
Bộ VHTT&DL vừa có công văn đề nghị các Bộ ngành, địa phương không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.Ngày 15/2, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi các Bộ, ngành Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Công văn nêu rõ công tác quản lý, tổ chức lễ hội đầu xuân Đinh Dậu năm 2017 trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
 |
Hình ảnh phản cảm tại lễ hội
|
Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức lễ hội vẫn còn xảy ra những hiện tượng phản cảm như: chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội); phát lộc, tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); tranh cướp bạo lực tại Hội cướp Phết xã Hiền Quan (Phú Thọ), Hội, lễ hội chọi trâu có biểu hiện thương mại hóa, trục lợi, trái với quy định tại một số địa phương như: Yên Bái, Tuyên Quang…; khai ấn, phát ấn tại Quảng Ninh, Nghệ An, không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng sử dụng xe công, công chức đi lễ hội trong giờ hành chính, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để chấn chỉnh những hạn chế nêu trên, tiếp tục thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương thực hiện một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tại địa phương; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.
Thứ hai, không cấp phép tổ chức lễ hội truyền thống có mục đích thương mại, trục lợi. Không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Thứ ba, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về lễ hội; tuyên truyền giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc, quy trình thực hành và giá trị của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Thứ năm, có biện pháp giải quyết dứt điểm những hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, bố trí khu vực dịch vụ đảm bảo thuận tiện, phù hợp với không gian tổ chức lễ hội; không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực; thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ ngành, địa phương báo cáo tình hình thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi về Bộ VHTT&DL trước ngày 25/2/2017 để tổng hợp báo Thủ tướng Chính phủ.
T.Lê
" alt=""/>Yêu cầu dừng các nghi lễ có tính bạo lực trong lễ hội
Nghệ sĩ Trung Dân chia sẻ dù Hoài Linh nổi tiếng nhưng anh sống biết trên biết dưới, tôn trọng bậc đàn anh trong nghề nên ông rất quý trọng.Trung Dân là nghệ sĩ lão làng của sân khấu phía Nam. Ông để lại dấu ấn đậm nét khi tham gia Ơn giời, cậu đây rồi! với tư cách khách mời. Sự xuất hiện của diễn viên gạo cội đã khiến trưởng phòng lắm chiêu Trấn Thành lúng túng còn giám khảo Hoài Linh nghiêng mình bái phục.
Ông xã Hari Won thừa nhận Trung Dân là thần tượng của anh thuở mới vào nghề. Anh bắt chước cách diễn của đàn anh một cách vô thức khiến nhiều đồng nghiệp phải lên tiếng khuyên ngăn. Dần dần, Trấn Thành mới thoát được cái bóng của thần tượng.

|
Trung Dân từng hành hạ ngược lại Trấn Thành trong Ơn giời, cậu đây rồi! Ảnh: Lê Nhân. |
Không chỉ là một diễn viên, nghệ sĩ Trung Dân còn nổi tiếng với vai trò biên kịch. Ông viết kịch bản cho phim truyền hình và dựng tiểu phẩm cho các chương trình hài. Ngoài ra, nghệ sĩ lão làng còn được yêu thích bởi thường xuyên lên tiếng các vấn đề nóng của xã hội.
Dù từng xuất hiện trong nhiều chương trình nhưng Trung Dân và Hoài Linh đều chưa có cơ hội diễn chung. Nghệ sĩ hài quyết định viết kịch bản Chuyện không ngờ, diễn cặp cùng “Sáu Bảnh” tại sân khấu Trống Đồng, TP.HCM. Ông cho biết mỗi người đều có sở trường riêng nhưng chắc chắn khi có được kịch bản ăn ý, việc hợp tác sẽ ăn ý và hào hứng hơn.
Vì không tìm được vở diễn hay nên nghệ sĩ Trung Dân tự viết kịch bản. Ông cũng từng diễn chung với nhiều đồng nghiệp nổi tiếng trong Nam lẫn ngoài Bắc nên việc hợp tác với Hoài Linh không tạo áp lực.

|
Hoài Linh rất kính nể Trung Dân vì kinh nghiệm diễn xuất của ông. Ảnh: Lê Nhân. |
“Hoài Linh có tài và có tâm thì ai cũng biết. Đặc biệt, Hoài Linh sống biết trước biết sau, biết trên biết dưới nên dù nổi tiếng nhưng vẫn có thái độ chừng mực và tôn trọng những bậc đàn anh đi trước. Đó là điều tôi thấy rất được ở Hoài Linh”, nghệ sĩ Trung Dân chia sẻ.
Ngoài 2 gương mặt gạo cội, vở kịch còn có sự tham gia của Nam Thư, Gia Linh, Quỳnh Hương.
Chương trình gồm các tiết mục ca nhạc với sự góp mặt của Phi Nhung và những người con nuôi, đồng thời còn có thêm Thanh Duy, Hoài Lâm, Phan Ngọc Luân... sẽ diễn ra lúc 20h tối 23/2 tại Sân khấu Trống Đồng.
Theo Zing" alt=""/>Trung Dân: 'Hoài Linh nổi tiếng nhưng biết trên biết dưới'
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Nhãn lồng Hưng Yên 2018, phiên chợ đặc biệt chuyên sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên sẽ được tổ chức tại khu đô thị Ecopark trong 2 ngày 25-26/8.Hưng Yên được mệnh danh là kinh đô của các loại nhãn, với những trái nhãn lồng thơm mọng, giòn dai, hương vị ngọt ngào ít nơi nào sánh bằng. Từ xa xưa, loại quả này đã nổi tiếng với tên gọi cao quý “vương gia chi quả” và huyền thoại tiến Vua lưu truyền mãi theo thời gian. Nhãn lồng Hưng Yên mọc thành từng chùm trĩu trịt, vỏ quả màu vàng nâu tự nhiên, cùi dày, có múi vân, ráo nước. Khi bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng trong. Ăn có vị ngọt mát vừa phải, cùi nhãn giòn, tỏa hương thơm dịu hiếm có.
 |
Nhãn lồng Hưng Yên được mệnh danh “vương gia chi quả” với hương vị hiếm nơi sánh bằng |
Một số giống nhãn Hưng Yên nổi tiếng như giống Hương Chi, giống Miền Thiết, giống T6 chiếm khoảng 60% sản lượng toàn tỉnh sẽ được giới thiệu và bày bán tại phiên chợ. Đặc biệt, nhãn đường phèn - giống nhãn đắt gấp 5-6 lần so với nhãn bình thường, cực kỳ hiếm, có giá từ 130-150 nghìn đồng/kg và gần như không bán đại trà trên thị trường cũng sẽ được giới thiệu trong dịp này.
 |
Đặc sản nhãn đường phèn giống cổ duy nhất chỉ có tại Hưng Yên. Mùi thơm ngọt sắc của quả nhãn ngay lập tức thu hút loài ong tìm đến. |
Những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương và nông dân thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn thương hiệu nhãn lồng như hỗ trợ nông dân sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản, in tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bao bì…
 |
Người nông dân Hưng Yên đã được hỗ trợ nhiều giải pháp để gìn giữ thương hiệu sản vật địa phương |
Mục tiêu của chương trình Lễ hội Nhãn lồng Hưng Yên 2018 cũng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đồng thời quảng bá và phát triển thương hiệu Nhãn lồng Hưng Yên - đặc sản có tiếng lâu đời của tỉnh đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ Cục Sở hữu trí tuệ năm 2017. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp địa phương gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu cho sản phẩm nhãn lồng chính gốc Hưng Yên cũng như các sản phẩm nông sản khác của tỉnh.
Các hộ, cơ sở sản xuất nhãn trong tỉnh không ngừng học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu lựa chọn, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất VietGap, bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần nâng cao giá trị kinh tế và uy tín của nhãn lồng Hưng Yên với thị trường. “Tiếng lành đồn xa”, hầu hết nhãn khi thu hoạch được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoa quả, hệ thống siêu thị uy tín tiêu thụ và khách đến tận vườn mua.
 |
Nhãn lồng Hưng Yên được trồng và thu hoạch theo quy trình chuẩn của Viet Gap |
Trong phiên chợ Nhãn lồng tại Ecopark ngày 25-26/8, 50 gian hàng của 10 xã huyện thành phố của tỉnh sẽ được giới thiệu đông đảo đến những người yêu thích hương vị món sản vật bình dị mà cao quý này. Trong đó, gồm hơn 30 gian hàng trưng bày, bán nhãn tươi của các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn và 20 gian hàng trưng bày, bán các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh nhãn, còn có một số sản vật địa phương như cây nghệ huyện Khoái Châu, ổi Văn Giang, thanh long ruột đỏ Kim Động… cũng được bày bán tại phiên chợ.
Phiên chợ Nhãn lồng Hưng Yên sẽ diễn ra tại Phố Trúc Ecopark Vào cửa tự do Thời gian từ 8h-16h trong 02 ngày 25,26/8/2018 Hotline: 0165 833 8833 |
Xuân Thạch
" alt=""/>Cuối tuần đến Ecopark thưởng thức nhãn lồng Hưng Yên