Theo số liệu điều tra, 83% người Việt được hỏi có sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn/thức uống, cao hơn so với 62% của 12 tháng trước.
Trong số các khách hàng này, 77% có sử dụng ít nhất một ứng dụng giao hàng trên điện thoại. Lý do các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến hơn là do việc gọi đồ ăn trên ứng dụng tiết kiệm thời gian và có nhiều mã khuyến mãi. Ngoài ra, Covid-19 cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
Tần suất đặt đồ ăn của người Việt ngày càng gia tăng hơn. Theo đó, 85% người dùng ứng dụng để đặt đồ ăn/thức uống ít nhất 1 lần/tuần. Tần suất đặt đồ ăn cũng tăng mạnh hơn trong đại dịch khi đạt mức tăng tới 80%. Tuy cậy, đơn hàng đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam thông thường vẫn là các đơn hàng có giá trị nhỏ khi có tới 51% đơn hàng có giá dưới 100.000 đồng. Tuy vậy, giá mua trung bình tăng nhẹ trong năm vừa qua.
Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek là những ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, Grab vẫn là app được sử dụng nhiều nhất, thế nhưng Baemin mới là ứng dụng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Ứng dụng giao đồ ăn này cũng có gia tăng mức độ phổ biến và duy trì tốt mức độ hài lòng của khách hàng, dựa trên nhiều tiêu chí như "dễ đặt hàng", "thái độ nhân viên", "tốc độ giao hàng" hơn so với "phí giao hàng". Bám sát nút là ShopeeFood và GoFood (Gojek).
Theo kết quả nghiên cứu, các mã giảm giá và chi phí vận chuyển là các yếu tố tác động lớn tới quyết định đặt hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy 30% người dùng luôn tìm kiếm các mã giảm giá; 28% người dùng sẽ đặt đơn giao đồ ăn nếu không mất phí vận chuyển.
Doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 148 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 28,6%/năm; trong đó mảng doanh thu đến từ các nền tảng vào khoảng 32 triệu USD.
Hầu hết các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đều là là các doanh nghiệp ngoại. Grab và ShopeeFood (trước đây là Now) là hai ứng dụng được cho là chiếm thị phần nhiều nhất. Tuy nhiên, thị phần của các ứng dụng này cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi những người đến sau như Gojek, Baemin.
Duy Vũ
Hoạt động bị ảnh hưởng khi nhiều dịch vụ phải dừng hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19, các ứng dụng gọi xe tập trung vào dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ và đẩy mạnh hệ sinh thái không tiền mặt, xem đây là động lực tăng trưởng mới.
" alt=""/>GrabFood, ShopeeFood, Gojek chiếm lĩnh thị phần giao đồ ăn trực tuyếnTổng thống Salvador, Nayib Bukele, đã đánh cược sự nghiệp chính trị với việc thử nghiệm Bitcoin ở trong nước. Những tháng gần đây, đất nước này đã thêm hàng trăm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán. Ngày 21/1, Tổng thống Bukele tuyên bố trên Twitter đã bỏ thêm 15 triệu USD “bắt đáy” khi đồng tiền số giảm giá mạnh. Hiện Bitcoin đã giảm 50% so với đỉnh kỷ lục hồi tháng 11/2021.
IMF bày tỏ lo ngại về những rủi ro liên quan việc phát hành trái phiếu hỗ trợ bằng Bitcoin, kế hoạch mà Tổng thống Salvador đưa ra nhằm huy động 1 tỷ USD thông qua hợp tác với Blockstream, một công ty cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Một phần của kế hoạch đưa Bitcoin ra toàn quốc bao gồm việc ra mắt ví điện tử Chivo, không tính phí giao dịch và cho phép thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng. Với một quốc gia có hơn 70% dân số không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống, Chivo được xây dựng nhằm tạo ra trải nghiệm thuận tiện hơn cho những người chưa từng tham gia hệ thống ngân hàng.
IMF đồng ý rằng ví điện tử Chivo có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện thanh toán kỹ thuật số nhưng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của “các quy định và giám sát chặt chẽ”. Nhiều người dân Salvador đã thông báo việc bị đánh cắp danh tính, khi hacker sử dụng số thẻ định danh của họ để mở tài khoản ví điện tử nhằm chiếm đoạt số Bitcoin trị giá 30 USD mà chính phủ “tặng” cho mỗi tài khoản mới.
IMF đã lên tiếng quan ngại về thử nghiệm Bitcoin của Salvador trong nhiều tháng nay. Tuyên bố hôm thứ Ba (25/1), lặp lại báo cáo đã được IMF công bố hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó bày tỏ lo ngại về sự biến động mạnh của đồng tiền số này có thể dẫn đến những rủi ro đáng kể cho người dùng và Bitcoin không nên được sử dụng như một đồng tiền chính thức.
Những bất đồng xung quanh chính sách đối với đồng tiền số sẽ khiến quốc gia Trung Mỹ càng gặp khó khăn trong việc đạt thỏa thuận khoản vay trị giá 1,3 tỷ USD từ IMF.
Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, với các chính sách hiện hành, nợ công của El Salvador sẽ tăng lên 96% GDP vào năm 2026, đưa đất nước vào “con đường không bền vững”.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Trước các đợt bán tháo Bitcoin và những loại tiền số khác, các nhà đầu tư lo ngại “mùa đông” – những điều tồi tệ nhất – đã đến.
" alt=""/>Quỹ tiền tệ quốc tế kêu gọi El Salvador từ bỏ BitcoinTheo Sở KH&ĐT, ngày 28/6/2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4042/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất tại ô đất D2-CT1, khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm với chức năng xây dựng nhà ở thương mại do Công ty CP Quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư.
![]() |
"Ôm" đất không thực hiện dự án theo tiến độ quy định, dự án nhà ở thương mại tại ô đất D2-CT1, khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm của Công ty CP Quốc tế Sơn Hà bị chất dứt hoạt động. |
“Lý do chấm dứt hoạt động do Quyết định số 4042 đã hết hiệu lực, tuy nhiên Công ty CP quốc tế Sơn Hà không thực hiện dự án theo tiến độ qui định”, quyết định của Sở KH&ĐT nêu rõ.
Ngoài ra, Sở KH&ĐT cũng yêu cầu Công ty CP quốc tế Sơn Hà hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án theo quy định.
Được biết, Công ty CP Quốc tế Sơn Hà tiền thân là Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà, được thành lập và hoạt động năm 1998. Công ty chuyển đổi sang mô hình Công ty CP vào năm 2007 và thực hiện niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên tại HOSE vào ngày 30/12/2009 với mã chứng khoán SHI.
Doanh nghiệp này chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm gia dụng và công nghiệp; khai thác, xử lí và cung cấp nước sạch; phát triển năng lượng tái tạo (điện năng lượng mặt trời và gió), hạ tầng công nghiệp và bất động sản…
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính quý I/2020 cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất 3 tháng đầu năm 2020 của công ty đạt 1.062 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 53%, đạt 5,5 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của Sơn Hà mới chỉ đạt hơn 5% kế hoạch.
Tài sản dở dang dài hạn tăng lên 204 tỷ đồng từ 113 tỷ đồng hồi đầu năm, tương ứng tăng đến 81%. Theo thuyết minh trong báo cáo tài chính, chi phí xây dựng dở dang của các dự án Bắc Cổ Nhuế - Chèm, dự án nước Hà Đông và dự án Tam Dương là chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục này.
Dù được phê duyệt từ năm 2013, song đến quý III/2015 dự án tại khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm mới bắt đầu xuất hiện trong báo cáo tài chính của công ty với chi phí cơ bản dở dang là 4,75 tỷ đồng. Tính đến quý I/2020, con số này vẫn được giữ nguyên.
Nhật Minh
Theo PGS.TS. Trần Chủng, công trình chưa được nghiệm thu chủ đầu tư bất chấp quy định vẫn cho dân vào ở mà chính quyền không quyết liệt xử lý làm ngơ là thiếu trách nhiệm, coi thường an toàn sinh mạng người dân.
" alt=""/>Công ty CP Quốc tế Sơn Hà bị huỷ dự án nhà ở thương mại ở Hà Nội