
Những kiều nữ dính sự cố ảnh sex năm 2011
Ngắm nhan sắc của 5 hoa khôi hot nhất 2011
Những trào lưu, thú chơi “sốt” nhất năm 2011
Những hotboy, hotgirl nổi bật nhất năm 2011
TV LCD Bravia ZX1 màn hình 40 inch Full HD siêu mỏng 9,9 mm – tương đương một vỏ hộp CD. Sony cho biết bí mật của chiếc TV LCD siêu mỏng này nằm ở kỹ thuật sử dụng công nghệ đèn LED để phát sáng ở các cạnh bên thay vì sử dụng dàn đèn backlight thông thường.
Bộ điều khiển từ xa của TV LCD Bravia ZX1 được thiết kế tỉ mỉ để có thể điều khiển và hoạt động hiệu quả ở bất cứ vị trí nào trong phòng. Nhờ vậy, không chỉ là tivi siêu mỏng mà BRAVIA ZX1 còn rất linh hoạt nhờ 4 cổng input HDMI (1x Display ; 3x Media Receiver) giúp kết nối nhanh chóng với hệ thống đồng bộ Home Theatre.
" alt=""/>TV LCD mỏng 9,9 mm giá trên trăm triệu đồngLính Ukraine tại khu vực Sumy sát biên giới Nga (Ảnh: Reuters).
Ukraine đã mất hơn 40% lãnh thổ ở khu vực Kursk của Nga mà họ đã nhanh chóng kiểm soát được trong một cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 8, một nguồn tin quân sự cấp cao của Ukraine nói với Reuters.
Nguồn tin thuộc Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga đã triển khai khoảng 59.000 quân đến khu vực Kursk kể từ khi lực lượng Kiev tiến hành cuộc tấn công.
"Vào thời điểm nhiều nhất, chúng tôi kiểm soát khoảng 1.376km2, tất nhiên bây giờ lãnh thổ này đã nhỏ hơn. Đối thủ đang gia tăng các cuộc phản công. Bây giờ chúng tôi kiểm soát khoảng 800km2. Chúng tôi sẽ giữ lãnh thổ này miễn là có đủ khả năng về mặt quân sự", nguồn tin cho biết.
Chiến dịch Kursk là cuộc tấn công trên bộ đầu tiên của một lực lượng quân sự nước ngoài vào Nga kể từ Thế chiến II và khiến Moscow bất ngờ.
Mục tiêu của Kiev là buộc Nga đưa lực lượng từ các mặt trận miền Đông và Đông Bắc Ukraine về để tiếp ứng cho Kursk. Ngoài ra, Ukraine cũng muốn tạo thêm vị thế cho chính mình trong bất cứ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai.
Tuy nhiên, trái với tính toán của Ukraine, Nga vẫn đang tiến đều đặn ở khu vực Donbass, thậm chí đạt được tốc độ tiến mạnh nhất trong vài năm trở lại đây.
Nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, khoảng 11.000 lính Triều Tiên được cho đã đến khu vực Kursk để hỗ trợ Nga, nhưng phần lớn lực lượng này vẫn trong quá trình huấn luyện.
Nga chưa bình luận về các thông tin trên, cũng không xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của binh sĩ Triều Tiên ở Kursk.
Ukraine hồi tuần trước thừa nhận, nước này đang không những phải đối phó với Nga ở Kursk, mà còn ở Donbass trong khi Moscow đã lên dây cót tấn công mặt trận phía Đông Nam.
Nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết khu vực Kurakhove hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với Kiev vì lực lượng Nga đang tiến vào đó với tốc độ 200-300m mỗi ngày, và đã đột phá được ở một số khu vực bằng xe bọc thép với sự yểm trợ của UAV.
Thị trấn Kurakhove là bàn đạp hướng tới trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk của Ukraine ở khu vực Donetsk.
Nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, hiện tại, Nga dường như có khoảng 575.000 binh sĩ chiến đấu ở Ukraine và đang đặt mục tiêu tăng lên khoảng 690.000 người.
Khi Ukraine chiến đấu với một đối thủ đông đảo và được trang bị tốt hơn, Kiev đã tìm cách phá vỡ chuỗi cung ứng và hậu cần của Nga bằng cách tấn công các kho vũ khí và đạn dược, sân bay và các mục tiêu quân sự khác của Moscow bên trong nước Nga.
Ukraine đã có thêm phương án cho các cuộc tập kích sau khi Mỹ và phương Tây được cho đã bật đèn xanh cho Kiev dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Nga.
Tuần trước, Moscow cáo buộc Ukraine đã bắn tên lửa hành trình ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh vào Nga.
Moscow tuyên bố sẽ đáp trả hành động leo thang của Ukraine và phương Tây. Hôm 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới vào thành phố Dnipro của Ukraine, có tốc độ siêu vượt âm, như động thái cảnh báo phương Tây.
Các quan chức Ukraine đang đàm phán với Mỹ và Anh về các hệ thống phòng không mới có khả năng bảo vệ các thành phố và dân thường của Ukraine khỏi các mối đe dọa mới.
" alt=""/>Báo Anh: Ukraine mất 40% lãnh thổ từng kiểm soát ở KurskCơ quan này cho biết ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
"Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013", cơ quan quản lý khẳng định.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
"Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế", đại diện Cục cho biết.
Temu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu tháng 10, nhưng đến ngày 24/10 mới gửi văn bản chính thức đến Bộ Công Thương. Ảnh: The Diplomat).
Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng là Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hóa, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
"Bộ cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", cơ quan quản lý cho biết.
Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 23/10, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết hiện nay, Indonesia đã tìm cách ngăn chặn nền tảng này và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại. "Tôi cũng đã giao Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát đánh giá tác động", lãnh đạo Bộ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sinh cho biết về mặt nguyên tắc, Bộ Công Thương vẫn đang triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt và chống gian lận hàng giả, hàng nhái. Bộ cũng đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát liên quan đến vấn đề này.
"Về giá cả, đến tôi cũng giật mình vì giá bán hàng hóa của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể. Chưa thể khẳng định mức giá rẻ đó là thật hay không thật. Bộ Công Thương vẫn tôn trọng việc mua bán, thỏa thuận trên thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ sẽ có các giải pháp để kiểm soát việc này.
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Cơ quan này cho biết hiện nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử. Điển hình là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cơ quan này cũng đính kèm một số thông tin, hình ảnh vi phạm về quảng cáo Flash Sale (khuyến mại đặc biệt) trên Shopee và quảng cáo trên Temu. Sở Công Thương đánh giá điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt NamBà Nguyễn Thị Hường, ở thôn Thái Sơn, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống là Giám đốc một hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở sản xuất của người phụ nữ 62 tuổi này đang tạo việc làm cho hơn 800 lao động, mức thu nhập bình quân 2-6 triệu đồng/người/tháng.
Bà Hường cho biết, năm 2000, bà cùng một số chị em phụ nữ trong xã đi học nghề đan lát ở xã Thăng Thọ (huyện Nông Cống). Sau thời gian học, nhóm của bà trở thành một tổ đan, chuyên đan giỏ giữ ấm tích nước bằng cói. Cùng thời gian này, bà Hường đảm nhiệm trọng trách thu gom sản phẩm của tổ, giao đến cơ sở sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Hường giấu chồng khởi nghiệp với 10 triệu đồng vay ngân hàng (Ảnh: Hạnh Linh).
"Khi tôi làm đầu mối bao tiêu, nhiều lao động là phụ nữ đến học nghề, xin nguyên liệu về làm. Điều này, khiến tôi nảy ra ý tưởng mở cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ tự nhiên. Tuy nhiên, việc mở cơ sở bị chững lại bởi trong tay không có vốn", bà Hường nói.
Năm 2002, vợ chồng bà Hường làm đơn vay vốn ngân hàng để chăn nuôi. Khi được ngân hàng giải ngân 10 triệu đồng, bà Hường lấy về nhưng không vội đưa cho chồng mà cùng con trai thuê xe ra huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ) tìm bạn hàng.
Theo bà Hường, khi làm đầu mối bao tiêu, bà biết được huyện Chương Mỹ là cái nôi của nghề đan lát, các ông "trùm" đồ thủ công đều ở đây. Dù chỉ một manh mối nhỏ, bà cũng quyết tâm khăn gói đi tìm.
"Tôi mang theo sản phẩm đan lát của tổ rồi nói với chồng là đi Hà Tây có việc. 5 ngày ròng, 2 mẹ con đi khắp huyện Chương Mỹ để tìm kiếm bạn hàng. Lúc tiêu gần hết số tiền 10 triệu đồng, may mắn đã mỉm cười khi 2 chủ hàng đồng ý nhập hàng", bà chủ HTX nhớ lại.
Các sản phẩm của HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc xuất đi nước ngoài (Ảnh: Hạnh Linh).
Có nơi nhận hàng, bà Hường mua nguyên vật liệu, huy động nhân lực trong tổ đan để đan túi xách, cơi trầu, bộ ba bát.
"Khi biết tôi dùng tiền mua lợn đi buôn hàng, chồng tôi đã nhiệt tình ủng hộ. Sau đó, chúng tôi có đơn hàng đầu tiên xuất đi", bà Hường nói.
Doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm
Từ 3 sản phẩm ban đầu là túi xách, cơi trầu, bộ ba bát đến nay, cơ sở của bà Hường đã sản xuất hơn 10 sản phẩm. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu như cói, cây song, mây, nhựa...
Đến năm 2019, bà Hường thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, mỗi năm xuất hàng triệu sản phẩm đến các nước Nga, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc,… doanh thu hàng chục tỷ đồng.
"Năm 2023, HTX thu gần 40 tỷ đồng, phá kỷ lục về thu nhập của cơ sở và người lao động", bà Hường hồ hởi nói.
Nữ giám đốc HTX cho biết, việc đan lát không quá khó nhưng yêu cầu người làm phải kiên trì, tỉ mẩn. Trung bình, mỗi người chỉ cần học nghề 5-7 ngày là có thể đan được những sản phẩm đơn giản.
Công việc này phù hợp với người lao động ở khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ, người có độ tuổi 45 trở lên, không thể đi làm công ty, người khuyết tật. Để thuận lợi cho người lao động, HTX thực hiện giao khoán sản phẩm theo các đầu nhóm, lao động sẽ nhận nguyên liệu về nhà gia công và nhập lại cho các đầu mối thu mua để đưa về HTX tiêu thụ.
"Người yếu, mắt kém, có thể làm được 70.000 đồng/ngày còn người trẻ, khỏe, nhanh tay, nhanh mắt, có thời gian dành cho nghề làm được 200.000 đồng/ngày", bà Hường chia sẻ.
Hơn 800 lao động có thu nhập từ nghề đan (Ảnh: Hạnh Linh).
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí, cơ sở của bà Hường không chỉ nhận gia công hàng theo mẫu của đối tác, mà còn sáng tạo thêm các mẫu mã mới theo thị hiếu thị trường, tham gia hội chợ để quảng bá các mặt hàng. Đồng thời, tiếp tục mở rộng thêm các lớp đào tạo nghề tại những địa phương có nhu cầu để tăng lực lượng lao động.
"Tôi đang nghiên cứu mở rộng cơ sở sản xuất, làm thêm nhiều mặt hàng mới, dự tính số lao động của HTX sẽ tăng lên 1.000 người", nữ giám đốc cho hay.
Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, ông Nguyễn Văn Xuân cho biết, HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc là cơ sở sản xuất đồ tiểu thủ công nghiệp lớn nhất của xã, hoạt động rất sôi nổi.
Theo ông Xuân, HTX góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động ở các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), với mức thu nhập ổn định 2-6 triệu đồng/người/tháng.
"Từ một "hoa tiêu" khéo tay, hay làm, bà Hường đã mạnh dạn khởi nghiệp và cùng các lao động tạo nên những sản phẩm thủ công bắt mắt, xuất đi nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sản phẩm túi xách của HTX đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 (chương trình mỗi xã một sản phẩm) năm 2023. Địa phương đang định hướng cho chủ cơ sở làm hồ sơ, nâng sao cho sản phẩm", ông Xuân nói.
" alt=""/>Giấu chồng mang 10 triệu đồng đi khởi nghiệp, người phụ nữ tạo nên kỳ tích