Mối bất hòa giữa Elon Musk và thợ lặn người Anh có vẻ chưa dừng lại. Vị tỷ phú sở hữu SpaceX và Tesla vừa gọi Vernon Unsworth là kẻ “hiếp dâm trẻ em” và gọi một phóng viên là “thằng khốn”.Phóng viên Ryan Mac của tờ Buzzfeed News tuần trước gửi e-mail cho Musk đề nghị ông bình luận về khả năng có thể bị thợ lặn Vernon Unsworth, người từng tham gia cứu hộ đội bóng nhí Thái Lan cách đây hai tháng, khởi kiện.
Trong e-mail phúc đáp, Elon Musk có thái độ hằn học khác hẳn. Ông gọi phóng viên là “thằng khốn” đồng thời không quên gán biệt hiệu mới cho Vernon Unsworth là “kẻ hiếp dâm trẻ em”.
 |
CEO Elon Musk lại dính vào bê bối |
“Anh hãy gọi cho người quen ở Thái Lan, tìm hiểu xem những gì đang diễn ra và thôi bảo vệ kẻ hiếp dâm trẻ em, hỡi thằng khốn”, Musk trả lời e-mail của phóng viên tờ Buzzfeed News.
Elon Musk đã nhiều lần công kích Vernon Unsworth với lời lẽ không chút hay ho kể từ chiến dịch giải cứu đội bóng nhí khi ông đề xuất ý tưởng gửi tàu ngầm mini cho đội cứu hộ. Ý tốt của Musk bị châm chọc, cho rằng thiếu tác dụng thực tế và chủ yếu để PR cho hình ảnh của vị tỷ phú này.
Musk từng gọi thợ lặn người Anh là “kẻ ấu dâm” sau đó phải xin lỗi, đồng thời ông cũng viết thư xin lỗi hai công ty SpaceX và Tesla. Trong thư ông nói “Lỗi này do tôi và chỉ do tôi mà thôi”.
Trong diễn biến mới nhất, Musk nói rằng Unsworth chủ yếu sống tại bãi biển Pattaya, Thái Lan một thời gian dài trước khi chuyển tới Chiang Rai sống với bé gái mới chỉ 12 tuổi.
“Chỉ có duy nhất lý do mọi người kéo tới bãi biển Pattaya, và đó chắc chắn không phải vì hang động”, Musk nói, đồng thời mô tả Chiang Rai là thủ phủ của nạn bán dâm trẻ em.
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)

Hãy bớt cuồng Steve Jobs hay Elon Musk
Tình yêu làm con người trở nên vô lý, song sự vô lý còn dễ chấp nhận khi nó đặt lên vợ chồng, con cái. Thật kỳ lạ khi ai đó tôn sùng một người mà bản thân còn chưa gặp mặt.
" alt=""/>Tỷ phú công nghệ Elon Musk gọi phóng viên là “thằng khốn”
Hàng chục nước ở châu Á và Mỹ Latin đang thúc đẩy các nỗ lực đánh thuế mới nhằm vào các ông lớn công nghệ như Facebook và Alphabet (công ty mẹ của Google) với mục tiêu kiếm thêm nguồn thu từ các dịch vụ kỹ thuật số khi mà các hoạt động kinh tế được thực hiện trực tuyến ngày càng gia tăng.Thuế mới đánh vào doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số
Tờ The Wall Street Journal cho biết Hàn Quốc, Ấn Độ và bảy nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương đang cân nhắc áp dụng cách đánh thuế mới nhằm vào các ông lớn công nghệ như Google, Facebook...
Mexico, Chile và một số nước châu Mỹ - Latin khác cũng đang xem xét các dạng thuế mới tương tự nhằm vào các công ty công nghệ nước ngoài. Các nước này tìm cách đánh thuế vào các dịch vụ số hóa mà các công ty công nghệ nước ngoài bán tại nước của họ. Trong một số trường hợp, các loại thuế mới được đề xuất nhắm vào các dịch vụ thu thập dữ liệu về người dân địa phương để phục vụ hoạt động quảng cáo trực tuyến nhắm đến khách hàng mục tiêu.
 |
EU cùng nhiều nước châu Á và Mỹ Latin đang cân nhắc đánh thuế kỹ thuật số nhằm vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Google, Amazon, Facebook và Apple. |
Các loại thuế mới này, riêng biệt với thuế thu nhập doanh nghiệp, còn được biết đến với tên gọi “thuế kỹ thuật số” (digital tax), có thể khiến các công ty công nghệ toàn cầu phải gánh thêm hàng tỉ đô la chi phí đóng thuế. Các động thái trên diễn ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các đề xuất về việc đánh thuế dựa vào doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty công nghệ đa quốc gia thay vì dựa vào lợi nhuận của họ. “Nhiều nước trên khắp thế giới giờ đây hiểu rằng họ phải áp thuế kỹ thuật số. Đó là vấn đề công bằng”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người đang vận động châu Âu ủng hộ “thuế kỹ thuật số” trước thềm hội nghị Bộ trưởng Tài chính EU vào tháng 11 tới.
Tại châu Âu, nơi các đề xuất về “thuế kỹ thuật số” vấp phải sự chống đối, một số nước đã bắn tiếng rằng họ sẵn sàng hành động đơn phương. Hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết Anh chuẩn bị “hành động đơn phương về thuế dịch vụ kỹ thuật số”. Châu Âu là thị trường nước ngoài lớn nhất đối với nhiều công ty công nghệ đa quốc gia. EU ước tính thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ giúp khu vực này thu về khoảng 5 tỉ euro mỗi năm. Song loại thuế mới này có thể tác động mạnh mẽ hơn đến lợi nhuận của các ông lớn công nghệ kinh doanh ở châu Á, nơi có mức tăng trưởng nhanh hơn và số người sử dụng Internet lớn hơn.
Malaysia đang cân nhắc bổ sung “thuế kỹ thuật số” vào dự thảo ngân sách năm 2019 sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lim Guan Eng trình quốc hội vào ngày 2-11 tới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Malaysia Datuk Amiruddin Hamzah nói: “Nếu chúng ta gác lại vấn đề này, tôi nghĩ đất nước chúng ta sẽ thất thu”.
Những bên phản đối “thuế kỹ thuật số”, bao gồm các nhà vận động hành lang cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia và các nước có nguồn thu xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật số lớn, cho rằng các quy định riêng rẽ của mỗi nước về “thuế kỹ thuật số” sẽ gây tổn thương cho các công ty nhỏ. Họ nói rằng các loại thuế mới có thể dẫn đến tình trạng đánh thuế hai lần vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, gây bóp nghẹt thương mại quốc tế và cản trở đầu tư.
Hôm 26-10, Hội đồng ngành công nghiệp công nghệ thông tin, một tổ chức vận động hành lang ở Washington, đại diện cho các ông lớn công nghệ như Google và Facebook, cảnh báo rằng thuế kỹ thuật số “áp đặt mối đe dọa thực sự lớn đối với các công ty trong mọi lĩnh vực” vì nguy cơ đánh thuế hai lần.
Ngăn chặn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Tâm điểm của cuộc tranh cãi hiện nay là các ông lớn công nghệ phải đóng thuế ở đâu. Theo các nguyên tắc thuế quốc tế, thu nhập của các doanh nghiệp bị đánh thuế tại nơi mà giá trị thu nhập được tạo ra. Đối với các công ty công nghệ, điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các dịch vụ bao gồm quảng cáo trực tuyến và đặt chỗ taxi ở một nước giờ đây thường được cung cấp bởi các công ty công nghệ từ một nước khác, nơi mà họ được chế độ ưu đãi thuế.
Các công ty công nghệ Mỹ thường báo cáo lợi nhuận thấp ở những thị trường nước ngoài, nơi mà họ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số, vì vậy, họ chỉ phải trả thuế rất ít. Họ thường vận hành hai đơn vị, trong đó, một đơn vị có nhiệm vụ tiếp thị và hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật số tại nước mà họ kinh doanh và một đơn vị cung cấp các dịch vụ này có trụ sở đặt tại một nước có chế độ ưu đãi thuế. Họ sẽ chuyển phần lớn lợi nhuận cho đơn vị ở nước có chế độ ưu đãi thuế, do vậy, họ chỉ phải đóng mức thuế rất thấp tại nước mà họ đang kinh doanh.
Chẳng hạn, Amazon bị EU cáo buộc chuyển phần lớn lợi nhuận kiếm được ở nhiều nước lớn châu Âu cho một công ty điều hành đặt tại Luxembourg để được hưởng mức thuế thấp. Tương tự, Apple cũng bị cáo buộc chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở châu Âu sang một công ty của Apple tại Ireland, nơi có thỏa thuận ưu đãi thuế cho Apple.
Dưới sức ép chính trị ngày càng gia tăng, một số công ty công nghệ như Amazon, Google và Facebook gần đây bắt đầu báo cáo doanh thu cao hơn ở những nước mà họ kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng kê khai chi phí hoạt động tăng lên ở các nước này để giảm mức đóng thuế. EU dự định cho phép các nước thành viên đánh thuế khoảng 2-5% tổng doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty công nghệ đa quốc gia tại nước của họ, thay vì đánh thuế dựa trên lợi nhuận. Kế hoạch này sẽ nhắm vào các công ty có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro, bao gồm Google, Facebook, Apple, Amazon, Twitter, Airbnb, Uber.
Đề xuất của EU chỉ được thông qua khi có sự nhất trí từ các nước thành viên EU nhưng một vài nước EU đang phản đối bao gồm Ireland và Luxembourg, nơi nhiều ông lớn công nghệ đặt trụ sở của họ tại EU, một phần là để hưởng mức thuế ưu đãi của nước này.
Hôm 25-10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ lo ngại với các đề xuất về thuế kỹ thuật số “đơn phương và bất công” nhằm vào các công ty công nghệ Mỹ. Ông hối thúc các đồng nghiệp nước ngoài làm việc trong khuôn khổ Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) về một kế hoạch toàn cầu cho thuế kỹ thuật số.
OECD, một diễn đàn của các nước giàu, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán quốc tế với mục tiêu tìm kiếm sự đồng thuận về “thuế kỹ thuật số” vào năm 2020.
Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, các nghị sĩ sẽ tổ chức các cuộc họp tại các ủy ban thuộc quốc hội trong tuần này để quyết định liệu có nên áp dụng “thuế kỹ thuật số” hay không. Các nghị sĩ Hàn Quốc ước tính các ông lớn công nghệ nước ngoài kiếm được 5.000 tỉ won (4,4 tỉ đô la) doanh thu tại Hàn Quốc vào năm ngoái nhưng chỉ nộp thuế chưa đến 100 triệu won, chưa đến 25% mức thuế phải nộp.
“Châu Âu trở thành điểm tham chiếu cho nhiều nước châu Á và chúng tôi có thể đi theo sự dẫn dắt của họ”, Pang Hyo-chang, Giáo sư ngành công nghệ thông tin, tác giả của bản báo cáo về “thuế kỹ thuật số” mà các nghị sĩ Hàn Quốc đang nghiên cứu.
Theo Thesaigontimes

Người nổi tiếng bị hack Facebook liên tiếp, 'cắn răng' bỏ hàng chục triệu để chuộc
Nếu không đòi được tiền chuộc (dao động từ 5 - 20 triệu, thậm chí là 30 triệu tuỳ vào độ hot của tài khoản), hacker sẽ rao bán Facebook cho giới chợ đen.
" alt=""/>Nhiều nước Châu Á muốn đánh thuế Facebook, Google
Khám phá trứng Phục sinh chủ đề Halloween của Google AssistantCách nghe nhạc ngay trên ứng dụng Google Maps
Google Photos tự động lưu ảnh vào album với Live Albums
Hồi tháng 7, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Google ngừng ép buộc các hãng sản xuất smartphone cài đặt Google Search, Google Chrome và các ứng dụng khác của hãng trên hệ điều hành Android. Ngoài ra, Google còn bị phạt 5 tỷ đô la vì vi phạm chống độc quyền. Liên quan đến điều này, gã tìm kiếm khổng lồ hôm nay đã công bố một loạt các thay đổi trong chính sách.
 |
Google sẽ tính phí các nhà sản xuất smartphone sử dụng ứng dụng của mình |
Lần đầu tiên trong lịch sử, Google sẽ không còn buộc các nhà sản xuất ký các thỏa thuận liên quan đến việc cài đặt sẵn gần như tất cả các ứng dụng của Google. Tuy nhiên, Google sẽ bắt đầu tính phí bản quyền cho các nhà sản xuất trong Khu vực Kinh tế Châu Âu nếu muốn làm như vậy. May mắn thay, các công ty này sẽ không cần phải mua giấy phép cho tất cả chúng. Thay vào đó, họ có thể mua riêng cho Play Store, Google Chrome, Google Search cũng như các ứng dụng dành cho thiết bị di động khác.
Với hệ điều hành Android, Google xác nhận rằng nó sẽ vẫn mở và miễn phí cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất smartphone sẽ vẫn có thể tạo ra các phiên bản của riêng họ. Trên thực tế, các công ty này giờ đây cũng sẽ được phép cấp phép cho các ứng dụng của Google, điều mà trước đó không thể thực hiện được.
Hiện tại, không rõ liệu mọi điện thoại thông minh Android được bán ở châu Âu đều có yêu cầu phí giấy phép hay không hoặc liệu động thái này chỉ áp dụng cho các công ty châu Âu. Tuy vậy chi phí bổ sung liên quan đến sản xuất một chiếc smartphone có thể đẩy giá lên một chút mặc dù tại thời điểm này, mức phí mới vẫn chưa rõ ràng. Trong mọi trường hợp, Google vẫn đang kháng cáo phán quyết của phiên điều trần tháng Bảy, vì vậy hành động này có thể đơn giản chỉ là tạm thời. Nhưng hiện tại, các quy tắc mới sẽ có hiệu lực vào thứ Hai tới, ngày 29 tháng 10.
Phúc Nguyễn (theo Phone Arena)

Google Chrome sắp ngừng hoạt động trên 32 triệu thiết bị Android
Ước tính có khoảng 32 triệu thiết bị Android có thể không còn hoạt động với trình duyệt di động Google Chrome nữa.
" alt=""/>Google sẽ tính phí các nhà sản xuất smartphone sử dụng ứng dụng của mình