
Nghệ sĩ violin tài năng này sẽ biểu diễn trong liên hoan âm nhạc Vietnam Connection với nhạc mục ấn tượng.
 |
Bùi Công Duy tham gia lễ hội
|
Tiếp nối thành công của Liên hoan Âm nhạc Cổ điển Việt Mỹ năm 2015, chương trình Vietnam Connection Music Festival 2016 hứa hẹn sẽ là một sân chơi gần gũi, quen thuộc, tạo không gian giao lưu cho các nghệ sĩ, các nhà hoạt động âm nhạc tài năng đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Trong khuôn khổ chương trình, Vietnam Connection Music fesstival sẽ tổ chức 5 đêm diễn tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội với nhiều nội dung phong phú khác nhau. Ban tổ chức chương trình đã nỗ lực xây dựng những đêm diễn với nội dung gần gũi, dễ tiếp cận, nhằm mang dòng âm nhạc bác học đến gần hơn với khán giả Việt Nam.
Vietnam Connection Music Festival 2016 sẽ giới thiệu 2 chương trình chuyên đề về âm nhạc thế kỷ 17 thời kỳ "Baroque" (phục hưng) của nhạc sĩ nổi tiếng người Đức, được coi là người đứng đầu trong các thể loại âm nhạc Polyphony (phức điệu) J.S.Bach với những bản nhạc nổi tiếng vượt thời gian như “Brandenburg concerts”, concerto viết cho 2 violon, concerto cho 2 piano…
Tiếp đến, khán giả sẽ được thưởng thức một đêm diễn đặc biệt, bao gồm các tác phẩm của nhạc sĩ nổi tiếng người Ý Antonio Vivaldi, với những bản Concerto nổi tiếng viết cho Violon cùng dàn nhạc thính phòng hay bản tổ khúc “Bốn mùa” bất hủ của Vivaldi quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả nghe nhạc cổ điển của Việt Nam.
Chương trình hòa nhạc chuyên đề "Baroque", chơi bằng các nhạc cụ đặc trưng của thời kỳ phục hưng đã được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Liên hoan Âm nhạc 2015 và nhận được những phản hồi tích cực từ phía công chúng. Năm 2016, khán giả sẽ được thưởng thức những tác phẩm phục hưng đặc sắc, với những phần trình diễn được dàn dựng công phu hơn từ những nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Song song với 2 đêm nhạc chuẩn mực thời kỳ phục hưng, Vietnam Connection Music Festival đặc biệt tổ chức đêm "Gala Concert" với chủ đề "Lễ hội của các bài hát và các điệu nhảy". Buổi biểu diễn nhấn mạnh sự tương phản, đối lập, cùng với đó là các tác phẩm hoàn toàn mới, lần đầu công diễn tại Việt Nam.


|
Chương trình có sự góp mặt của Tăng Thành Nam, Yi-Wen Chao... |
Trong năm tới, Vietnam Connection Music Festival hi vọng sẽ giới thiệu thêm nhiều chương trình hòa nhạc đặc sắc, kết hợp với nhiều chủ đề, thể loại âm nhạc và các nhạc cụ khác nhau, trong đó sẽ có một đêm nhạc dành riêng để tôn vinh các nhạc sĩ của Việt Nam. Trong tương lai gần, chương trình sẽ hướng tới các hoạt động biểu diễn tại nước ngoài, để phục vụ kiều bào và công chúng yêu nhạc trên toàn thế giới.
Dương Di
" alt=""/>Liên hoan âm nhạc Vietnam Connection quy tụ những nghệ sĩ hàng đầu
 ra vườn nhổ ngò gai, chia từng bó, sáng mai ra chợ bán. </p><p>Vừa cắt bớt gốc, ngắt bỏ những lá vàng úa, bà Ca vừa kể câu chuyện của gia đình mình. Vợ chồng bà có cả thảy 10 người con, 3 trai, 7 gái. 9 người con lập gia đình với người cùng quê. Hiện ai cũng có cuộc sống hạnh phúc.</p><p>Chị Trang là con gái út. 20 năm trước, chị đến Bình Dương làm công nhân may mặc. Lúc đó, thấy các cô gái trong phường ai cũng lên TP.HCM thi tuyển để được lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc) bà Ca cũng gọi con về tham gia.</p><table class=)
 |
Đoạn đường lên đò để qua cù lao Tân Lộc. Ảnh: T.A. |
Ban đầu, Trang cự mẹ, muốn được tự quyết định chuyện chồng con của mình. Khi nghe mẹ nói: ‘Con không nghe mẹ, sau này khổ đừng than’, chị dọn hành lý về quê. Sau đó, chị theo đoàn đến TP.HCM tham dự cuộc thi tuyển vợ của những người đàn ông Đài Loan.
‘Nó đi được một tuần thì trúng tuyển. Nghe bên mai mối giới thiệu, chồng nó có việc làm thu nhập cao, gia đình gia giáo, giàu có, tôi vui lắm. Tôi nghĩ, rồi đây con bé sẽ sướng’, bà Ca nhớ lại lúc được tin con gái thi đậu cuộc thi lấy chồng nước ngoài.
Ngay sau đó, bà cùng chồng, các con và mấy người trong họ, chuẩn bị quần áo đẹp ra bến đò lên TP.HCM dự đám cưới con. Ngày vui của con kết thúc, vợ chồng bà được bên mai mối đưa 6 triệu đồng tiền nộp tài của nhà trai.
 |
Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến đò chở khách qua sông đến với cù lao Tân Lộc và về đất liền. Ảnh: T.A. |
Đến TP.HCM ngày thứ nhất, ngày thứ hai vợ chồng bà bắt xe về quê. Mọi thất vọng của người mẹ 10 con bắt đầu khi chị Trang qua Đài Loan làm dâu.
‘Nhà con rể tôi ở vùng quê nghèo của Đài Bắc. Cha mẹ nó ly hôn nhau. Vợ chồng nó phải đi thuê nhà ở, đi làm công nhân trong nhà máy’, bà Ca nói, giọng rầu rĩ.
Vì kinh tế khó khăn, hai năm trước, sau khi sinh con gái thứ hai được 6 tháng, chị Trang phải gửi con về cho người con gái thứ 6 của bà Ca nuôi giúp. ‘Con bé giờ được 2,5 tuổi rồi. Mỗi khi mẹ nó nhớ con, dì nó phải đưa qua Đài Loan cho gặp. Mẹ nó ở bên đó đi làm kiếm tiền nuôi bé lớn đang học đại học’, người mẹ sinh năm 1946 nói buồn.
Bà cũng cho biết, từ ngày con gái lấy chồng xa đến nay đã hơn 20 năm nhưng bà chưa nói chuyện với con rể bao giờ. Việc gặp nhà thông gia cũng không có.
‘Con rể tôi về đây 4 lần rồi. Nó nói tiếng Trung Quốc. Tôi nói tiếng Việt. Giờ có nói gì cũng không hiểu. Thôi, cứ im lặng’, bà Ca nói.
 |
Bà Ca cho biết, 9 người con của bà kết hôn với người địa phương đều hạnh phúc, chỉ riêng có chị Trang là bà buồn nhất. Ảnh: T.A. |
Cụ bà cho biết, nếu bây giờ được quyết định lại, bà sẽ không cho con gái lấy chồng ngoại. ‘Nhà người ta có con lấy chồng nước ngoài thì giàu lên, nhưng nhà tôi cực lắm’, bà nói.
Ở một gia đình khác, từ ngày có con gái lấy chồng Đài Loan, mỗi năm, chị Đỗ Thị Thu được đi nước ngoài 3-4 lần. Chị cho biết, chị học nhiều lần nhưng không nói được ngoại ngữ, vì thế, mỗi khi gặp mặt ông bà thông gia, chị không biết nói gì.
Người mẹ sinh năm 1975 cũng cho biết, lúc mới cưới, con gái chị ở chung với nhà chồng. Khi qua thăm con lần đầu, chị gặp đủ chuyện trái khoáy vì không hiểu và nói được tiếng Trung. 'Ba mẹ chồng con gái mời tôi ra ngồi nói chuyện, tôi xuống bếp lấy đồ ăn lên. Ông bà ấy mời tôi ăn cá, tôi hỏi lại: 'Anh chị muốn lấy cơm phải không'. Khi nghe con gái dịch lại, tôi ngại quá, không dám nhìn họ', chị Thu kể.
Đến nay, con gái chị đã ra ở riêng, khi qua thăm con chị thấy thoải mái hơn, nhưng chị vẫn chưa thể nói chuyện cùng ông bà thông gia và con rể. 'Họ nói gì tôi cũng chỉ cười và gật đầu cho xong', người mẹ miền Tây nói.
 |
Đoạn đường trước nhà bà Ca được láng nhựa sạch sẽ. Ảnh: T.A. |
Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ phường Tân Lộc cho biết, hiện nay, rào cản lớn nhất của các gia đình có con lấy chồng ngoại là ngôn ngữ. Nguyên nhân được bà Huệ cho biết, do các ông bố bà mẹ đã lớn tuổi, học thấp, vì thế không học được ngoại ngữ. Khi gặp con rể và thông gia, họ chỉ giao tiếp bằng nụ cười và ánh mắt.
Bà Huệ cho biết, hiện nay, vì việc lấy chồng theo kiểu giới thiệu, có tìm hiểu nên đỡ hơn. Trước đây, rất nhiều cô dâu đi làm dâu bị ngược đãi, chịu cảnh bạo lực và hôn nhân tan vỡ cũng vì không nói và hiểu được tiếng quê chồng.
‘Địa phương đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện, đi từng nhà tuyên truyền, treo các băng rôn nói về những rào cản khi cho con đi lấy chồng ngoại nhưng chưa thành công’, bà Huệ nói. Bà cũng cho biết, hiện hội phụ nữ phường đang kết hợp với hội liên hiệp phụ nữ quận để làm những buổi tuyên truyền, vận động người dân học ngoại ngữ để phát triển du lịch địa phương và phục vụ cho việc giao tiếp với gia đình thông gia.

Ông bố Cần Thơ cho 4 con gái lấy chồng Đài Loan mong giàu sang
Quan niệm, cho con lấy chồng ngoại mới giàu, vợ chồng ông Nhã quyết định gả cả bốn cô con gái cho các con rể người Đài Loan (Trung Quốc).
" alt=""/>Nỗi buồn của người mẹ miền Tây có con gái 20 năm lấy chồng Đài Loan