
Cùng với tiến trình ứng dụng và phát triển CNTT, an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đặc biệt, đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, công tác bảo đảm an toàn thông tin mang ý nghĩa sống còn. Qua khảo sát của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), trong thời gian vừa qua, có đến 62% các sự cố an toàn thông tin xảy ra do lỗi nhận thức và năng lực của con người.
Để góp phần khắc phục tồn tại này, trong khuôn khổ Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020, Bộ TT&TT đã chủ trì triển khai Đề án 99 về đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin với mục tiêu Việt Nam sẽ có một đội ngũ nhân lực mạnh trong lĩnh vực này.
Năm 2017, các hoạt động đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai mạnh mẽ.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục ATTT, trong năm 2017, Cục ATTT chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo an toàn thông tin tổ chức 21 khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin cho 910 cán bộ đến từ các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở TT&TT thông các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam theo cả hình thức đào tạo tập trung và đào tạo trực tuyến.
Phối hợp với Công an Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ GD&ĐT các Sở TT&TT một số tỉnh tổ chức hội thảo, đào tạo, tập huấn, diễn tập an toàn thông tin tại chỗ cho khoảng 500 lượt cán bộ.
" alt=""/>Gần 1.000 cán bộ được đào tạo kỹ năng an toàn thông tin trong năm 20171. Thực trạng phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung số tại Việt Nam
Từ những năm gần đây, Công nghiệp CNTT đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Theo số liệu trong Sách Trắng CNTT-TT được Bộ TTTT công bố năm 2017, tổng số doanh nghiệp CNTT cả nước năm 2016 ước tính là 24.501 doanh nghiệp tăng 13,13% so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 ước tính đạt 1.500.009 tỷ đồng (tương đương 67,693 tỷ USD, tăng 11,49% so với năm 2015) trong đó công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ USD, công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD, công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD và dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 60,789 tỷ USD trong đó phần cứng điện tử là 57,737 tỷ USD, phần mềm là 2,491 tỷ USD. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 34.320 tỷ đồng (đóng góp khoảng 3,4% tổng ngân sách nhà nước). Qua số liệu thống kê như trên thì tỷ trọng đóng góp của mảng nội dung số trong lĩnh vực Công nghiệp CNTT còn khá thấp, chưa xứng với tiềm năng và chưa khai thác hết được thế mạnh của lĩnh vực này tại Việt Nam, cụ thể theo các con số thống kê trong Sách trắng CNTT-TT 2017 như sau (số liệu thống kê các doanh nghiệp thuần nội dung số):
a) Về số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Nội dung số
Doanh nghiệp phần cứng, điện tử : 2.980 doanh nghiệp năm 2015 và ước tính 3.404 doanh nghiệp năm 2016; Doanh nghiệp phần mềm: 6.143 doanh nghiệp năm 2015 và 7.433 năm 2016; Doanh nghiệp nội dung số: 2.339 doanh nghiệp năm 2015 và 2.700 năm 2016; Doanh nghiệp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 10.196 doanh nghiệp năm 2015 và 10.965 doanh nghiệp năm 2016. (Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương).
Tổng số doanh nghiệp nội dung số chiếm 11,01% trên tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT
b) Về doanh thu nội dung số:
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt 60.715 triệu USD năm 2015, 67.693 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 11,49%); Doanh thu phần cứng, điện tử 53.023 triệu USD năm 2015, 58.838 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 10,97%); Doanh thu phần mềm: 2.602 triệu USD năm 2015, 3.038 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 16,8%); Doanh thu nội dung số: 638 triệu USD năm 2015, 739 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 15,83%); Doanh thu dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 4.453 triệu USD năm 2015, 5.078 triệu USD năm 2016 (Tăng trưởng 14,04%).
Tổng doanh thu nội dung số chiếm: 1% trên tổng doanh thu công nghiệp CNTT
c) Xuất, nhập khẩu nội dung số
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nội dung số chiếm gần 6% tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp CNTT
Trên cơ sở các số liệu được so sánh như trên, có thể nói với số lượng doanh nghiệp nội dung số hiện đang cung cấp dịch vụ (11,1%) và số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này (6%) thì các tỷ trọng doanh số, tỷ trọng xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực này trên tổng số ngành Công nghiệp CNTT còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng phát triển tại Việt Nam (nước có số dân trẻ, số người sử dụng Internet lớn, chiếm hơn 50% tổng số dân). Những hạn chế dẫn đến việc phát triển của lĩnh vực nội dung số chưa theo kịp sự phát triển của ngành CNTT nói chung sẽ được phân tích, đề cập ở phần sau.
2. Thực trạng cơ chế chính sách phát triển nội dung số tại Việt Nam
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lĩnh vực CNTT là một trong những lịch vực sớm được ban hành khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là Luật CNTT đã sớm được Quốc Hội ban hành và có hiệu lực thi hành vào tháng 1 năm 2007. Trên cơ sở đó, các văn bản dưới Luật đã được Chính phủ và các Bộ, ngành sớm trình ban hành. Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, phải kể đến các văn bản, chủ trương như sau:
" alt=""/>Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung số thương hiệu ViệtChúng ta đã được chứng kiến một sự lựa chọn thú vị ở vị trí đi rừng của FlyQuest, khi Galen "Moon" Holgate sử dụng Shaco Ván 1 khi đối đầu Team SoloMid. Dennis "Svenskeren" Johnsen có được pha gank tốt từ sớm khi nhắm tới đường trên, ăn được Chiến Công Đầu.
Vài phút sau đó, An "Balls" Van Le đi dọc con sông với Maokai, bắt được Søren "Bjergsen" Bjerg để cân bằng điểm hạ gục. Svenskeren tiếp tục khuấy động ván đấu bằng Lee Sin khi đi từ đường giữa xuống đường dưới, có được thêm ba điểm hạ gục và giúp TSM phá hủy thành công trụ thứ hai.
TSM ngay sau đó có thêm Rồng Lửa và bỏ FLY tụt lại phía sau. Thêm một vài pha giao tranh tổng tiếp đó giúp cho TSM có được bùa lợi Baron cùng với chênh lệch 10.000 Vàng ở phút 28. Khi ma cách biệt đã là quá rõ ràng, TSM ủi thẳng vào căn cứ của FLY và kết thúc Ván 1.
Sang Ván 2, Moon “đút túi” điểm Chiến Công Đầu với Graves ngay trong pha gank đường trên từ sớm. FLY đã có được rất nhiều lợi thế ở khoảng đầu ván khi Moon không còn sử dụng Shaco và Svenskeren quyết định lựa chọn Rengar thay vì Lee Sin. Thời điểm 13:30, FLY đã sở hữu được Rồng Nguyên Tố đầu tiên, nhưng phải bỏ lại hai mạng vào tay của TSM trong nỗ lực tranh chấp.
Sau liên tiếp những pha trao đổi điểm hạ gục ở giữa ván, FLY khởi động Baron vào phút 27 để ép TSM phải rơi vào thế bị động. TSM đã không thể mở giao tranh đúng cách, và FLY có thêm bốn điểm hạ gục cùng bùa lợi Baron. Trong khi TSM cố gắng tìm cách ngăn chặn những đợt đẩy liên tục của TSM bằng cách tập trung người ở đường giữa, FLY đã tháo được nút thắt, và Hai "Hai" Du Lam đã có được cú Pentakill thứ hại tại LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2017.
FLY cố gắng kết thúc ván đấu, nhưng thời gian chết của TSM không đủ dài và nhà ĐKVĐ LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016đã phản công mạnh mẽ bằng ba điểm hạ gục, bảo vệ thành công hai trụ nhà chính. FLY ngay lập tức quay trở lại đường giữa khi mà căn cứ của TSM đã gần như trống trơn. Nhưng một pha giao tranh thắng lợi đã giúp cho TSM có được bùa lợi Baron cùng hai nhà lính của FLY.
FLY đã trì hoãn đủ lâu để nhà lính của họ tái tạo lại, và lại một lần nữa chọn mục tiêu hướng tới là đường giữa. Đường giữa và đường trên của TSM đều được Balls bên phía FLY kiểm soát những đợt đẩy đều đặn và rốt cuộc tỉ số chung cuộc cũng được cân bằng 1-1.
Tới Ván 3 quyết định, mặc dù Hai sớm có được điểm Chiến Công Đầu khi hạ gục Svenskeren, nhưng TSM đã không để mất thêm một mạng nào nữa cho tới thời điểm phút 20, khi họ đang vượt lên trên đối phương khoảng 3000 Vàng. FLY tận dụng điểm hạ gục thứ hai bằng cách lấy đi trụ thứ hai đường giữa của TSM, nhưng nó lại tạo điều kiện cho TSM rượt đuổi trong thế thắng và có được luôn bùa lợi Baron.
TSM đã không thể dọn dẹp căn cứ của FLY khi sở hữu bùa lợi Baron, nhưng họ cũng kịp kiếm thêm vài điểm hạ gục và lấy đi nhà lính đường giữa trước khi lại tiếp tục có nó. Lần này, FLY đã bị bỏ lại đủ xa và không đủ sức bảo vệ các công trình, và trao đổi mạng 1-3 trong thế bất lợi với TSM.
Khi chỉ còn hai thành viên sống sót cùng Lính Siêu Cấp đang tấn công trụ bảo vệ nhà chính, FLY đã không thể ngăn TSM sử dụng Vòng Xoáy Không Gian kết thúc ván đấu một cách thuyết phục...
Điểm nhanh kết quả của ba cặp đấu còn lại diễn ra trong Ngày 3 – Tuần 5 vòng bảng LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2017: Phoenix1vượt qua Cloud9, Counter Logic Gamingđánh bại đối thủ trực tiếp Team Liquidvà Immortalsgiành thắng lợi trước Echo Foxđều với tỉ số 2-0 cách biệt.
Như vậy, sau Tuần 5, cục diện BXH của LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2017 đã có sự thay đổi đáng kể. TSM sau khi lần lượt vượt qua hai đối thủ cùng cạnh tranh cho ngôi đầu đã vươn lên cân bằng điểm số với C9, đội đã toàn thua cả Tuần 5 sau khi đứt mạch tám chiến thắng liên tiếp. Cuộc chiến giành vé tham dự vòng play-off LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2017 bỗng trở nên gay cấn khi mà khoảng cách giữa các đội chỉ là một chiến thắng...
2016
" alt=""/>[LMHT] Đánh bại FLY, TSM cân bằng điểm số với C9