
- Dù đã một năm ra trường nhưng sinh viên học văn bằng hai vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp - sự việc xảy ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM.
1 năm ra trường, 4 lần thông báo, thu 950.000 nghìn
Phản ánh tới VietNamNet, sinh viên lớp chính quy - văn bằng hai, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết theo học tại trường khóa học kéo dài 3 năm từ 2012- 2015. Tháng 10/2015 đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp, theo kế hoạch nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp trong lễ tốt nghiệp diễn ra 11/2015 nhưng cho đến nay, tháng 10/2016 sinh viên vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

|
Trường ĐH Luật TP.HCM |
Cũng theo sinh viên, để trì hoãn thời gian phát bằng trong gần 1 năm qua, nhà trường đã 4 lần thông báo dự tính tổ chức lễ tốt nghiệp. Sau kế hoạch cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 11/2015, lần thứ nhất, ngày 20/7/2015 trường thông báo lễ bế giảng và phát bằng dự kiến đầu tháng 12/2015.
Lần thứ hai, ngày 30/10/2015 Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, đồng thời yêu cầu sinh viên kiểm tra kỹ thông tin cá nhân nhưng không thông báo thời gian cấp bằng.
Lần thứ ba, ngày 16/12/2015 trường tiếp tục thông báo sinh viên văn bằng 2 chính quy, bằng tốt nghiệp sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức lễ chính thức nhưng không nêu cụ thể ngày làm lễ.
Lần thứ 4, ngày 29/4/2016 trường tiếp tục thông báo bằng tốt nghiệp sinh viên hệ văn bằng 2 sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức Lễ chính thức
Cũng theo sinh viên, trong kế hoạch cấp và tổ chức lễ tốt nghiệp nhà trường thông báo là chi phí để tổ chức ôn tập, thi tốt nghiệp, làm bằng và lễ tốt nghiệp là 950.000 đồng/ sinh viên. Số tiền này sinh viên phải nộp trực tiếp tại trường.
Nhà trường phân chia trong khoản chi phí này, thì chi phí hướng dẫn ôn tập và tổ chức thi tốt nghiệp là 700.000 đồng/ sinh viên, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp, làm bằng và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000 đồng.
Sinh viên rằng, dù đã liên hệ rất nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng và cho đến nay vẫn chưa nhận được bằng
“Tôi nghĩ rằng bản chất ở đây giống hành vi lừa dối khi chúng tôi ròng rã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sự cố gắng, vừa phải đi làm buổi sáng vừa phải có mặt buổi tối thứ 3-5-7- chủ nhật hàng tuần để học, nhưng khi hoàn tất đầy đủ thì nhà trường trì hoãn, kéo dài việc công nhận thành quả của chúng tôi”- sinh viên bức xúc.
Trường ĐH Luật nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Hiển - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM thừa nhận tình trạng này xảy ra với sinh viên thuộc lớp 5A văn bằng 2 hệ chính quy, khóa học 2012-2015.

|
Thông báo lễ bế giảng của Trường ĐH Luật TP.HCM |
Theo ông Hiển, Lớp 5A, VB2 - CQ có 302 sinh viên trúng tuyển khi nhập học, nhưng chỉ có 224 sinh viên theo học đến cuối khóa học và đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Trong đó số sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng trong đợt chính khóa, tháng 12/2015 là 97/224 sinh viên, đạt tỷ lệ 43,3%.
“Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chính khóa không nhiều (97/224 sinh viên, tỷ lệ 43,3%) nên Phòng Đào tạo chủ động lùi thời gian tổ chức Lễ tốt nghiệp để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên còn nợ các học phần chuyên môn và nợ chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh có thêm thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và cùng được vinh danh trong ngày lễ tốt nghiệp này”- ông Hiển cho biết.
Theo ông Hiển, sau 9 tháng lùi thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp đã có thêm 48 sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành luật (48 sinh viên này hoàn thành chương trình đào tạo không trong một thời điểm nhất định mà rải rác ở nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 9 tháng). Tính đến tháng 9/2016 đã có 145/224 sinh viên đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 64,7%.
Ông Hiển khẳng định, “việc lùi ngày tổ chức lễ tốt nghiệp chỉ nhằm mục đích như trên chứ không có thêm một mục đích nào khác. Tuy nhiên, do cán bộ phụ trách lớp học thông tin chưa đầy đủ dẫn đến một số sinh viên chưa nắm bắt được những chủ trương, mục đích này của nhà trường”
Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, hiện tại, trường đã có kế hoạch tổ chức lễ tốt nghiệp và cách thức trao bằng và đã có thông báo đến lớp cũng như đưa thông tin lên website của trường. Theo đó, thời gian tổ chức lễ bế giảng và trao bằng vào thứ 7 ngày 15/10/2016 tại trường.
Ông Hiển cũng cho biết thêm, mặc dù trường chưa tổ chức lễ tốt nghiệp nhưng những sinh viên có nhu cầu nhận bằng (bản chính hoặc bản sao) để bổ túc hồ sơ cho cơ quan cũng đã được phòng đào tạo phát cho sinh viên.
Hiện tại đã có 45/97 sinh viên ký nhận bản chính văn bằng tại phòng đào tạo. Với những sinh viên này, khi nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp, vẫn tham dự và được vinh danh tại lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, theo Thông tư của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì không bắt buộc nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp. Việc tổ chức lễ này sẽ theo nguyện vọng của sinh viên khi có số lượng tốt nghiệp đủ lớn (thường trên 80%) thì trường mới tổ chức để cho có nhiều sinh viên trong lớp cùng được vinh danh.
Trong khi đó, liên quan đến việc thu tiền tốt nghiệp, ông Hiển cho biết theo thông báo của trường, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp đại học, làm bằng cử nhân ngành luật và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000đồng/ sinh viên. Trong đó, chi phí cho việc tổ chức lễ tốt nghiệp (bao gồm tổ chức lễ, bàn giao và bảo quản lễ phục, giặt ủi lễ phục … được xác định là 70.000đ/ sinh viên; chi phí cho việc đối soát dữ liệu học tập, thẩm tra văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh, mua phôi bằng và làm bằng là 180.000đ/ sinh viên.
Lê Huyền
" alt=""/>Ra trường gần 1 năm, sinh viên vẫn chưa nhận được bằng

Tin từ Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) chiều ngày 10/10 cho biết Hội đồng đã hoàn thành việc bỏ phiếu xét công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư đợt năm 2016.Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 64 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 638 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay là 702 người, nhiều hơn so với năm 2015.

|
Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm 2015 (Ảnh Văn Chung) |
Hiện tại còn chờ chủ tịch Hội đồng là GS Phùng Xuân Nhạ ký quyết định công nhận.
Căn cứ trên số liệu của các Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGSCS), Văn phòng HĐCDGSNN có một số nhận xét về tình hình xét công nhận chức danh GS/PGS năm 2016 so với năm 2015.
Theo đó, số HĐCDGSCS năm 2016 nhiều hơn 17 Hội đồng (năm 2015 có 93 HĐCDGSCS). Tổng số ứng viên đăng ký nhiều hơn 250 ứng viên (năm 2015 là 681 ứng viên).
Có 67/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ 100% (chiếm 62,6% tổng số Hội đồng).
Có 6/ 107 HĐCDGSCS xét đạt với tỷ lệ <60% (chiếm tỷ lệ 5,6% tổng số Hội đồng).
Trong 107 HĐCDGSCS, có 58 Hội đồng có ứng viên chức danh giáo sư, trong đó 44/ 58 Hội đồng có số ứng viên chức danh giáo sư đạt 100% (chiếm tỷ lệ 75,86%). Có 71/ 107 (66,36%) HĐCDGSCS có số ứng viên chức danh phó giáo sư đạt 100%.
Năm 2016, Văn phòng HĐCDGSNN nhận được 2 hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đặc cách. Đó là hồ sơ của GS. Bùi Minh Phong, ngành Toán học, được Tổng thống Hungary phong, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Eotvos Lorand Budapest (Hungary).
Hồ sơ đăng ký xét đặc cách thứ hai là của GS. Đào Văn Lập, ngành Vật lý, giảng dạy tại Trung tâm Khoa học Quang học và Lượng tử, Đại học Công nghệ Swinburne, Úc.
Ngân Anh
" alt=""/>Hơn 700 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2016