Gần 30 năm triển khai, dịch vụ này không ngừng được Medlatec hoàn thiện, đổi mới về thời gian di chuyển, chất lượng… để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Lý giải về mức phí nhiều năm không đổi, Ths. Nguyễn Ngọc Lâm - Giám đốc Trung tâm Lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, Hệ thống y tế Medlatec chia sẻ: “Phục vụ cộng đồng chính là phương châm hoạt động của Medlatec được GS. Nguyễn Anh Trí chủ trương giữ vững kể từ khi mới thành lập đến nay. Bởi vậy, chúng tôi luôn mong muốn bình ổn một mức chi phí hợp lý, mọi người dân đều có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm công nghệ cao trong quá trình chăm sóc sức khỏe”.
Với sự phát triển mạnh mẽ, có mặt ở 54 tỉnh thành trên cả nước, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh, tiện lợi đến với đông đảo người có nhu cầu.
“Dù ở miền núi hay đồng bằng, dù mưa rào hay nắng gắt, nhân viên Medlatec vẫn băng băng chinh phục mọi nẻo đường, phục vụ tức thì nhu cầu xét nghiệm của người dân”, Ths. Nguyễn Ngọc Lâm nói.
Đến nay, song hành cùng công tác khám, chữa bệnh trực tiếp tại các cơ sở y tế, dịch vụ này được đông đảo người Việt lựa chọn, nhất là người già sống xa con cái, người bận rộn, bị bệnh nặng đang điều trị tại nhà…
Không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cấp dịch vụ với ứng dụng số
Trong quá trình hoạt động, Medlatec không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm - khám - chữa bệnh, thể hiện qua việc nỗ lực “chinh phục” các tiêu chuẩn kiểm chuẩn chất lượng phòng xét nghiệm. Nổi bật, Medlatec trở thành đơn vị y tế tư nhân tiên phong ở Việt Nam đạt song hành hai chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP.
Ngoài dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với chi phí đi lại không đổi trong nhiều năm, Medlatec còn mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm số trong chăm sóc sức khỏe với ứng dụng y tế số My Medlatec. Ứng dụng này mang lại nhiều tiện ích vượt trội như: đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng; tính năng nhận diện khuôn mặt cán bộ lấy mẫu giúp khách hàng Medlatec an tâm sử dụng dịch vụ, phòng tránh trường hợp giả mạo cán bộ Medlatec; chủ động theo dõi được “đường đi” của xét nghiệm với tính năng quản lý tiến trình liên tục cập nhật theo thời gian thực; tra cứu kết quả dễ dàng, tiện lợi.
Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm theo yêu cầu tận nơi, liên hệ hotline: 1900 56 56 56, hoặc qua app My Medlatec. |
Thế Định
" alt=""/>DV lấy mẫu xét nghiệm tận nơi Medlatec: Chi phí đi lại 27 năm không đổiViệc Byju's sẵn sàng chấp nhận mức định giá như vậy là một sự kiện đáng kinh ngạc đối với công ty khởi nghiệp từng là ‘đứa con cưng’ của hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ.
Trong giai đoạn năm 2021-2022, Byju's đã chi hơn 2,5 tỷ USD vào để mua lại hàng loạt công ty trên toàn cầu và đã từng được định giá 22 tỷ USD. Thậm chí các nhà đầu tư nổi tiếng còn đưa ra mức định giá lên tới 50 tỷ USD.
Byju's đã tìm kiếm nguồn tài trợ mới trong gần một năm qua. Vòng gọi vốn mới diễn ra sau khi BlackRock cắt giảm giá trị cổ phần nắm giữ tại Byju's, giảm mức định giá của công ty khởi nghiệp Ấn Độ xuống còn khoảng 1 tỷ USD.
Năm 2023, Byju's gần đạt được thỏa thuận để huy động được khoảng 1 tỷ USD, nhưng các cuộc đàm phán đã thất bại sau khi kiểm toán viên Deloitte và ba thành viên hội đồng quản trị chủ chốt rời khỏi công ty.
Thay vào đó, Byju's đã huy động được khoảng 150 triệu USD từ Davidson Kempner và phải hoàn trả cho nhà đầu tư toàn bộ số tiền đã cam kết sau khi vi phạm kỹ thuật trong khoản vay riêng có kỳ hạn 1,2 tỷ USD.
Byju's chuẩn bị IPO vào đầu năm 2022 với mức định giá lên tới 40 tỷ USD. Tuy nhiên, sự suy thoái của thị trường EdTech buộc Byju's phải tạm dừng kế hoạch IPO.
Công ty bắt đầu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trước đây vẫn chưa được giải quyết.
Byju's hiện nay đang quay cuồng với một loạt thách thức như khó khăn trong việc huy động vốn, trả lương và trả khoản nợ hàng tỷ USD; không đạt được mục tiêu doanh thu cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022. Byju's bị chỉ trích công khai vì không phát triển theo lộ trình và coi thường các khuyến nghị của nhà đầu tư.
(theo Techcrunch)
" alt=""/>‘Kỳ lân’ công nghệ đình đám của Ấn Độ khát vốn, mức định giá giảm 90%