Năm 2015, nhận kết quả trúng tuyển vào khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, như bao tân sinh viên khác, Nguyễn Văn Quân (SN 1996, Hà Giang) vô cùng vui mừng.Nhưng sau một kỳ học tại trường, qua lịch học phân bổ trong các năm tiếp theo, Quân cảm thấy so với mong muốn của anh, lượng lý thuyết nhiều, trong khi phần thực tế, thực hành lại hơi ít.
 |
Nguyễn Văn Quân tại cuộc thi tay nghề thế giới |
Chàng trai 9X quyết định gọi điện về cho bố mẹ xin phép được nghỉ học. Anh muốn về quê để có thời gian suy nghĩ lại về định hướng tương lai. Bố mẹ khuyên anh cố gắng tiếp tục học tập nhưng anh nói nếu không yêu thích, tốt nghiệp ĐH xong, anh rất khó xin việc.
"Nhiều phụ huynh nghe đến con đi học nghề là không thích do suy nghĩ chỉ có trượt đại học hay học kém mới đi học nghề. Nhưng tôi cho rằng để phát triển bản thân phải vững tay nghề. Gia đình mình không khá giả, không có nhiều mối quan hệ để dễ dàng xin việc thì mình phải có kỹ năng nghề vì vậy tôi xác định phải đi học nghề”, Quân phân tích.
Để bố mẹ đồng ý anh đã phải thuyết phục, tác động rất nhiều. Quân tâm sự thêm, khi học cấp 3, anh chỉ suy nghĩ đơn giản, các bạn đỗ đại học mình cũng phải cố gắng vào giảng đường cho “bằng bạn bằng bè”.
“Tôi thích học về điện, tự động hóa, hồi học Cấp 3 tôi cũng đạt giải sáng tạo trẻ cấp tỉnh với mô hình quét rác tự động. Sau nửa năm ở nhà suy nghĩ, năm sau, tôi quyết định nhập học trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội”, anh kể lại.
Tháng 8/2016, Quân nhập học. Tại trường, xem lịch học trong 3 năm có khá nhiều thời gian thực hành anh rất hào hứng.
“70% thời gian học là thực hành. Học lý thuyết cũng ngay cạnh máy, sau lý thuyết, các sinh viên được sang thực hành ngay tại máy. Thiết bị được nhà trường nhập mới liên tục, các sinh viên có 1 buổi học tại trường, 1 buổi tự nghiên cứu… nên tôi rất hào hứng. Tôi nhận thấy đây là môi trường mình có thể phát triển được”.
Sang năm học thứ 2, Quân học môn học PLC. Đây là môn học khá mới mẻ với anh. Nhờ đam mê và yêu thích, anh đạt kết quả cao trong môn học này. Sau đó, thầy giáo chọn anh vào đội tuyển của khoa Cơ điện tử với vai trò lập trình viên.
Anh chuyển sang luyện tập để đi thi tay nghề. Tại kỳ thi của thành phố Hà Nội, kết quả không như mong đợi của anh.
“Tất cả đều rất mới, tôi chưa có kinh nghiệm nên hiểu sai đề và lập trình có sai sót nên chỉ đạt giải Ba. Nhưng đây cũng là cơ hội để tôi rút kinh nghiệm. Vì vậy, sau 5 tháng ôn thi tiếp theo, tôi rất tự tin khi tham gia cuộc thi tay nghề quốc gia". Tại kỳ thi này, đội của anh (gòm 2 thành viên) đã đạt huy chương Bạc.
Suốt 3 ngày thi, các chuyên gia Hàn Quốc đã sang theo dõi. 6 thành viên của 3 đội tiếp tục phải trải qua một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia này để chọn ra 1 đội duy nhất đi thi Tay nghề thế giới tại Nga.
Đội của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội của Quân được chọn. Quân kể lại khi anh đặt câu hỏi tại sao chọn khi chúng tôi chỉ đạt Huy chương Bạc, chuyên gia Hàn Quốc đã trả lời rằng: “Chúng tôi không đánh giá qua giải các bạn vừa thi. Chúng tôi đánh giá qua năng lực thực tế của các bạn. Bạn không nên suy nghĩ về giải vừa qua nữa mà hãy nghĩ về Huy chương vàng cuộc thi tay nghề thế giới”.
Ngày 6/8/2018, Quân và đồng đội sang Hàn Quốc để đào tạo. Anh chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, chúng tôi phải tuân thủ chế độ luyện tập rất khắc nghiệt. Theo quy định từ 6h sáng đến 7h tối, chúng tôi học. Sau đó, chúng tôi tự học đến khuya có hôm 2 - 3h sáng.
Thời gian đầu, tôi khá mệt mỏi, nhưng sau đó thấy mỗi ngày mình tự tạo ra một dây chuyền theo ý mình, được người khác đánh giá tốt, mình vui và có động lực hơn”.
Quân có thể ngồi lập trình liên tục 4, 5 tiếng đồng hồ. Sau khi ăn, anh lại quay lại với chiếc máy tính.
Nhờ được rèn luyện bài bản, kỹ lưỡng Quân đi thi với sự tự tin cao. Tại kỳ thi tay nghề thế giới, tốc độ làm bài của Quân và đồng đội khá tốt nhưng kết quả vẫn chưa làm anh hài lòng.
 |
Nguyễn Văn Quân (ngoài cùng, bên phải) trong lễ tuyên dương Người thợ trẻ giỏi |
Quân và đồng đội nhận được chứng chỉ tay nghề xuất sắc sau 3 ngày thi liên tục ở Liên bang Nga.
Hiện Quân đang hỗ trợ thầy giáo hướng dẫn các em khóa sau chuẩn bị cho kỳ thi tay nghề. Anh dự định sau khi tốt nghiệp có thể sẽ đầu quân cho một số công ty để học hỏi kinh nghiệm, sau đó có những kế hoạch riêng cho sự nghiệp của mình.
Với các bạn trẻ đang băn khoăn việc chọn nghề, Quân nhắn nhủ: “Các bạn nên nắm rõ năng lực và đam mê của mình, không nên đặt mục tiêu cao quá. Từ đó, các bạn chọn trường phù hợp với nguyện vọng của mình. Không vào được đại học, các bạn có thể học nghề, cơ hội việc làm không hề ít”.
Anh cũng nói thêm: “Nếu khi vào đại học, cảm thấy môi trường không phù hợp, các bạn nên thay đổi, để tránh lãng phí thời gian và tiền của. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ đi học nghề ngay từ đầu”.
Lê Lan
" alt=""/>'Nếu được chọn lại, tôi sẽ học nghề ngay từ đầu'

- Liên quan đến thông tin nghi vấn 40 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), các đơn vị chức năng đã xác minh làm rõ vấn đề.Sự việc bắt đầu từ sáng ngày 13/9 khi có một số phụ huynh báo cáo với nhà trường xin cho con nghỉ ốm với lý do đau bụng, đi ngoài, một số cháu có dấu hiệu sốt.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND quận Hoàng Mai, Chi cục ATTP Sở y tế Hà nội đã cử các đoàn kiểm tra xuống Trường Tiểu học Chu Văn An để kiểm tra việc thực hiện công tác bán trú của trường và xác minh thông tin.
 |
Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội. |
Theo báo cáo của nhà trường, trong số học sinh nghỉ học ngày 13/9 có 18 học sinh của nhà trường được phụ huynh thông tin có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, tuy nhiên trong đó có 3 học sinh không ăn bán trú ngày 12/9, một số học sinh theo dõi tại nhà và một số có triệu chứng tương tự nhưng do bị sốt.
Qua kiểm tra thông tin 18 học sinh, đoàn kiểm tra sơ bộ kết luận: Có 6 học sinh có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốt. Trong đó 1 em bị tiêu chảy nhiễm nấm, 2 em bị nhiễm khuẩn đường ruột và 3 em bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Cả 6 học sinh này có ăn bán trú tại trường trưa ngày 12/9.
Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Chu Văn An bắt đầu tổ chức ăn bán trú cho học sinh từ ngày 6/9/2017 với 1.737 học sinh đăng ký trên tổng số 2.029 học sinh. Việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú từ ngày 6/9 đến ngày 11/9 không có vấn đề gì xảy ra. Nhà trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bếp ăn bán trú theo quy định, được cơ quan chức năng đánh giá bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực đơn của các học sinh toàn trường trưa ngày 12/9 gồm: cơm, thịt nạc vai xay rim nước mắm, rau cải ngọt xào dầu ăn, canh rau cải xanh nấu thịt cùng bữa phụ chiều là sữa hộp tươi Ba Vì loại 180 ml.
Qua kiểm tra các giấy tờ pháp lý như cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, hợp đồng nguyên tắc mua nguyên liệu thực phẩm… có đầy đủ hồ sơ theo quy định và được ghi chép cập nhật đầy đủ.
“Về nguồn thực phẩm được cung cấp, thực phẩm chế biến của trường do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Khánh Thịnh cung cấp - đơn vị được các cơ quan chức năng đánh giá và xác nhận đủ điều kiện cung cấp thực phẩm cho bếp ăn của trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai” - báo cáo nêu rõ.
Trao đổi với VietNamNet, bà Phạm Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Khánh Thịnh khẳng định: “Về chất lượng nguồn thực phẩm đầu vào đều có nguồn gốc xuất xứ, được các cơ quan chức năng, nhà trường và công ty kiểm tra giám sát chặt chẽ…
Thịt tươi sống, các loại rau, củ, quả cũng được kiểm tra thường xuyên và cũng được giám sát theo chuỗi. Các đơn vị cung cấp rau cho chúng tôi cũng có mã tem mã vạch chứng minh rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Thậm chí nếu kể cả có tem đảm bảo chất lượng mà trường kiểm tra chất lượng không ổn thì vẫn không thể vào trường”.
Như vậy với tỷ lệ 6/1.700 học sinh ăn bán trú có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốt, trong đó hiện 5 học sinh đã đi học trở lại bình thường, 1 học sinh tiếp tục xin nghỉ ở nhà để theo dõi.
Tuy nhiên, Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai cũng yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến tình hình học sinh nghỉ ốm/đi học hàng ngày, tình trạng sức khỏe của học sinh... để có biện pháp xử lý phù hợp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và liên tục cập nhật thông tin, đồng thời phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và các lớp thăm hỏi các cháu học sinh, tiếp tục tổ chức giám sát, điều tra phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú, kịp thời báo cáo các trường hợp nghi ngờ sự cố về an toàn thực phẩm để phối hợp điều tra và có biện pháp xử lý.
Ngoài ra cần tổ chức tuyên truyền để cha mẹ học sinh an tâm việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Thanh Hùng
" alt=""/>Thực hư thông tin nghi học sinh ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú