
Ảnh minh họa: Getty Images.
"Tôi 42 tuổi còn vợ 38, chúng tôi đã kết hôn được 15 năm và có một đứa con gái năm nay học lớp 8.
Tôi rất yêu vợ và luôn cảm thấy muốn làm "chuyện ấy" với vợ nhưng vợ tôi thì lạnh nhạt lắm, tôi có cảm giác cô ấy sẽ viện đủ cớ để thoái thác hoặc lờ đi ham muốn của tôi.
Nhiều đêm tôi phải sang một phòng riêng âm thầm "tự xử" nhưng khi tự thỏa mãn xong rồi thì lại cảm thấy mình tội lỗi. Tôi thường xuyên bức bối khó chịu khi bị bỏ đói như vậy, thấy cuộc sống vợ chồng rõ ràng là không ổn nhưng vợ tôi không có dấu hiệu nào tích cực hơn.
Cùng chỗ tôi làm lại có một cô em trẻ đẹp, năm nay mới 25 tuổi, tôi thấy rõ là cô ấy thích tôi. Cô ấy hay nhìn trộm tôi những lúc đang làm việc, khi tôi bắt gặp ánh mắt của cô ấy thì cô ấy lúc vội vã xấu hổ quay đi, lúc lại cố tình nán lại ánh nhìn, khóa mắt với tôi và mỉm cười, chỉ trong vài giây thôi mà tim tôi loạn nhịp.
Tôi cũng bắt đầu tơ tưởng đến cô đồng nghiệp và e sợ rằng ham muốn tình dục đang lên cao bị kìm nén của mình sẽ có ngày bung mất nếu cô gái đó chủ động tấn công.
Nếu tôi ngoại tình, tôi có lỗi với vợ hay không? Xin nói lại là tôi yêu vợ và không muốn làm gì có lỗi với cô ấy nhưng vợ luôn cho tôi cảm giác cô ấy không tha thiết gì chồng, không có sự khao khát đối với chồng và không sẵn sàng làm chuyện vui vẻ mà các cặp vợ chồng hạnh phúc thường luôn thích làm cùng với nhau.
Xin cho tôi lời khuyên".
Mời bạn tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Chuyện của tôi" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận". Các bình luận thú vị, phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Tình yêu - Giới tính. Trân trọng!
" alt=""/>Chồng hừng hực khí thế, vợ lại lãnh cảm: "Tôi sợ mình sẽ ngoại tình"Bánh trôi, bánh chay
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay chuẩn nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay. Bánh trôi, bánh chay nhưng tượng trưng cho những thức ăn nguội. Đó là sản vật từ mùa lúa bội thu dâng lên ông bà tổ tiên cũng như một lời cầu mong mưa thuận gió hòa.
![]() |
Ảnh: Độc giả VietNamNet. |
Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.
Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.
Bên cạnh đó, vào ngày này, nhiều người trong gia đình cùng quây quần nhào bột, nặn bánh cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
Hương, hoa, trầu cau
Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này. Điều lưu ý, hoa dùng để cúng phải là hoa tươi.
Ly nước sạch
Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, một ly nước sạch là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ. Nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: "Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?".
Mâm ngũ quả
Ngoài những thực phẩm trên, các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với khoảng 5 loại quả. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
Ngoài ra, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống. Cũng có thể đơn giản hơn, gia đình chỉ bày biện 1 đĩa quả tươi thành tâm trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực.
Lê Phương
Thanh niên đam mê hoạt động tình nguyện
Sinh ra trong gia đình có 4 người con tại TP Đà Nẵng, Thành Khoa sớm yêu thích các hoạt động tình nguyện.
Khoa cho biết: “Hàng năm, tôi thường vận động làm đường bê tông cho người nghèo hoặc các chương trình Mùa đông ấm ápdo phường tổ chức cho các em ở vùng cao tỉnh Quảng Nam.”
![]() |
Sau sự kêu gọi của Khoa, cộng đồng đã chung tay ủng hộ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. |
Gần đây nhất, chàng trai này cũng đã vận động các mạnh thường quân ủng hộ số tiền 20 triệu đồng để trao quà cho gia đình khó khăn trên địa bàn phường An Hải Tây, TP Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Khoa còn trích lại một số tiền nhỏ để trao tặng các hoàn cảnh khó khăn khác trong thành phố.
Ngoài ra, tất cả số tiền được hỗ trợ khi đi tình nguyện chống dịch Covid-19, nam sinh viên này cũng đều dùng để làm việc thiện nguyện.
![]() |
Thành Khoa trong chương trình cắt tóc miễn phí. |
Quyết tâm vào tâm dịch
Tháng 8/2020, khi Đà Nẵng trở thành tâm dịch lớn của cả nước, hưởng ứng lời kêu gọi của thành phố, Khoa đã nhanh chóng đăng ký vào các khu cách ly.
Khi nghe tin con trai đăng ký vào khu cách ly làm tình nguyện, bà Ngọc Chinh - mẹ của Khoa, là người đầu tiên phản đối.
![]() |
Chàng trai trong vai trò tình nguyện viên tại khu cách ly. |
Bà Chinh chia sẻ: “Lúc nghe con nói, vợ chồng tôi đều phản đối. Ai cũng sợ trước dịch Covid-19, bây giờ con trai mình lại vào nơi dễ lây nhiễm như vậy, là người mẹ, tôi không thể đồng ý cho con đi”.
Nhưng sau một thời gian bị con thuyết phục, vợ chồng bà Chinh cũng đã phải gật đầu trước quyết tâm của con.
![]() |
Ở nơi nào, Khoa cũng tỏ thái độ lạc quan, lan tỏa cảm xúc tích cực đến mọi người. |
Hằng ngày, những dòng tin nhắn: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nhé!”, “Luôn luôn phải giữ gìn sức khỏe, con nhé!”… từ mẹ đã giúp chàng sinh viên năm thứ 4 có nhiều động lực để phục vụ người đang cách ly tại Học viện chính trị khu vực III (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Kết thúc đợt dịch thứ nhất, mới đây, dịch lại bùng lên lần 2, bỏ qua sự phản đối của bố mẹ, Khoa tiếp tục đăng ký đi tình nguyện. Anh chia sẻ với phụ huynh rằng mình đã có kinh nghiệm, phải giúp mọi người trong hoàn cảnh này.
![]() |
Hiện tại, Thành Khoa đang hoạt động tình nguyện tại khu cách ly trường THCS Hoàng Sa (Thọ Quang, Sơn Trà, TP Đà Nẵng). |
“Vào đợt dịch trước, tôi ấn tượng với trường hợp hai mẹ con là F1. Không may, người mẹ bị dương tính với SARS-CoV-2 nên phải xa con để điều trị. Thay vì khóc và đòi mẹ, người con rất ngoan.
Em ý thức được rằng mẹ bị bệnh và phải đi chữa trị. Em còn nói: "Mẹ ơi! mẹ hãy cố lên nhé! Đối với con mẹ là siêu nhân. Mẹ hãy đi chiến đấu với yêu quái và mau về với con” Khoa nhớ lại.
“Còn dịch là còn đi”
Công việc của Khoa tại khu cách ly là dọn vệ sinh ở các hành lang, phòng cho người cách ly, phát cơm và cung cấp các vật dụng nhu yếu phẩm hoặc hỗ trợ người cách ly khi cần.
![]() |
Tin nhắn của mẹ gửi cho Khoa để động viên tinh thần. |
Nói về khó khăn khi vào khu cách ly, Khoa chia sẻ: “Mặc bộ đồ bảo hộ rất nóng và mang khẩu trang nhiều khiến tôi đau tai. Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều với cồn và các dung dịch khử khuẩn nên tay, chân của tôi cũng bị lở và đau".
Mặc dù vậy, chàng trai trẻ khẳng định: “Còn dịch là tôi còn đi. Còn nhiệt huyết, còn sức khoẻ, tôi sẽ luôn luôn là người đi đầu khi đất nước cần”.
Công Sáng
Nhận lệnh đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) khi ngày cưới gần kề, điều dưỡng Lê Trương Đạt đã quyết định hoãn đám cưới, cùng các đồng nghiệp lên đường làm nhiệm vụ.
" alt=""/>Nam sinh Đà Nẵng 2 lần tình nguyện vào khu cách ly