Các phép đo không xâm lấn theo phương pháp soi quang phổ này, có liên quan đến việc truyền bức xạ điện từ không ion hóa qua da và sau đó chiết xuất nồng độ glucose từ quang phổ thu được bằng cách sử dụng các phương pháp đo hóa trị đa biến. Nồng độ glucose có được từ các phép đo hồng ngoại gần, hồng ngoại giữa và Raman bắt nguồn từ các chế độ rung độc đáo trong cấu trúc hóa học của phân tử glucose.
Các máy đo đường huyết không xâm lấn hiện nay là sản phẩm của các công ty dụng cụ y tế hoặc công ty kỹ thuật. Tuy có ưu điểm lớn là không xâm lấn, không gây đau và không có nguy cơ nhiễm trùng, rất thuận tiện cho việc đọc kết quả nhưng cho đến nay, chưa có thiết bị đo glucose không xâm lấn nào được FDA (Hoa Kỳ) chấp thuậndo chưa đạt được độ chính xác theo tiêu chuẩn ISO.
Nhìn chung, các hệ thống này chưa đủ khả năng đo chính xác nồng độ glucose sau khi hiệu chuẩn, thường được thực hiện khi đo nồng độ đường huyết trong quá trình làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, do đó rất ít được sử dụng trong lâm sàng.
Các nghi ngờ là về mô hình hóa quá mức dữ liệu hiệu chuẩn, sự dao động quá lớn liên quan đến các loại da và sự kém đặc hiệu của các phương pháp gián tiếp (tín hiệu đo được không bắt nguồn trực tiếp từ các phân tử glucose, mà phản ánh tác động thứ cấp của nồng độ glucose qua các thông số đo được, ví dụ như sự thay đổi nhịp tim hoặc nhiệt độ.
Gần đây, người ta đã chú ý nhiều đến phép đo glucose trong nước mắt. Sử dụng một chất cảm biến sinh học glucose được in trên màn hình hoặc một vật liệu tinh thể dạng keo có thể đặt vào mặt trong của kính áp tròng để đo nồng độ glucose trong dịch nước mắt. Tuy nhiên một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời là: Liệu nồng độ glucose trong nước mắt có tương quan đủ chặt với nồng độ glucose máu để đưa ra các quyết định lâm sàng không? Cho đến nay, các nghiên cứu về mối tương quan giữa nồng độ glucose trong máu và nước mắt ở cả người và động vật đều không đưa ra được kết luận.
Với những cơ sở khoa học trên, đến thời điểm tháng 7/2023, không khuyến cáo sử dụng các hệ thống đo đường huyết không xâm lấn để thay thế cho các kỹ thuật đo đường huyết mao mạch hoặc đo đường huyết liên tục (CGM).
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong việc nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi tiếp cận thông tin, với mục tiêu hiện đại hóa quy trình sản xuất và phát hành, tiếp cận gần hơn với độc giả, toà soạn Báo Phú Thọ đã xây dựng hệ thống toà soạn hội tụ, kết hợp hoạt động của nhiều loại hình báo chí báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình... giúp tăng hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm thời gian và đa dạng hóa sản phẩm với nội dung phong phú và kênh phân phối đa dạng.
Đặc biệt, Báo Phú Thọ đã triển khai nhiều nền tảng trực tuyến với giao diện được thường xuyên thay để thân thiện hơn với độc giả, tích hợp các tính năng như đọc báo trên mọi thiết bị, hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhanh chóng và có tính tương tác cao.
Từ đây, thời gian và không gian không còn là rào cản, người đọc có thể tiếp cận thông tin bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, tương tác trực tiếp với nội dung, đưa ra bình luận, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Hơn thế nữa, báo chí số có thể phân tích hành vi của người dùng để đưa ra những gợi ý nội dung phù hợp với sở thích cá nhân của từng người, giúp kéo gần khoảng cách giữa toà soạn và độc giả.
Ông Nguyễn Tất Thắng – Phó Tổng Biên tập Báo Phú Thọ cho biết: “Những năm gần đây, cùng với báo chí toàn tỉnh, Báo Phú Thọ đã đẩy mạnh CĐS, đổi mới toàn diện hệ thống sản xuất nội dung theo xu hướng toà soạn hội tụ, báo chí số và các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội. Năm 2021, Báo Phú Thọ thực hiện Đề án phát triển Báo Phú Thọ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó tập trung phát triển Báo Phú Thọ theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, hướng đến phục vụ công chúng. Tiếp nối hiệu quả thông tin của kênh Fanpage Báo Phú Thọ thành lập năm 2017, các kênh Báo Phú Thọ trên các nền tảng YouTube, TikTok, Podcast, Zalo được thành lập và phát triển.
Đến nay, các kênh này đều được chứng nhận thương hiệu và đứng trong Top đầu hệ thống báo Đảng tỉnh cả nước về thu hút lượt tiếp cận và tương tác, góp phần đưa báo chí chính thống đến gần hơn nữa với độc giả, minh chứng rõ nét cho hiệu quả CĐS trong báo chí”.
Hiện, Báo Phú Thọ tập trung phát triển mạnh, nâng cao hiệu quả tính năng lan tỏa, nhanh của các kênh mạng xã hội phổ biến trong nước và quốc tế để thu hút độc giả, tăng cường công tác thông tin - tuyên truyền, kiên trì thực hiện mục tiêu cơ quan báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, đa dạng hóa nội dung và sản phẩm báo chí- truyền thông, mở rộng cách tiếp cận người sử dụng, nhất là độc giả, khán thính giả trẻ tuổi, yêu thích công nghệ số.
Ngoài Báo Phú Thọ, CĐS diễn ra mạnh mẽ đã diễn ra ở tất cả các cơ quan báo chí của tỉnh như Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ. Không chỉ dừng lại ở những cuốn tạp chí giấy truyền thống, các tác phẩm của Tạp chí Văn nghệ đất Tổ đã được đăng tải, cập nhật trên Tạp chí điện tử và các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, Podcast thu hút đông đảo người xem." alt=""/>Báo chí Phú Thọ trong cuộc cách mạng chuyển đổi sốNgộ độc xyanua
Xyanua phát tác bằng cách cản trở quá trình cung cấp oxy cho tế bào. Các triệu chứng trở nên rõ ràng sau vài phút đến vài giờ.
Các triệu chứng nhẹ của ngộ độc xyanua bao gồm: đồng tử giãn, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn. Ngộ độc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến giảm ý thức, huyết áp thấp, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Liều xyanua gây chết người khoảng 50-300mg. Một phân tích đăng tải trên Nutrition Reviews cho biết một người phải ăn khoảng 83-500 hạt táo mới có thể ngộ độc xyanua cấp tính.
Tuy nhiên, lượng xyanua chính xác có thể khiến một người bị bệnh còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và khả năng chịu đựng của họ. Ngoài ra, mức độ độc của hạt táo còn tùy thuộc loại táo. Tốt nhất, bạn nên loại bỏ hạt khỏi quả táo trước khi đưa cho trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.
Hạt táo có độc không?
Việc vô tình ăn 1-2 hạt táo hoặc uống nước ép chứa một ít hạt nghiền thành bột sẽ không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu ăn nhiều hạt táo, bạn có thể bị bệnh.
Hạt táo chứa một lượng nhỏ hợp chất amygdalin. Nếu vào dạ dày, amygdalin sẽ phản ứng với các enzyme để tạo ra chất độc được gọi là hydro xyanua - thể khí của xyanua.
Nước táo sẽ an toàn nếu không chứa hạt nghiền thành bột. Một khảo sát về các loại nước trái cây và sinh tố khác nhau ở Mỹ cho thấy một số sản phẩm sử dụng nguyên quả táo chứa lượng xyanua có thể phát hiện được.
Các sản phẩm dùng nguyên quả táo có thể loại bỏ xyanua nhờ trải qua quá trình thanh trùng sử dụng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn. Xyanua có nhiệt độ sôi rất thấp nên đun nóng sẽ làm bay hơi, giảm hàm lượng trong thực phẩm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leeds (Anh) ghi nhận hàm lượng amygdalin trong nước ép táo bán trên thị trường rất thấp, từ 0,01 đến 0,007mg/mL. Các tác giả kết luận rằng điều này khó có thể gây hại nhưng vẫn khuyên bạn nên loại bỏ hạt táo trước khi ép.
Các loại hạt khác có chứa xyanua không?
Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có chứa các hợp chất sản sinh xyanua. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy ít nhất 55 loại hóa chất gây xyanua khác nhau trong hơn 2.650 loài thực vật.
Táo thuộc họ thực vật Rosaceae, nhiều loại trong số đó cũng chứa amygdalin trong hạt như mơ, lê, cherry.
Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố quan trọng. Cũng như nước táo, đun nóng thực phẩm chứa xyanua sẽ khiến chất độc bay hơi, hạnh nhân rang an toàn hơn loại sống. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy sữa hạnh nhân thanh trùng làm giảm lượng amygdalin.