Ngày chen chúc ô tô để gặp lại vợ con vì thế bao giờ cũng là ngày hạnh phúc. Ngồi trên xe khách qua phố huyện thấy vợ đang nghiêng nón bán hàng là tim tôi đã đập xốn xang.
Lần đó tôi đi xe khách về thị xã nhưng bị nhỡ mất chuyến xe từ thị xã về huyện nên đành tìm đến người chú quen đằng vợ nhà ngay thị xã để nhờ vả.
Chú bảo: ”Trời tối hết xe rồi, thôi ngủ đây, sáng mai chú mua vé cho về chuyến sớm”. Tôi nghe mà buồn hết chỗ nói. Ở lại đây một đêm là xa vợ thêm một đêm. Thấy mặt tôi rầu rĩ chú bảo:”Hay lấy xe đạp của chú đạp về. Từ đây về đấy chỉ khoảng ba chục cây chứ mấy”.
Với thanh niên nông thôn chuyện đạp xe mấy chục cây trong đêm là chuyện thường. Nhưng với thằng con trai Thủ đô như tôi, đường sá không thuộc, lại can tội sợ ma thì đây là một thử thách lớn. Ngần ngừ một tý rồi tôi quyết định đạp xe về.
Trời tối và cái lạnh thấu da của đêm giáp Tết không làm tôi ngại nhưng một mình lùi lũi đạp xe trên con đường đá dăm lồi lõm, vượt qua những nghĩa địa lập loè đầy đom đóm, nghĩ lại, tôi vẫn sởn gai ốc. Đây có lẽ là chiến công duy nhất về lòng dũng cảm mà tôi đã được thể hiện ít nhất một lần trong đời.
Về đến nơi, cả nhà đều hân hoan nhất là cô vợ trẻ. Tôi vào bếp bê nồi nước lá mùi ra giếng rồi che cái nong, múc nước cho vợ tắm. Chềnh chàng cơm nước mãi rồi cũng đến lúc tôi được chui vào cái phòng nêm chật ních đồ hàng xén, ôm vợ trên chiếc giường đệm thơm mùi rơm nếp, hít hà hương lá mùi từ vợ. Đấy có lẽ là thời mặn nồng nhất của tình vợ chồng dẫu đấy là thời đầy gian khó.
Cặp vợ chồng trẻ ngày đó giờ đã thành những ông già, bà cả. Thời hương lửa mặn nồng đã qua từ lâu nhưng họ vẫn bên nhau dù ông nằm một phòng, bà ngủ một phòng.
Những hôm nghe tiếng bà kêu vì bị chuột rút ông lật đật dậy lấy đá chườm chân cho bà. Những lần nghe tiếng ông kêu ú ớ vì bị bóng đè bà lại tất tả chạy sang đập cho ông tỉnh dậy. Nhưng hễ cứ thức là lại chành chọe nhau như chó với mèo. Ông nói chưa xong, bà đã cãi xong. Nhiều khi cũng ngán ngẩm. Nhưng ở tuổi này, con cái phương trưởng ra ở riêng cả, chỉ hai thân già nhìn nhau không cũng buồn. Cãi nhau âu cũng là niềm vui.
Xét cho cùng, “hạnh phúc không phải là cả đời không cãi nhau mà là cãi nhau rồi vẫn có thể ở bên nhau cả đời”.
Hùng Lý(từ Berlin, Đức)
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |
Là một người từng loay hoay giữa việc yên ổn công tác trong ngành Điện lực, hay cố gắng theo đuổi ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia, Long Nguyễn đã truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ, thông qua những chia sẻ chân thành.
Long Nguyễn kể, năm 2017 khi còn làm trong ngành Điện lực, anh xin nghỉ không lương 1 tháng để đi Trung Quốc học chuyên sâu về nhiếp ảnh. Thời điểm này, dường như việc học nhiếp ảnh ở nước ngoài còn khá mới mẻ.
Thách thức lớn nhất khi học tại Trung Quốc là người dân nơi đây ít nói tiếng Anh, vì vậy Long Nguyễn cảm thấy bối rối khi giao tiếp.
Học xong, anh về nước, xin nghỉ việc, quyết định khởi nghiệp với nhiếp ảnh khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Gia đình rất lo lắng khi anh bỏ công việc ổn định ra ngoài lập nghiệp với quá nhiều trở ngại.
Long Nguyễn tâm sự, sau tất cả, chỉ có đam mê mới có thể trụ lại và tiếp tục tiến về phía trước.
“Nhiếp ảnh tồn tại và là hơi thở, là cuộc sống của tôi. Tôi từng xem một bộ phim, người con nói với bố của mình: Có thể sau này con sẽ đi một chiếc xe nhỏ, ở căn nhà nhỏ. Nhưng nhất định con sẽ hạnh phúc, tôi thấy mình trong câu thoại đó.
Trải qua nhiều khó khăn trước và trong giai đoạn khởi nghiệp, hiện tôi đã có những thành tựu nhất định ở lĩnh vực đào tạo nhiếp ảnh. Tôi thật sự hạnh phúc với lựa chọn của mình”, anh nói.
Thời đại 4.0, ai cũng có thể cầm máy và chụp ảnh, nhưng Long Nguyễn bày tỏ, nghề này rất khắc nghiệt, luôn biến đổi, ai không thể thích nghi, người ấy sẽ bị thay thế.
“Trước khi chụp ảnh, phải cố gắng rèn giũa bản thân trở thành người tử tế. Hôm nay bạn chụp chưa đẹp, nhưng không sao, chúng ta chỉ cần cặm cụi, chịu khó để ngày mai tốt lên. Người thông minh rất nhiều, nhưng người kiên trì luôn thiếu.
Sự tử tế và chất lượng sản phẩm là hai thứ chúng ta theo đuổi. Làm được những điều này, mỗi người đã góp phần vào việc hiện thực hóa sứ mệnh đưa nhiếp ảnh trở thành một trong số những nghề cao quý”, Long Nguyễn chia sẻ.
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Ngoài bánh tro (hay còn gọi là bánh ú tro), hoa quả, thịt vịt thì vào Tết Đoan Ngọ hàng năm, người Việt còn làm cơm rượu ăn với quan niệm là để cho sâu bọ, giun sán trong người chết hết.
Cơm rượu kiểu miền Nam
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp
- 1 lít nước
- 15 viên men nhỏ (khi tán nhuyễn được khoảng 5 muỗng cafe)
- 1 xấp lá chuối
Cách làm:
Cơm rượu nếp cẩm miền Bắc
Nguyên liệu:
- Gạo nếp cẩm: 1kg
- Men ngọt: 2 viên
- Đường, lá sen
Cách làm:
Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm. Cho nếp vào nồi đồ chín.
Khi nếp chín, cho ra mâm, chờ cơm nguội bớt còn hơi ấm. Giã hoặc nghiền men nhuyễn. Chuẩn bị 1 nồi hấp to, lót một lớp lá sen rồi cho nếp cẩm đã chín vào. Cứ một lớp nếp cẩm lại 1 lớp lá sen xen kẽ.
Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió, ủ khoảng 3-4 ngày.Khi ủ xong phần nước chảy xuống dưới pha cùng với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nếp cẩm.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ