Người dân nên ăn có mức độ các loại thịt đỏ (Ảnh minh họa: N.P).
Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến nghị nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500gr sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700gr thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương).
Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70gr/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100gr/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Khuyến cáo cũng đưa ra, người dân nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa - những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày - nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Dưới đây là 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế:
Lời khuyên số 1: Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Lời khuyên số 2: Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Lời khuyên số 3: Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm giàu đạm; nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày; ăn có mức độ các loại thịt đỏ.
Lời khuyên số 4: Uống đủ nước hằng ngày.
Lời khuyên số 5: Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn.
Lời khuyên số 6: Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Lời khuyên số 7: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn.
Lời khuyên số 8: Bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 9: Tổ chức tốt bữa ăn gia đình. Ăn đủ bữa (sáng, trưa, tối) phù hợp với lứa tuổi, không ăn quá no, không bỏ bữa.
Lời khuyên số 10: Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý; thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
" alt=""/>Vì sao nên ăn cá, thịt gia cầm, ăn có mức độ thịt đỏ?Những năm đất nước còn chiến tranh, tôi phải xa nhà, xa quê ra Bắc học. Tất cả học sinh miền Nam chúng tôi đều khát khao tình cảm. Trong lớp, đứa nào nhận được thư của người thân đều chuyền tay nhau đọc chung.
Chúng tôi coi đó là một niềm vui lớn. Để rồi, sau đó, mỗi đứa cố giấu đi những giọt nước mắt nhớ thương da diết và buồn tủi của mình.
Lê Hải Minh là bạn thân của tôi, không có một người bà con nào trên đất Bắc, nên suốt mấy năm liền chẳng hề nhận được một lá thư. Bỗng một hôm Minh có thư của ông chú là Lê Hải Hà, từ miền Nam mới ra, đang an dưỡng tại K15 Hà Đông.
Lời lẽ trong thư thật cảm động, đứa nào đọc cũng phải rơi nước mắt. Anh Long lớp trưởng “lệnh” chúng tôi nhổ sắn non của lớp trồng, nấu một nồi to, mời cả cô giáo chủ nhiệm đến để ăn mừng sự kiện trên.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Những tuần sau đó, Lê Hải Minh liên tiếp nhận được thư chú mình. Chính tôi đôi lúc cũng ghen tỵ trước niềm vui của người bạn thân nhất của mình. Càng ghen tỵ hơn khi thấy cô Thành chủ nhiệm lớp càng ngày càng tỏ ra đặc biệt quan tâm chăm sóc Minh.
Tết năm ấy, cô xin phép nhà trường đưa Minh về tận Gia Lâm ăn Tết với gia đình cô. Đêm giao thừa, cô còn đưa Minh đi xem pháo hoa ở Hồ Gươm nữa chứ…
Tình thương không giấu giếm của cô dành cho Minh, làm chúng tôi ganh ghét và ít gần gũi Minh hơn.
Cho đến một đêm mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về lạnh thấu xương, tôi đói bụng quá không học bài được, mà sáng mai lại có hai tiết kiểm tra. Chả là chiều đó tôi mải chơi bóng bàn với mấy đứa bạn lớp 8B, đến khi xuống nhà ăn tập thể thì hết cơm, chắc là có bạn nào đó trong lớp đã “ăn nhầm”!
Buồn ngủ gặp chiếu manh, à mà không, phải nói là gặp chiếu hoa mới đúng, Minh mang ở đâu về hai ổ bánh mì nóng hổi đưa cho tôi cùng với cái nhìn thật hiền. Tôi cầm một ổ ăn ngấu nghiến, còn một ổ đưa cho Minh. Minh bảo tôi:
- Cậu ăn đi rồi học bài, mình ăn trước rồi!
Tôi hỏi:
- Bánh ở đâu ra vậy?
Mình lại nhìn tôi với cái nhìn hiền hậu:
- Mình lặn giếng vớt giùm các cô ở lò bánh mì được mấy cái gàu, các cô thưởng cho đó!
...
Sáng hôm sau Minh lên cơn sốt, không dậy đi học được. Tôi chạy đi báo cô giáo chủ nhiệm. Cô Thành hối anh Long lớp trưởng đưa Minh ra bệnh xá của trường. Tan học, chúng tôi kéo ra bệnh xá thăm Minh. Nhưng các cô, các chú ở bệnh xá đã chuyển Minh lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu vì Minh bị sưng phổi cấp tính. Hai ngày sau, Minh chết ở bệnh viện E Hà Nội…
Hôm Minh mất, cô Thành khóc suốt và kể lại cho chúng tôi nghe sự thật về những lá thư mà Minh thường nhận được. Trong bữa “liên hoan” sắn non, cô Thành để ý trên phong bì thư không có con dấu của bưu điện Hà Đông, Hà Nội nơi cơ quan K15 đang đóng, mà chỉ có con dấu của bưu điện Đông Triều.
Cô đọc thư rất kỹ và phát hiện ra nét chữ của Minh, mặc dầu Minh đã cố gắng viết cho thật khác. Trời ơi, chính Minh đã tự viết thư cho mình, rồi lại tự mình đi bộ ra thị trấn Đông Triều, vào bưu điện bỏ thư! Tất cả chúng tôi đều sững sốt.
Riêng tôi, nhiều năm sau và cho đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót! Đó cũng là lý do vì sao con trai tôi lại có cái tên là Phan Đông Triều.