![]() |
"Lô cốt" gây khó khăn cho việc lưu thông và sinh hoạt |
Vào thời điểm này, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông bắt đầu thi công cải tạo hệ thống thoát nước Hàng Bàng trên địa bàn quận 5, 6 và 11.
Đây là gói thầu thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố, giai đoạn 2, được thi công trong hơn 3 năm nhằm giải quyết ngập cho 3 quận trên.
Gói thầu thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP HCM, giai đoạn 2 sẽ lắp đặt hơn 10km cống thoát nước và khôi phục 2 đoạn kênh Hàng Bàng dài hơn 1,8km, lắp đặt 3 trạm bơm chống ngập nước Phan Văn Khỏe, Cầu Mé và Phạm Phú Thứ.
Để thực hiện dự án này, các tuyến đường bị rào chắn ở quận 6 là: Mai Xuân Thưởng, Hồng Bàng, Hùng Vương, Minh Phụng, Hậu Giang, Bình Tây, Mai Xuân Thưởng và Phạm Phú Thứ. Quận 11 gồm: Các đường Bình Thới, Lạc Long Quân, Phú Thọ - Hàn Hải Nguyên, Tôn Thất Hiệp và Đỗ Ngọc Thạch.
Các tuyến đường nằm chung trên địa bàn 3 quận quận 5, 6, 11 gồm: Đường Gò Công, Đỗ Ngọc Thạch, Phú Hữu, Tạ Uyên, Vạn Tượng, Phó Cơ Điều và Tân Khai cũng bị rào chắn một phần để thi công.
Trong đó, đường Mai Xuân Thưởng, đoạn từ Lê Quang Sung đến Hậu Giang, quận 6 bị rào chắn 1 phần lòng đường. Cấm tất cả các loại xe 3 bánh trở lên lưu thông qua khu vực công trường.
Đường Hồng Bàng, đoạn từ Lò Siêu đến Minh Phụng, quận 6 cũng bị rào chắn 1 phần lòng đường.
TheoHiển Võ(Petrotimes)
Quá tải hạ tầng vì dày đặc dự án tại “con đường đau khổ” Lĩnh Nam" alt=""/>Nhiều ‘lô cốt’ xuất hiện trở lại trên đường phố Sài Gòn![]() | ![]() |
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá năng lực ĐMST quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia sẽ thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Báo cáo cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST khi tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên xếp hạng 53. Đầu vào ĐMST bao gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp.
Về đầu ra ĐMST, Việt Nam tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên xếp thứ hạng 36. Đầu ra ĐMST gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.
Đáng chú ý, trong năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là Nhập khẩu công nghệ cao, Xuất khẩu công nghệ cao và Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (theo % tổng giao dịch thương mại).
Trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 của WIPO, Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013. Các quốc gia này bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Morocco.
Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục, có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).
Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả ĐMST cao hơn so với mức độ phát triển. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST.
Điểm số các trụ cột ĐMST của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.
Việt Nam hiện duy trì vị trí thứ 2 về ĐMST trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp duy nhất xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.
Ngoài ra, có 5 quốc gia thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam gồm Trung Quốc (hạng 11), Malaysia (hạng 33), Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 37), Bulgari (hạng 38) và Thái Lan (hạng 41). Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu hiện được chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó xây dựng chính sách.
Chia sẻ về việc Việt Nam tăng bậc trên bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, kết quả này có được là nhờ những chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức KH&CN, các tổ chức hỗ trợ ĐMST và cộng đồng doanh nghiệp những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi tương đối sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.