hơn tình cảnh của họ.
" alt=""/>Hacker giành quyền kiểm soát trang Facebook của tàu chiến Mỹ