Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu tại cuộc họp về công tác PCCC đối với nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Cảnh sát PCCC TP tiếp tục phối hợp các sở, ngành chức năng thành phố, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các yêu cầu về PCCC, những cam kết thực hiện của chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào hoạt động theo quy định…
![]() |
Cháy chung cư Xa La (Ảnh: Báo Giao thông) |
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy (15 ngày/lần), lập biên bản; nêu rõ việc thực hiện những cam kết của chủ đầu tư hoàn thành đến đâu; ra thông báo tạm đình chỉ, đình chỉ khi cần thiết. Sau khi xử phạt xong, nếu chủ đầu tư “chây ì” không khắc phục, đề xuất chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế…
Lựa chọn, đề xuất từ 2 - 3 công trình vi phạm điển hình, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo sở, ngành và đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra và xử lý điểm theo quy định của pháp luật…
Tiếp tục tuyên truyền công khai cho nhân dân được biết về những công trình vi phạm quy định PCCC; khuyến cáo người dân không mua nhà tại các công trình không đảm bảo về PCCC; kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có biện pháp không cho phép các chủ đầu tư bán nhà tại các công trình vi phạm về PCCC.
Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc việc cấp phép và nghiệm thu các dự án, công trình xây dựng theo quy định; không cấp giấy phép xây dựng khi công trình chưa được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; không nghiệm thu và cấp văn bản cho phép công trình được đưa vào hoạt động khi chưa được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC…
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố thực hiện có hiệu quả trong việc cấp phép, phê duyệt dự án.
Lãnh đạo UBND TP yêu cầu các sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường từ 1/7/2017 không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị đang là chủ đầu tư 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng hiện nay chưa được khắc phục.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra về giao thông nội bộ phục vụ PCCC trên tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
TP yêu cầu sở Tư pháp xây dựng quy trình, thủ tục đảm bảo yếu tố pháp lý và những điều kiện liên quan khác để tổ chức xử lý, cưỡng chế các trường hợp cố tình vi phạm kéo dài về PCCC.
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông của thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC; tiếp tục cảnh báo những nội dung tồn tại, vi phạm của từng công trình, thời hạn cam kết của chủ đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết cùng đấu tranh, tạo áp lực, buộc chủ đầu tư thực hiện.
Giao UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc chức năng quản lý nhà nước về PCCC theo đúng quy định tại Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Cương quyết xử lý, cưỡng chế các công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Các sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo các quy định hiện hành, kiểm soát nguồn nước cấp cho các dự án, công trình để thực hiện nghiêm túc các nội dung trên.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, theo kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, tính đến ngày 31/5, trên địa bàn còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Theo danh sách 79 công trình vi phạm về PCCC thì các công trình vi phạm trải đều từ chung cư cao cấp tới giá rẻ.
Danh sách này, có nhiều công trình của các “ông lớn” địa ốc xem thường các quy định về PCCC như: Tòa nhà Golden West (lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); Tòa CT1, CT2, CT3 Xa La (khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông); Tòa nhà FLC Complex (36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Diamond Flower Tower (Lê Văn Lương, Thanh Xuân), Tòa nhà Sun Square (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Thăng Long…
Điều đáng nói, trong 79 công trình có tới 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC, đó là Tòa nhà HH1 ở Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư.
Trong tổng số 79 công trình thì số công trình của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên chiếm đến 13 dự án. Các dự án của vị “đại gia điếu cày” tại địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông đều chưa đảm bảo an toàn PCCC nhưng đã đưa người dân vào sinh sống.
Danh sách 79 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC:
Xem TẠI ĐÂY
Ngày 4/7, trên Website Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã thông báo: Nghiệm thu về PCCC đối với 07/79 công trình nhà chung cư cao tầng. Theo đó, kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/6/2017, trên địa bàn Thành phố đã có 07/79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng đã tổ chức khắc phục các tồn tại và được nghiệm thu về PCCC. Cụ thể:
Như vậy, trên địa bàn Thành phố hiện còn 72 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng (trong đó có 71 công trình đã đưa vào hoạt động chưa được nghiệm thu về PCCC, 01 công trình đã thi công nhưng chưa thẩm duyệt thiết kế về PCCC) |
Hồng Khanh
![]() Hà Nội: 10 dự án hoàn thành nhưng chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy10 dự án này đã thi công xong nhưng chưa đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) như lối thoát nạn, các giải pháp ngăn cháy, hệ thống PCCC, chống tụ khói... " alt=""/>Hà Nội ‘cấm cửa’ chủ đầu tư 79 công trình vi phạm PCCC![]() Việc giá nguyên liệu tăng đi kèm với vấn đề lạm phát đã làm dấy lên nguy cơ về một cuộc "khủng hoảng Kim chi", thực phẩm vốn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Hiện tại, sản lượng Kim chi được cung cấp cho các siêu thị ở Seoul đã giảm còn một nửa, nhiều cửa hàng trực tuyến thậm chí còn không bày bán mặt hàng này. Theo hãng tin Arirang, 2 nhà sản xuất Kim chi lớn nhất Hàn Quốc là Daesang và CheilJedang, đã tăng giá bán sản phẩm lên 10-11%, và dự kiến sẽ chưa dừng lại. Ở các nhà hàng và quán ăn, giá của Kim chi cũng tăng lên chóng mặt, có nơi gấp 3 lần so với năm ngoái. Một chủ cửa hàng gà rán ở ở Seoul chia sẻ, giá một cây bắp cải bây giờ gấp 3 lần giá một con gà. THậm chí, nhiều người Hàn Quốc đã bắt đầu gọi Kim chi là "geumchi", ý nói món ăn này giờ đắt như vàng. Bên cạnh Kim chi, giá cả rất nhiều đồ ăn phổ biến tại Hàn Quốc cũng tăng phi mã trong thời gian vừa qua. Giá một suất gà rán tăng 11,4% vào tháng 7, giá cơm cuộn Kimbap tăng 11,5%, giá một tô mỳ tương đen tăng 15,3%. Việt Dũng ![]()
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN cho biết, trong môi trường sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế như hiện nay thì việc tiếp xúc của học sinh với giáo viên (GV) trong lớp học là cơ hội rất tốt cho học sinh sử dụng ngoại ngữ. Do đó, nếu như năng lực sử dụng ngoại ngữ của GV đảm bảo thì sẽ là kênh rất tốt để tạo cơ hội cho người học sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ mà mình đang học. Từ đó, ông Minh cho rằng, để bồi dưỡng năng lực cho GV thì việc đầu tiên và cần phải nhấn mạnh chính là bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ trong lớp học. Ông Châu Văn Thùy, Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, kết quả khảo sát giáo viên tiếng Anh thuộc địa bàn tỉnh cho thấy, kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của giáo viên yếu hơn các kỹ năng khác. Đây là lý do giáo viên tiếng Anh không sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp học. Từ đó, học sinh cũng không có nhiều cơ hội để nghe tiếng Anh. Ông Thùy cũng cho rằng, việc bồi dưỡng tất cả các giáo viên đạt chuẩn và giữ được chuẩn là quá trình thường xuyên, lâu dài và tốn kém. Do đó, trước mắt cần tập trung vào bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, tập trung vào các dạng tiếng Anh giao tiếp phổ biến và hiệu quả trong các giờ học. Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cũng cho rằng, trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt, và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả. Xuất phát từ thực trang trên, ông Đỗ Tuấn Minh cho rằng, trong việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh hiện nay có 4 từ khóa cần phải quan tâm: Thường xuyên, Hệ thống, Sát thực và Hiệu quả. Ông Minh cho biết, hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay cần phải tiến hành thường xuyênthay vì theo kiểu mùa vụ như hiện nay, nhất là thường tập trung vào mùa hè. "Quá cực cho GV khi mà người người nhà nhà hỏi nhau đi nghỉ ở đâu thì họ lại là đi tập huấn ở đâu, bao giờ" - ông Minh nêu vấn đề. "Hoạt động bồi dưỡng GV cần phải được thay đổi để làm sao để làm sao nó trở thành hoạt động diễn ra thường xuyên trong cả năm học". Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải được thiết kế theohệ thốngnhất định. Các chương trình phải được sắp xếp thành các module để người GV sau khi được bồi dưỡng module ấy thì tích lũy tất cả kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ có thể áp dụng trong giảng dạy. "Cần tránh tình trạng cũng người GV ấy nhưng nội dung bồi dưỡng của năm này lại lặp lại cái mà họ được bồi dưỡng đây đó một vài năm trước. Có khi nội dung bồi dưỡng năm sau dễ hơn, đơn giản hơn bồi dưỡng năm trước" - ông Minh nói. Thứ ba, ông Minh cho rằng, nội dung các khóa bồi dưỡng cần phải thiết kế sát thực tếhơn. "Bản thân chúng tôi là những người tổ chức bồi dưỡng GV cũng thấy mình đâu đó chưa làm được cái GV cần. Chúng tôi vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng với nội dung do mình nghĩ ra, mình nghĩ GV cần mà không khảo sát thực tế, đánh giá thực thế sau khóa bồi dưỡng". Muốn sát với thực tế hơn thì phải làm thế nào? Theo ông Minh, hiện nay lý thuyết đã có, quan trọng là có dám hành động hay không? Thứ tư, ông Minh cho rằng, nếu những điều trên làm tốt thì hiệu quảcông tác bồi dưỡng giáo viên sẽ tốt lên. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, cần phải thay đổi việc đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên trong đó đặc biệt quan tâm tới khâu "hậu bồi dưỡng". Hiện nay, ít có đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng cso cơ hội theo dõi giáo viên của mình khi họ quay trở về địa phương giảng. Hầu hết chỉ dừng lại ở các phiếu đánh giá mà phần lớn điền cho đủ thủ tục hoặc đánh giá theo hướng tích cực dù trong lòng không thấy thoải mái lắm. Ông Minh cũng cho rằng, các hoạt động thanh tra, dự giờ hiện nay cần phải theo hướng đánh giá, khuyế khích các yếu tố tích cực để các giáo viên sau khi bồi dưỡng có thể thể hiện hay áp dụng những gì mình được học. Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề xuất, cần phải thành lập các đơn vị chuyên trách bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh để hoạt động này hiệu quả hơn. "Hầu hết các đơn vị đều cử các giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng ên họ chỉ coi đó là công việc thứ 2 bên cạnh công việc giảng dạy ở đại học". Để có được một trung tâm như vậy, theo ông Minh cần có đủ các yếu tố từ đội ngũ cán bộ cơ hữu, cơ sở vật chất, nội dung và phương thức tổ chức. Điều quan trọng nhất, theo ôn Minh là giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng cho GV tiếng Anh cần có sự thống nhất với nhau để tạo ra mặt bằng chung trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các GV. Lê Văn " alt=""/>Mấy chục năm qua chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt
|