, tổ chức cấp hai trực thuộc UNESCO. Đứng từ trụ sở ICHCAP nhìn sang ngôi làng xây dựng nhà truyền thống Hanok, TS Lý cho biết Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ cách làm của Hàn Quốc để nhận diện vấn đề gây ồn ào ở Mã Pì Lèng, Việt Nam những ngày gần đây.</p><table class=)
 |
Phía sau TS Minh Lý là khu vực trong lòng di sản được quy hoạch bài bản tại thành phố Jeonju. |
"Như bạn có thể thấy ở đây, khu vực tôi đang đứng ở thành phố Jeonju này năm 2010 khi mà Hàn Quốc đang bàn thảo dự án thì toàn bộ là đồi núi hầu như không có nhà cửa, dân cư thưa thớt. Làm thế nào để nó trở thành thành phố di sản phi vật thể để mọi người đến đây du lịch có thể thưởng thức? Nhà nước đã thông qua dự án này và làm nó trong 2 năm. Năm 2011 tôi cũng đến đây họ còn đào ngổn ngang, song mỗi năm đến tôi thấy một khác. Tuy nhiên cái khác ở đây so với Việt Nam là họ làm có tổ chức và nhà nước đã cùng địa phương có một chiến lược đầu tư bài bản nên không phá vỡ cảnh quan.
Các ngôi nhà vẫn được xây dựng theo truyền thống, có thay đổi nhưng không quá kỳ dị. Người dân xây dựng nhà mà có kiểu mái nhà truyền thống thì nhà nước hỗ trợ một phần. Đặc biệt ở đây mọi người sống hài hòa vừa khai thác di sản, vừa diễn giải di sản, vừa kinh doanh di sản nhưng không có chặt chém hay giành giật, tất cả yên ả không lộn xộn, ngày cuối tuần và ngày có lễ hội luôn đông đúc. Đó là cách chúng ta cần học từ Hàn Quốc, cùng cộng đồng sử dụng và khai thác di sản trên cơ sở các quyền lợi được tính toán thỏa thuận từ trước. Phải có chiến lược, khi được danh hiệu thì cần phải quy hoạch nhưng ta quá thiếu một tầm nhìn chiến lược, có danh hiệu rồi mà nhiều kế hoạch còn trên giấy chưa thành hành động?"
 |
TS Lý cho rằng công trình mọc lên ở Mà Pì Lèng cho thấy nhu cầu của người dân là có thật nhưng cần quy hoạch bài bản. |
Quay trở lại với Diễn đàn thế giới 2019 về Di sản văn hóa phi vật thể, sự kiện thu hút rất nhiều chuyên gia di sản quốc tế đại diện cho nhiều quốc gia với những kinh nghiệm riêng của mỗi nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lẫn vật thể rất đáng quan tâm. Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất ở châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Văn hóa đại chúng của Hàn Quốc cũng xâm nhập khắp các quốc gia trên thế giới nhưng đây cũng là đất nước có nhiều di sản và cũng có cách bảo tồn di sản ấn tượng và phát triển hài hòa với cuộc sống hiện đại.
Do vậy, như lời ông Gi Hyung Keum, Tổng giám đốc của trung tâm ICHCAP thì "Di sản văn hóa phi vật thể vẫn tồn tại và ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng, làm gia tăng giá trị cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Tại hội nghị này, chúng tôi muốn tìm ra cách các di sản sống ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của chúng ta thế nào. Và cũng qua diễn đàn này, có thể một trong số chúng ta khám phá ra vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống hiện đại và một trong số đó sẽ trở thành những người bảo vệ cho những di sản ấy trong tương lai".
 |
Làng cổ Hanok ở Jeonju được quy hoạch bài bản với 800 nhà cổ và với thỏa thuận về lợi ích đồng thuận với dân. |
TS Lê Thị Minh Lý cho biết bà có may mắn được tham gia các hoạt động của UNESCO và ICHCAP từ 2006. Bà nhận thấy diễn đàn này là bước tiến của cả 13 năm qua của trung tâm hạng 2 của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hàn Quốc.
"Với chức năng của họ là thông tin và thiết lập mạng lưới thì diễn đàn này là một mạng lưới rộng hơn, mạng lưới của thế giới về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nên có thể thấy các diễn giả đến từ khắp nơi trên thế giới từ châu Á, châu Mỹ đến châu Âu và cả những nước châu Á rất nhỏ như Bhutan.
Tất cả cùng đến đây để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn di sản của quốc gia mình, các biện pháp bảo tồn di sản và lợi ích di sản mang lại cho con người, đặc biệt trong sự phát triển bền vững như hiện nay phải khai thác nó để phát triển du lịch như thế nào, làm thế nào vừa bảo vệ di sản vừa không làm mất bản sắc của mình. Với bản thân tôi, diễn đàn lần này còn có ý nghĩa đặc biệt nữa, đó là lần đầu tiên họ đề cập đến vấn đề làm thế nào để kết nối các di sản của hai quốc gia, đó là Bắc và Nam Triều Tiên.
Tôi chia sẻ với họ kinh nghiệm và cố gắng của Việt Nam, dù chúng ta đi trước họ 44 năm nhưng không phải ngay một lúc chúng ta đã vượt qua được biên giới câu chuyện đất nước từng bị chia cắt mà cố gắng mỗi ngày. Công cụ hữu hiệu mà chúng tôi có là mang văn hóa đến tất cả mọi người cho dù ở thể chế chính trị nào thì văn hóa vẫn là một vì họ cùng một mẹ đẻ ra, cùng sống trên mảnh đất này, uống chung một dòng nước, thờ chung một tổ tiên thì vẫn có những điểm chung nhau. Do vậy hãy lấy điểm chung đó để hóa giải những cái không ai muốn trong lịch sử. Phải nhìn câu chuyện đó với cách tiếp cận rộng mở hơn mà văn hóa chính là thứ giúp chúng ta làm điều đó".
 |
Ông Ban Ki-moon phát biểu tại sự kiện. |
Ý kiến của đại diện đến từ Việt Nam cũng hoàn toàn trùng hợp với điều mà ông Ban Ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc chia sẻ trong bài phát biểu tại sự kiện: "Nếu nhìn vào truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể có thể là cách để đẩy mạnh kinh tế của nhiều cộng đồng.
Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể bảo vệ những người yếm thế cũng như các dân tộc thiểu số và mang tới cho họ kế sinh nhai, việc làm. Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể giúp đẩy mạnh du lịch. Nhưng làm thế nào để di sản văn hóa phi vật thể có thể thúc đẩy an ninh và hòa bình? Thông qua sự hiểu biết về văn hóa và truyền thống, chúng ta có thể biến xung đột thành hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau. Và cuối cùng di sản văn hóa phi vật thể có thể đóng góp cho công cuộc toàn cầu hóa".
Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ các câu chuyện bảo tồn văn hóa của từng quốc gia thông qua các bài tham luận, rất nhiều cuộc thảo luận được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn lần này, nơi các chuyên gia di sản khắp nơi trên thế giới tranh luận về các vấn đề bảo tồn là những bài học đắt giá cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bảo tồn di sản với thế giới không phải là câu chuyện cũ, thậm chí nó còn được quan tâm đặc biệt như những di sản sống cần bảo tồn đặc biệt.
Như chia sẻ của G Marc Jacobs, chuyên gia di sản đến từ ĐH Antwerp, Bỉ, có một câu chuyện liên quan đến những người giàu và di sản khiến ông thực sự ấn tượng. Sau sự kiện cháy nhà thờ Đức Bà ở Paris, chỉ sau vài giờ khi nhà thờ vẫn cháy, tin tỉ phú Francois-Henri Pinault - chủ tịch của Kering và Groupe Artémis đã tuyên bố đóng góp 100 triệu Euro để giúp cho công việc phục chế lại di sản văn hóa này. Còn tỷ phú Bernard Arnault sở hữu các thương hiệu xa xỉ thuộc tập đoàn LVMH cũng đóng góp 200 triệu Euro để phục chế nhà thờ Đức Bà. Điều đó cho thấy các di sản văn hóa luôn có giá trị sống và nhận được sự quan tâm đặc biệt trong đời sống hiện đại.
 |
Nhà thờ Đức bà Paris cháy là phép thử cho sự quan tâm về di sản của giới siêu giàu. |
Bích Hạnh
" alt=""/>Chuyện ở Mã Pì Lèng và câu chuyện bảo tồn di sản thiếu chiến lược

Angela Phương Trinh bất chấp nỗi sợ độ cao, treo mình lên cầu để thực hiện cảnh quay bị bắt cóc. Bộ phim "Sứ mệnh trái tim" hiện đang được các bạn trẻ quan tâm bởi những yếu tố như diễn viên đẹp, kịch bản mới lạ, tươi sáng. Xuất hiện trong chương trình "Cà phê sáng cuối tuần", đoàn làm phim đã chia sẻ những kỷ niệm hậu trường thú vị cũng như những khó khăn họ phải đối diện trong quá trình làm phim.
Những chia sẻ của Angela Phương Trinh - nhân vật nữ chính về cảnh quay bị bắt cóc thực sự khiến khán giả bất ngờ và cảm phục trước tâm huyết của nữ diễn viên dành cho bộ phim này.

|
Angela Phương Trinh
|
Cô chia sẻ: "Tôi phải treo mình trên cây cầu đó suốt 3 ngày. Bản thân tôi khá sợ độ cao, dây đai bảo vệ siết lên rất đau, thêm vào đó lại phải phơi nắng từ sáng cho đến cho sập nắng mới được về nên thực sự rất vất vả. Nhưng khi tôi xem lại những cảnh quay đó thì cảm thấy thực sự hài lòng khi mình vượt qua được những phân đoạn khó khăn như vậy".
Việc ghi hình tại khu vực đồi núi cũng khiến đoàn làm phim gặp không ít trở ngại. Angela Phương Trinh cho biết thêm: "Khi thực hiện bộ phim này, tôi thực sự cảm thấy khó khăn vì bối cảnh đồi núi dốc thẳng đứng. Tất cả mọi người trong đoàn không được di chuyển bằng xe tải mà phải đi xe thồ hoặc xe máy nên rất vất vả. Đối với việc hóa thân thành cô giáo Phong Linh, người đã sống ở vùng đất đó vài năm thì tôi còn phải tìm hiểu về cuộc sống, những cử chỉ của họ để nhập vai một cách tốt nhất".

|
Angela Phương Trinh và Võ Cảnh nhập vai một cặp đôi lãng mạn trong phim |
Ngoài ra, cô cũng bày tỏ sự cảm kích đối với khán giả khi hết mình ủng hộ cô trong hình tượng mới mẻ là một giáo viên miền núi. Nữ diễn viên cũng chia sẻ một kỷ niệm vui trong quá trình thực hiện cảnh quay với bạn diễn điển trai Võ Cảnh, khi cô 'tưởng bở' anh có tình ý với mình.
Phương Trinh cho biết: "Có một lần, khi thấy tôi bị đau chân, anh Cảnh đã chạy đến và dán băng keo cá nhân vào chân cho tôi. Khi đó, hai anh em mới gặp nên còn rất ngại ngùng. Tôi đã thắc mắc rằng vì sao anh ấy lại ga lăng như vậy? Có phải anh ấy thích mình rồi không? Thế nhưng ngay khi vừa băng xong, anh ấy lại chạy đến chỗ máy quay hậu trường để hỏi xem cảnh đó có ổn không".
Giải thích cho tình huống này, Võ Cảnh chia sẻ: "Vì anh Thịnh bảo tôi là phải xem Angela Phương Trinh như thứ gì đó quý giá nhất trên đời của mình nên ngay từ ngày đầu tiên gặp Trinh, tôi đã ra nhiệm vụ cho mình là diễn đúng như thế. Chính vì vậy, tôi rất quan tâm đến bạn diễn, để mắt 24/24, nếu cô ấy có bất cứ vấn đề gì thì phải xuất hiện ngay lập tức. Anh quay phim hậu trường đi theo tôi để quay nên khi dán băng cho Trinh xong thì tôi lại hỏi anh ấy chứ không phải tôi chủ động bảo anh ấy ghi hình".

|
Dàn diễn viên trẻ trung, vui nhộn của bộ phim |
Trong khuôn khổ chương trình, đạo diễn Đức Thịnh cũng bày tỏ sự hài lòng đối với diễn xuất cũng như ngoại hình đồng đều của dàn diễn viên. Anh chia sẻ: "Điều tôi đặc biệt thích ở đoàn diễn viên này là sự biểu cảm. Khi tôi đặt họ cạnh nhau, tôi cảm thấy 3 màu sắc rất riêng nhưng các bạn bắt nhịp với nhau rất nhanh. Sự tươi tắn của dàn diễn viên đã làm nên không khí chung của bộ phim, kinh nghiệm diễn xuất có thể học hỏi dần. Chính vì vậy, đây là bộ phim đầu tiên tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng".
Dương Di
" alt=""/>Angela Phương Trinh phơi nắng, treo mình 3 ngày trên cầu