Sau 6 chu kỳ hóa trị kết hợp Bevacizumab, các tổn thương u nguyên phát, di căn hạch ổ bụng, nốt di căn phổi đã không còn, chất chỉ điểm khối u CA 19-9 giảm. Tuy nhiên tổn thương di căn gan vẫn tồn tại và kích thước tổn thương gan đã thuyên giảm. Bệnh đáp ứng một phần với điều trị.
Bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị hóa trị 6 chu kỳ phối hợp với Bevacizumab, đồng thời sẽ được xem xét xử trí u gan (phẫu thuật cắt bỏ, đốt sóng cao tần hoặc xạ trị chiếu trong bằng hạt vi cầu phóng xạ).
Các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính rất phổ biến đứng thứ 5 về số ca mắc mới với xu hướng ngày càng gia tăng về tỉ lệ mắc.
Khoảng 20-30% số bệnh nhân mới được chẩn đoán đã có di căn xa. Mặc dù có tỉ lệ di căn đáng kể, tỉ lệ sống 5 năm cho tất cả các giai đoạn của ung thư đại trực tràng đã được cải thiện nhiều trong 4 thập kỷ qua.
Hóa trị liệu đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn, đem lại lợi ích cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.
Các chuyên gia cũng thông tin thêm, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra một số phác đồ mới trong điều trị ung thư giai đoạn di căn, cùng với sự xuất hiện của những thuốc điều trị nhắm trúng đích đã góp phần cải thiện đáng kể thời gian sống thêm cho người bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thuốc kháng thể đơn dòng có thể giúp cải thiện thời gian sống của người bệnh sau điều trị lên đến 20-24 tháng.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng (theo Bệnh viện Bạch Mai): Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ về sau mới có các triệu chứng rõ ràng như đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân lẫn máu như máu cá, đau bụng… Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này còn đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, sút cân… Các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng cần lưu ý: - Thay đổi thói quen đại tiện. - Tiêu chảy, hay có cảm giác đi ngoài không hết. - Đi ngoài ra máu (đỏ tươi hoặc đen sẫm). - Phân có khẩu kính hẹp hơn bình thường. - Cảm thấy khó chịu khắp bụng (thường bị đau bụng vì trướng hơi, cổ trướng, đầy bụng và/hoặc co thắt). - Giảm cân không rõ nguyên nhân. - Thường xuyên mệt mỏi. - Nôn. |
Kết quả, 20 chương trình đào tạo được phát triển và chuẩn hóa bao gồm: 4 “Chuẩn năng lực lãnh đạo quản lý cơ bản” cho các đối tượng cán bộ quản lý bao gồm: Lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo các Đơn vị y tế Dự phòng và kiểm soát bệnh tật, Thanh tra y tế; 5 chương trình đào tạo lãnh đạo quản lý y tế; 5 chương trình đào tạo cấp phòng; 5 tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức y tế.
Đến nay, có 1.579 cán bộ quản lý hoàn thành ít nhất một khóa học về quản lý y tế. Năm 2020 tiếp tục tổ chức đào tạo thêm 800 học viên, đảm bảo chỉ tiêu ít nhất 2.300 học viên được tham gia khóa đào tạo về quản lý y tế.
Theo lãnh đạo dự án HPET, sau khi tổ chức các khóa tập huấn đầu tiên cho các đối tượng là Giám đốc sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Giám đốc đơn vị y tế dự phòng, một khảo sát nhanh đã được thực hiện với hơn 1.000 cán bộ đã tham dự khóa học và kết quả khảo sát cho thấy gần 94% học viên thấy quyết định tham gia khóa học là đúng đắn; 96% học viên mong muốn được hỗ trợ tiếp tục để có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn; 86% học viên tin nội dung khóa học sẽ giúp họ thành công trong công việc và 92% học viên tin rằng nên áp dụng những kiến thức học được vào công việc.
Ngoài phối hợp với các đơn vị trong nước để triển khai thực hiện xây dựng chương trình và tổ chức các khóa đào tạo, Dự án HPET còn tuyển chọn 3 tư vấn cá nhân quốc tế (ĐH Harvard và ĐH Melbourne) và 4 tư vấn cá nhân trong nước để phát triển chương trình và giảng dạy các khóa đào tạo đổi mới hệ thống y tế và hoạch định chính sách y tế Việt Nam (Vietnam Health Executive Program - VHEP) theo mô hình Flagship của Ngân hàng Thế giới. Một chương trình đào tạo được đánh giá là thành công nhất của Ngân hàng Thế giới trong xây dựng năng lực cho ngành y tế tại các nước đang phát triển.
111 cán bộ lãnh đạo các cấp của Bộ y tế, lãnh đạo các bộ ngành liên quan và Sở Y tế một số tỉnh đã tham gia khóa học này. Trên 90% số học viên đánh giá tốt và rất tốt đối với các chỉ số về sự đáp ứng với kỳ vọng của học viên đối với khóa học; mức độ phù hợp của nội dung; có được kỹ năng tư duy trong giải quyết vấn đề hệ thống y tế vào lĩnh vực phụ trách và đặc biệt mức độ hài lòng chung với khóa học là rất cao (97,8%).
Ngoài đào tạo nhân lực y tế, Dự án cũng phối hợp cùng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Y tế tổ chức, triển khai các hoạt động liên quan nâng cao năng lực quản lý và sử dụng nhân lực y tế.
![]() |
Dự án HPET cũng hỗ trợ kinh phí tuyển dụng và đào tạo chuyên khoa 1 cho các Bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia dự án 585 của Bộ Y tế - Dự án “Thí điểm Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”. Đưa các bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn sau khi các bác sỹ hoàn thành khóa học CKI.
Đến 31/12/2018 đã tuyển dụng, đào tạo được 354 bác sỹ trẻ tình nguyện. Bộ Y tế đã giao cho trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Hải Phòng và Đại học Y Dược Huế tổ chức đào tạo.
Đến tháng 2/2020 đã có 151 bác sĩ trẻ tình nguyện được cử về công tác tại 51 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
![]() |
Các bác sĩ lên huyện vùng cao công tác đang phát huy rất tốt, có người làm được 50 thậm chí 70 kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ngoại khoa, chẩn đoán hình ảnh…, đảm nhận 50% đến 60% công việc chuyên môn.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn.
(Nguồn: HPET)
" alt=""/>Hơn 1500 cán bộ học quản lý y tế theo Dự án HPETBéo phì làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở trẻ em
Đáng báo động, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lên tới 27,8%, trong đó thừa cân là 17,9% và béo phì là 9,9%. Trong khi đó quá nửa trẻ em đều chơi game, 34,7% trẻ em chơi game trên 1 giờ/ngày; 100% trẻ em đều dùng mạng xã hội, 88% trẻ vào mạng dưới 1 giờ/ngày.
Khi khảo sát, các bé đều cho biết có chơi một môn thể thao, song thời gian trung bình vận động chưa đạt 60 phút/ngày như khuyến cáo.
PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, trong vài thập kỷ gần đây, số lượng trẻ em béo phì tăng lên, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ đái tháo đường type 2 ở người trẻ tuổi.
Béo phì, đặc biệt là béo bụng kết hợp mạnh với kháng insulin ở trẻ em gây nên rối loạn dung nạp glucose hay tiền đái tháo đường. Do vậy, những đối tượng tiền đái tháo đường có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Do vậy, Bệnh viện Nội tiết khuyến cáo các bậc cha mẹ cùng nhà trường cần có những biện pháp can thiệp kịp thời và toàn diện, xây dựng lối sống lành mạnh, chú trọng phòng tránh béo phì cho trẻ ngay từ bây giờ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn như giảm chất béo, đạm, đồ ăn nhanh, tăng cường vận động, giảm xem tivi, điện thoại, chơi game…
Tại Việt Nam, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Hiện nước ta đang có khoảng 3,5 triệu người chung sống với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có 29.000 người tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường như tim mạch, thần kinh, thận, mạch máu, mắt…
Bệnh tiểu đường gồm type 1 và type 2, trong đó type 2 (chiếm 90%) là thể phụ thuộc insulin, phải điều trị suốt đời. Trước đây, tiểu đường type 2 chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi, song nhiều năm trở lại đây, bệnh có xu hướng trẻ hoá rất nhanh, rất nhiều trẻ em 9-10 tuổi hoặc 13-14 tuổi đã mắc bệnh này.
Theo GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nguyên nhân khiến trẻ em mắc đái tháo đường type 2 do liên quan đến béo phì.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từng điều trị cho bé gái mới 9 tuổi bị tiểu đường type 2. Bé gái được gia đình đưa đến viện trong tình trạng béo phì, có hội chứng gai đen, da bị tổn thương nhưng sau khi làm xét nghiệm mới phát hiện mắc tiểu đường.
Bệnh nhi 13 tuổi điều trị tiểu đường tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận bé gái 13 tuổi bị tiểu đường type 2 do thừa cân. Bé gái này thường xuyên uống nước ngọt từ nhỏ, đi tiểu nhiều, mệt mỏi nhưng ban đầu gia đình nghĩ do con học nhiều, chỉ đến khi phát hiện chiếc quần lót của con trong nhà tắm thường xuyên bị kiến bu, cha mẹ mới đưa con đi khám.
Với trẻ em, nếu mắc tiểu đường type 2 nguy cơ mắc các biến chứng về thận, tim mạch, võng mặc… chỉ trong 5-10 năm. Trong khi đó việc điều trị tiểu đường ở trẻ em khó khăn hơn nhiều do trẻ không thể kiêng khem như người lớn.
Để dự phòng đái tháo đường type 2 ở người trẻ, GS Quang nhấn mạnh, cha mẹ đừng bắt trẻ ăn nhiều, hãy bỏ suy nghĩ muốn con thật béo và đừng để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Dinh dưỡng và vận động là 2 phương pháp cực kỳ quan trọng để phòng tránh tiểu đường.
Thúy Hạnh
Người phụ nữ 68 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhiễm toan lactic do uống thuốc tiểu đường có chất cầm.
" alt=""/>Gần 30% trẻ em Việt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do cha mẹ thích nhồi nhét