"Đây là trường hợp rất hiếm gặp, tỷ lệ 1 trên 50 triệu ca mang thai và đặc biệt lại là ca thai đôi hoàn toàn tự nhiên" - BS Dung cho hay đây là lần đầu các bác sĩ ở viện tiếp nhận ca bệnh như vậy.
Tử cung đôilà tử cung có hai buồng riêng biệt, mỗi buồng dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là người phụ nữ mang tử cung đôi có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng.
Đây là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho các trường hợp dị dạng bất thường về hình dáng tử cung (bao gồm dị dạng tử cung, tử cung hình vòm, tử cung hai sừng...).
Tình trạng này có thể làm giảm khả năng mang thai cũng như gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa nguy hiểm. Với thai phụ có tử cung đôi, các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán, lòng tử cung hẹp, tử cung co giãn không tốt dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là thai chết lưu, sinh non.
Đa phần phụ nữ tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, mang thai và sinh nở. Số ít người gặp các trở ngại như kinh nguyệt bất thường, vô sinh, sảy thai, sinh khó, sinh non, chảy máu sau sinh, vỡ tử cung trong những tháng cuối của thai kỳ.
Tuy nhiên, Sở Y tế TP cho rằng, còn rất nhiều bệnh viện gặp khó khăn, khoảng cách giữa các bệnh viện công lập ngày càng rõ nét hơn.
Thứ nhấtlà khoảng cách về tỷ trọng nguồn thu từ khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế. Cụ thể, các bệnh viện đa khoa có nguồn thu từ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trên 70%, khám chữa bệnh theo yêu cầu chỉ chiếm 30%. Trong khi đó, bệnh viện chuyên khoa ít lệ thuộc vào khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, chỉ dưới 50%.
Vì vậy, nếu cơ chế thanh toán Bảo hiểm y tế chưa thật sự ổn định, bệnh viện đa khoa luôn chịu tác động nhiều hơn bệnh viện chuyên khoa.
Thứ hai là khoảng cách về quỹ phát triển sự nghiệp. Một số bệnh viện chuyên khoa có số dư quỹ phát triển sự nghiệp (từ nguồn chênh lệch thu chi theo quy định) ngày càng lớn. Trong khi đó, nhiều bệnh viện đa khoa lại gặp khó khăn trong việc trích lập quỹ này, thậm chí có bệnh viện còn không có nguồn.
Vì vậy, việc sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm, sữa chữa trang thiết bị, đào tạo nhân viên,... của các bệnh viện rất khó.
Thứ balà khoảng cách về mức thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế công lập tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế. Theo đó, tổng thu nhập tăng thêm trung bình dao động từ 7 triệu đồng đến 39 triệu đồng/tháng, trong đó bệnh viện đa khoa thường có mức thu nhập tăng thêm bình quân thấp hơn bệnh viện chuyên khoa.
Sở Y tế đề xuất, Nghị quyết 03 (về chi thu nhập tăng thêm đặc thù) cần được duy trì trong năm 2022 và 2023, giúp ổn định thu nhập cho nhân viên y tế. Về lâu dài, cần sớm điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng tính đủ giúp ổn định chênh lệch thu chi cho các bệnh viện.
Thứ tư là khoảng cách về tần suất nghỉ việc của nhân viên y tế giữa các bệnh viện công lập. Theo đó, bệnh viện đa khoa có tần suất nhân viên nghỉ việc cao gấp đôi so với các bệnh viện chuyên khoa (8% so với 4%, số liệu năm 2019).
Sở Y tế cho rằng, đây là hệ quả của chênh lệch thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế. Do thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, buộc nhân viên y tế nghỉ việc để chuyển đổi sang bệnh viện tư nhân hoặc chuyển đổi nghề.
Trước tình hình trên, ngành y tế TP.HCM cho rằng rất cần các giải pháp về cơ chế chính sách để rút ngắn các khoảng cách, tạo sự công bình trong phát triển, thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế công lập. Từ đó, giúp họ an tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người dân.
“Thời gian qua, các nhà kinh doanh BĐS sử dụng vốn vay thái quá và không kiểm soát được rủi ro nên đã gây ra hệ quả như ngày hôm nay. Từ quý IV/2022, các doanh nghiệp đã gặp khó khăn về vay vốn, phát hành trái phiếu, người mua thì không có khả năng thanh toán… thì làm sao phát triển, dự án đình trệ là điều khó tránh khỏi”, TS.Trần Du Lịch phân tích.
Với những chính sách do Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn về tín dụng và thị trường trái phiếu, theo TS.Trần Du Lịch, các giải pháp này rất thiết thực. Các doanh nghiệp không thể đòi hỏi gì hơn. Dự báo đến hết quý I/2024, thị trường sẽ phục hồi.
Theo TS.Huỳnh Thanh Điền (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), những năm qua, dòng vốn đổ vào BĐS quá nhiều, giao dịch mạnh. Nhiều người tham gia thị trường khi chỉ có ít tiền, sau đó vay thêm ngân hàng để mua BĐS rồi chờ tăng giá để bán kiếm lời. Đây là nguyên nhân làm cho giá BĐS bị đẩy lên cao.
Các nhà phát triển dự án cũng góp phần làm tăng giá BĐS. Ví dụ như tại một dự án, các doanh nghiệp chia ra nhiều giai đoạn bán hàng, giá bán đợt sau luôn cao hơn đợt trước. Dòng vốn đổ vào thị trường nhiều, giao dịch mạnh nên các doanh nghiệp đua nhau phát triển nhiều dự án, trong khi tài chính không đủ mạnh.
TS.Huỳnh Thành Điền cho hay, cần phải xác định rằng nguồn vốn cho thị trường BĐS phải được huy động từ thị trường tài chính, cụ thể là từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Hạn chế vốn vay ngân hàng để đầu tư BĐS.
“Muốn BĐS phát triển bền vững, cần nới lỏng hạn mức tín dụng cho người mua sơ cấp, còn doanh nghiệp chỉ nên hạn chế ở mức 12%. Để kéo giảm tình trạng đầu cơ BĐS nên đánh thuế cao đối với những BĐS mà người mua không sử dụng”, TS.Huỳnh Thanh Điền nói.
Cần nguồn cung để giải ngân gói 120.000 tỷ đồng
Theo ông Trần Quốc Dũng, Phó TGĐ Hưng Thịnh Corp cho rằng, thị trường đang trong thời kỳ khủng hoảng niềm tin. Nguyên nhân đến từ sai phạm của một số doanh nghiệp và nhiều lãnh đạo vướng vòng lao lý.
Các chính sách để điều chỉnh những hành vi sai phạm này được ban hành nhưng chưa có thời gian đi vào thực tiễn, thị trường càng khó khăn hơn. Nhà đầu tư lẫn khách hàng đều mất niềm tin, dẫn đến tình trạng tháo chạy khỏi thị trường.
Theo ông Dũng, giá BĐS bị đẩy lên cao là do nhà đầu tư thứ cấp thu được lợi nhuận lớn. Do vậy, cần có công cụ kiểm soát những trường hợp này để đảm bảo lợi nhuận giao dịch thứ cấp ở mức vừa phải, giá trị BĐS đáp ứng nhu cầu thực của nhiều người. Để khôi phục niềm tin của người mua, các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc hoạt động, đưa ra mức giá bán tiệm cận với mong muốn của nhiều người.
Ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Lê Thành thì chia sẻ, doanh nghiệp đang mong chờ những hướng dẫn cụ thể hỗ trợ NƠXH. Nguồn vốn 120.000 tỷ đồng khó giải ngân vì hiếm dự án NƠXH. Do vậy, nên cho người mua và chủ đầu tư các dự án NƠXH trước đây được vay gói tín dụng này.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – Chi nhánh TP.HCM, người mua NƠXH được vay với lãi suất 8,2%/năm, chủ đầu tư là 8,7%/năm. Với kỳ hạn vay trung dài hạn thì đây là mức lãi suất khá tốt nhưng so với lãi suất 5%/năm của Ngân hàng Chính sách xã hội thì vẫn còn cao.
Về lâu dài, ông Lệnh cho rằng cần có chính sách cấp bù lãi suất cho người mua NƠXH như Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là thị trường phải có nguồn cung thì gói 120.000 tỷ đồng này mới có thể giải ngân được.