Các bác sĩ đã cho làm xét nghiệm, kết quả cho thấy trong sợi thuốc lá có các chất ma tuý tổng hợp thế hệ mới MDMB-BUTINACA và ADB-BUTINACA. Theo bác sĩ Nguyên, các chất này thuộc nhóm ma túy cần sa tổng hợp được phát hiện trong một số sản phẩm thuốc lá điện tử từng gây ngộ độc nghiêm trọng cho nhiều trường hợp. Đây là lần đầu tiên trung tâm ghi nhận có trường hợp ngộ độc ma tuý tổng hợp do hút thuốc lá điếu.
Thời gian qua, Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc thuốc lá điện tử và trong đó đều có sự xuất hiện của ma túy thế hệ mới. Bác sĩ Nguyên cho biết điểm chung của các ca này là tình trạng ngộ độc nặng với những biểu hiện vượt quá giới hạn chịu đựng như co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, không kiểm soát được hành vi.
Sử dụng các sản phẩm thuốc lá tẩm ma túy này có thể gây tổn thương đa tạng, hôn mê, co giật, hoang tưởng, mất ngủ, ảo giác, sốc, suy thận, thậm chí ngừng tim.
“Mình có vi phạm. Giấy phép hoạt động từ sau dịch Covid-19 đã hết hạn mà mình không để ý, còn chứng chỉ hành nghề của bà xã vẫn có”, ông Thọ trả lời. Vợ ông là bà Đặng Thị Tuyết Thu, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh số 003365/HCM-CCHN do Sở Y tế TP.HCM cấp ngày 8/11/2012 (phạm vi hành nghề: khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền).
Khi được hỏi về việc báo chí đưa tin ông Thọ "không có chứng chỉ hành nghề, không phải bác sĩ", ông Thọ cho rằng: “Người ta nói gì thì kệ người ta, không liên quan đến mình. Chứng chỉ là của bà xã, mình có công ty riêng”. Ông cũng xác nhận chiều nay (16/11) đã lên làm việc với Sở Y tế TP.HCM. Tuy nhiên, ông chia sẻ lý do làm việc với cơ quan chức năng là “do các trang web đã ảnh hưởng đến đối thủ”.
Ông Thọ nhấn mạnh nhiều lần việc sai phạm vừa qua nằm ở giấy phép hoạt động. Sau khi nộp phạt và hoàn thành các thủ tục, ông sẽ làm hồ sơ để cấp phép trở lại và sẽ công bố.
Khi được hỏi "bác sĩ khám bệnh vẫn được đúng không", ông Thọ cười trả lời: “Có ai cấm bác đâu nhưng khám bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và giấy phép nữa, còn bác giờ chỉ kinh doanh thảo dược”.
Khi đề cập về việc trên mạng có thông tin giới thiệu ông Hà Duy Thọ là bác sĩ, từng làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức nên nhiều người bệnh tin tưởng, ông Thọ không phủ nhận mà chia sẻ: “Bác có 2 bằng. Một bằng ngày xưa từ thời năm 1980 có theo học 3 năm y dược học dân tộc, là y sĩ thôi”. Thông tin về bằng cấp thứ 2 thì ông không giải thích thêm và chủ động tắt máy.
Cũng trong sáng nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết cơ sở này đã tổ chức rà soát hồ sơ nhân sự của toàn viện trong nhiều năm và không thấy nhân sự Hà Duy Thọ thuộc bệnh viện, không có hồ sơ.
"Các thầy giáo, cô giáo, các bác sĩ công tác lâu năm và lãnh đạo đã về hưu của viện cũng không biết đến tên bác sĩ Hà Duy Thọ", đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói.
Trước đó, ngày 10/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra đột xuất địa điểm khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ và bà Đặng Thị Tuyết Thu trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.
Ông là người khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook và Tiktok, được biết đến với tên gọi "bác sĩ Hà Duy Thọ” cùng những clip tư vấn dinh dưỡng được cho là thiếu căn cứ khoa học.
Ở thời điểm kiểm tra, thanh tra Sở Y tế TP.HCM ghi nhận căn nhà của ông Thọ không treo biển hiệu nhưng vẫn mở cửa hoạt động, có người bệnh đến khám chữa bệnh, không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh, không có sổ cập nhật, không có hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh. Ông Thọ không trình được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
![]() | ![]() |
Đoàn kiểm tra còn phát hiện có "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn", phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”; một số thực phẩm bổ sung, các chai dung dịch có nhãn hiệu "Dr Tho".
Một tài khoản Tiktok có tên "BS Hà Duy Thọ" đăng tải các thông tin y khoa như "uống sữa gây loãng xương; ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư hay nước mắm ăn thừa sau 4 tiếng sẽ tạo ra chất gây ung thư".
Nhiều bác sĩ bày tỏ bức xúc trước những thông tin y khoa sai lệch trên vì có thể ảnh hưởng tiêu cực nếu người bệnh tin và làm theo.
Ngoài thu hồi, tỉnh Quảng Ngãi giao các sở, ban, ngành và địa phương thông báo cụ thể đến từng nhà đầu tư việc chấm dứt hiệu lực văn bản.
Đồng thời, hướng dẫn các nhà đầu tư quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo ông Minh, tỉnh Quảng Ngãi luôn mở cửa, kêu gọi thu hút đầu tư nhưng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật, chứ không phải thu hút đầu tư bằng mọi giá.
“296 dự án trên được Chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ trước chấp nhận chủ trương cho khảo sát lập dự án, nhưng quá 6 tháng các chủ đầu tư không làm gì. Theo quy định mới, tất cả các dự án phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nên tỉnh chấm dứt hiệu lực các dự án này.
Bây giờ nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư đến dự án đó, mà phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất thì tiếp tục cho nhà đầu tư nghiên cứu theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”, ông Minh phân tích.
Trước đó, tháng 3/2018, ông Trần Ngọc Căng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã có văn bản thống nhất chủ trương việc nghiên cứu, khảo sát, đề xuất đầu tư 2 dự án trên.
Dự án Quần thể khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái thể thao và vui chơi giải trí có diện tích hơn 2.000 ha, gồm các xã: Bình Châu, Bình Tân Phú, Bình Hải, Bình Hòa (huyện Bình Sơn) và TP Quảng Ngãi.
Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị nằm tại xã Bình Châu, Bình Phú, Bình Hòa, Bình Hải thuộc huyện Bình Sơn và khu vực đảo Bé thuộc xã An Bình (huyện đảo Lý Sơn) với tổng diện tích khoảng 3.890 ha.
Đến nay, các dự án nêu trên chưa triển khai thực hiện. Dù nhiều người dân đã thống nhất giá đền bù mà đơn vị phát triển quỹ đất Khu kinh tế Dung Quất đưa ra, nhưng tập đoàn này vẫn chưa tiến hành đền bù để thực hiện dự án.
Thu hồi dự án lấn biển ở đảo Lý Sơn
Trong 296 dự án tỉnh Quảng Ngãi quyết định thu hồi có dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes ở đảo Lý Sơn.
Dự án do Công ty CP Phát triển Lý Sơn làm chủ đầu tư, được nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đồng ý chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án ngày 29/5/2018.
![]() |
Dự án The Sea Eyes được quy hoạch bên cạnh cảng Bến Đình đang được xây dựng |
Dự án The Sea Eyes có diện tích 54,65ha, nằm cạnh dự án cảng Bến Đình xây dựng mới, ven tuyến cơ động bao quanh đảo Lý Sơn, nằm ở phía nam của đảo, trên thềm lục địa, có 2,5km tiếp giáp với biển.
Dự án được quy hoạch thành hai khu chức năng chính là dịch vụ, nhà ở; bốn phân khu gồm khu đô thị biển và ba khu cộng đồng dân cư. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.713 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2019-2022.
Tại cuộc họp báo quý I do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức ngày 18/4/2019, ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi thừa nhận, có nhiều tồn tại liên quan đến dự án lấn biển Lý Sơn The Sea Eyes.
Cụ thể, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 huyện Lý Sơn được phê duyệt vào năm 2017 thì phần giáp với cảng Bến Đình là đất phát triển, một phần còn lại là khu vực phục hồi rong biển.
Vì vậy, vị trí xin chủ trương đầu tư dự án một phần là phù hợp với quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000, phần còn lại chưa phù hợp, là khu vực phục hồi rong biển.
Ngoài ra, vị trí mà doanh nghiệp muốn xây dựng dự án cũng chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, một phần quy hoạch là đất nuôi trồng thủy sản. Một phần diện tích đất dự kiến thực hiện dự án nằm trong hành lang bảo vệ bờ biển xã An Vĩnh trong ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi đề xuất dự án còn nằm chồng lấn lên các dự án khác như: dự án nâng cấp đường cơ động đảo Lý Sơn, dự án quy hoạch tỉ lệ 1/500 khu dân cư dọc đường cơ động.
Trong quá trình chủ đầu tư được đồng ý cho phép khảo sát đề xuất, dự án này đã bị người dân đảo Lý Sơn cũng như các chuyên gia bảo vệ môi trường, chuyên gia văn hóa phản đối kịch liệt.
Lê Bằng
Qua công tác kiểm tra, Đà Nẵng đã thu hồi 188 căn hộ nhà ở xã hội sử dụng sai mục đích.
" alt=""/>Quảng Ngãi thu hồi, chấm dứt 296 dự án khu dân cư đô thị