Tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm 10+2 Quảng Bình năm 20 tuổi,cõngtỉ số mc không chút do dự, anh thanh niên Nguyễn Sỹ Hà mang ba lô “cõng” chữ lên miền ngược. Tính đến nay, thầy giáo vùng cao này vừa tròn 38 năm tuổi nghề.
Tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm 10+2 Quảng Bình năm 20 tuổi,cõngtỉ số mc không chút do dự, anh thanh niên Nguyễn Sỹ Hà mang ba lô “cõng” chữ lên miền ngược. Tính đến nay, thầy giáo vùng cao này vừa tròn 38 năm tuổi nghề.
Rồi chúng ta lớn lên. Vòng lặp sai- xin lỗi như một điều tất yếu phải xảy ra, nhất là khi chúng ta thật sự đặt những bước chân vào đời. Những va chạm trong tình cảm cá nhân, môi trường công việc và đặc biệt là những quan hệ xã hội đã khiến chúng ta có đôi lần nói lời xin lỗi trong kiêu hãnh, nhưng cũng nhiều lần nói lời xin lỗi mà thanh âm gần như không thoát ra khỏi miệng…
![]() |
Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phong Việt. |
Và không ít lần, chúng ta cương quyết lặng im dù biết rõ chúng ta sai. Có khi vì ương bướng, có khi vì nghĩ mình cần được chiều chuộng hoặc cũng có khi chúng ta bất cần kiểu có ra sao thì ra.
Người chưa trưởng thành, đợi nói ra lỗi kiểu bắt tận tay day tận mặt mới nói lời xin lỗi.
Người trưởng thành, biết mình sai và nói lời xin lỗi ngay cả khi không cần đợi ai nhắc.
Cuộc đời của một con người, càng đi nhiều, càng làm nhiều thì lời xin lỗi sẽ càng được nói ra nhiều. Nhưng, thực tế trong một ngàn, một trăm ngàn hay có khi cả triệu lời xin lỗi ấy, có lúc nào đó chúng ta dành một lời xin lỗi cho chính bản thân mình!
Khi có những ngày, chúng ta rời bỏ một mối quan hệ, đày đọa bản thân mình trong một mớ cảm xúc hỗn độn của nước mắt, cào cấu, tuyệt thực và cả ý nghĩ tuyệt vọng không còn gì thiết tha sống. Chúng ta đặt bản thân chúng ta vào một thứ thử thách mà chỉ làm cơ thể và tâm trí yếu đuối, tệ hại đi chứ không phải giúp chúng ta mạnh mẽ hơn.
Rồi những ngày chúng ta làm việc cuồng điên, ăn qua loa, ngủ cuống quýt để kịp hoàn thành một công việc nào đó đủ để khiến chúng ta nở mày nở mặt với đồng nghiệp và đối tác.
Chúng ta, phần lớn đều ăn quá nhiều những món chúng ta ưa thích để khi nằm xuống thấy mình mệt đến nỗi không muốn trở mình.
Và thêm nữa những ngày chúng ta để mình giận dữ đến mức không còn nhận ra tiếng người. Buồn chán đến mức từ chối tiếng người. Và cô độc đến mức không muốn làm người.
Chúng ta cần thõa mãn mắt nhìn. Thỏa mãn vị giác. Thỏa mãn cảm giác sung sướng trong hiện tại mà quên mất trái tim, tâm hồn và kể cả cơ thể chúng ta có muốn chịu đựng những điều ấy.
Ở đời, cái gì tốt cho con người thường bao giờ cũng khó khăn, thậm chí là rất khó khăn kể cả là sự trưởng thành hay một món ăn.
Nhưng chúng ta cương quyết không xin lỗi vì chúng ta ghét phải thừa nhận chúng ta- thật ra chỉ là một kẻ yếu đuối- với chính mình.
Sẽ đến một ngày nào đó, trong một tương lai nào đó (hy vọng là không xa), chúng ta sẽ ngồi xuống ở một nơi thân thuộc hay xa lạ và nói ra một lời xin lỗi:
-Xin lỗi vì đã để bản thân mình trải qua tất cả những điều tệ hại ấy mà không một lời hỏi han!
- Xin lỗi, vì đã để chúng ta đi qua quá nhiều cơn đau mới có thể trưởng thành!
Sau 8 tập thơ trải lòng mình với độc giả và xây dựng được thương hiệu nhà thơ bestseller hiếm hoi trên thị trường xuất bản Việt Nam, Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt tản văn "Chúng ta sống có vui không?". Với tác phầm này, anh đưa đến một luồng gió mới với những câu chuyện về cuộc sống, công việc, cách đối diện với những biến cố, mất mát trong cuộc sống, những gấp khúc của một gia đình… Được sự đồng ý của Nguyễn Phong Việt, VietNamNet xin trích đăng một số bài viết của anh trong tản văn này." alt=""/>Chúng ta nợ bản thân một lời xin lỗi!Đám tang là nghi thức cuối cùng dành cho một người xả báo thân tứ đại. Tùy theo vị trí, tâm nguyện, cũng như niềm kính tiếc của thân quyến, môn đồ… mà được tổ chức tương ứng. Trong đó, di nguyện của người mất là quan trọng nhất, phải được “y giáo phụng hành” vì đó là lời nguyện cuối cùng của vị ấy.
Do biết được tình cảm của pháp quyến, môn đồ nên những vị lãnh đạo Phật giáo thường để lại lời dặn dò việc tổ chức lễ tang cho mình theo hướng thật đơn sơ. Có vị còn dặn đến cả việc thờ cúng cho hậu học, như Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã di ngôn không xây tháp.
“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền... Không được nhốt thầy, bỏ thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói trong một pháp thoại.
Hình ảnh ngôi mộ cỏ đơn sơ của ngài Thanh Bích hay lời dạy “đừng xây tháp cho thầy” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh… đã trở thành hình ảnh và “tâm thư” lay động lòng người.
Các ngài nhìn thấy được trước những điều có thể sẽ diễn ra trong tang lễ và ân cần dặn dò kỹ lưỡng để tránh lãng phí vì việc viên tịch theo lẽ đương nhiên của mình. Có thể xem đó là bài pháp sống động cuối cùng đi vào lòng người mỗi khi nhắc về các vị thầy lớn.
Thực sự, khi đã chọn con đường xuất gia, trở thành vị khất sĩ thì lối sống giản dị, khiêm cung, khép mình chính là chìa khóa mở cho chúng sanh tìm tới đạo. Ở ngoài kia, thế gian xa hoa bao nhiêu thì cũng đầy phiền não bấy nhiêu. Nên người đời tìm tới cửa đạo chính là bởi ở đó có nếp sống “thiểu dục tri túc”, tưởng đơn giản nhưng cực kỳ khó làm của người tu.
Khi bậc xuất trần càng buông bỏ nhiều chừng nào càng được sự kính trọng chừng ấy từ đồ chúng lẫn chư thiên. Những vị ấy thường thâu nhiếp được tâm người, làm được những việc lớn. Tâm rộng cảnh rộng!
Trước Tết, ở Quảng Nam, Hòa thượng Thích Thông Chánh cũng để lại di ngôn cho tang lễ của mình, với mấy gạch đầu dòng như: lấy câu Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” làm tôn chỉ tang lễ; không tiếp nhận phúng điếu, vòng hoa, liễn tang; khi chư tôn đức tăng ni đến viếng cung thỉnh quý ngài dâng hương và kinh hành niệm Phật 3 vòng; cúng dường ẩm thực, tịnh tài đến quý tăng ni và mời cơm Phật tử xa gần… Những học trò của ngài nhận được di ngôn này đều xúc động, xem đó là lời dạy cuối cùng thầy dành cho mình, y giáo phụng hành.
Thực sự, di sản thầy để lại cho trò không gì quý hơn đức hạnh mà vị thầy tu tập. Di sản ấy khiến người học trò tự hào và được nuôi dưỡng mỗi khi nhớ đến thầy, như một cách được núp bóng từ bi của người đã sinh ra mình trong ngôi nhà Chánh pháp.
Tang lễ người xuất gia cần được tổ chức đơn giản, nhưng vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Phẩm vật cúng dường Tam bảo hay Giác linh người thầy chắc chắn không có gì quý bằng hương giới-định-tuệ. Những lễ tang thiền vị ấy khiến mọi người nhìn vào sanh tâm hoan hỷ, phát khởi tín tâm và cúi đầu trước bậc đã giác ngộ vô thường, vô ngã. Lễ tang như thế tưới tẩm hạt giống Phật trong lòng người.
Có thể nói, chuẩn bị lễ tang cho chính mình, dặn dò tang lễ đơn sơ thôi hoặc đề nghị con cháu dùng tiền phúng điếu làm từ thiện, trao học bổng, giúp người nghèo, bệnh nhân… là việc thiện lành cũng là bài học lớn người đi để lại cho người còn sống tiếp, rất đáng suy ngẫm, thực hành.
" alt=""/>Tại sao các vị thầy lớn đều dặn tổ chức lễ tang đơn sơ?![]() |
Bức tranh đang được giới chuyên gia hội họa Pháp phân tích để xác thực xem liệu đây có phải họa phẩm do danh họa người Ý Michelangelo Merisi da Caravaggio thực hiện hay không. |
Một bức tranh nổi tiếng thế giới với lịch sử tồn tại hơn 400 năm, do danh họa người Ý Michelangelo Merisi da Caravaggio thực hiện, đã được tìm thấy trên một tầng gác mái của một ngôi nhà cổ ở miền nam nước Pháp.
Chuyên gia hội họa người Pháp - Eric Turquin - người trong nghề đầu tiên được tiếp xúc với bức tranh khẳng định họa phẩm đang ở trong tình trạng hoàn hảo và ước tính có giá trị vào khoảng 120 triệu euro (3034 tỉ đồng).
Danh tính đích thực của bức tranh, rằng liệu có thật nó đã được thực hiện bởi danh họa Caravaggio hay không, hiện vẫn chưa được chính thức thừa nhận, nhưng một chi tiết đáng chú ý là bức tranh đã bị bỏ quên trên tầng gác mái của ngôi nhà cổ hơn 150 năm. Ngôi nhà này nằm ở ngoại ô thành phố Toulouse, Pháp.
Tìm thấy siêu phẩm hội họa 'triệu đô' trên tầng mái - ảnh 1 Chuyên gia hội họa người Pháp Eric Turquin là người đầu tiên được tiếp xúc với bức tranh này. Trong một cuộc họp báo mới đây, ông cho biết gia đình tìm thấy bức tranh ở thành phố Toulouse đang chuẩn bị sửa chữa lại ngôi nhà thì tìm thấy bức tranh.
Trước đó, bức tranh đã bị bỏ quên trong một phòng gác mái mất chìa khóa. Suốt 150 năm, người nhà không ai bước vào căn phòng này cho tới khi mái nhà bị dột và họ buộc phải phá cửa căn phòng gác mái để chuẩn bị cho công tác sửa chữa.
Sau khi bước vào căn phòng này, người ta đã tìm thấy một bức tranh mà bản thân chủ nhà cũng không hề biết đã nằm ở đó từ bao lâu nay.
Họa phẩm có tên “Judith chặt đầu Holofernes”, bức vẽ khắc họa lại một câu chuyện trong Kinh thánh, kể về nàng Judith đã dùng sắc đẹp và tài trí của mình để quyến rũ vị tướng của quân địch và thực hiện vụ ám sát.
Nếu đây thực sự là bức họa do Caravaggio thực hiện thì nó chính là phiên bản thứ hai của bức họa gốc hiện đang được treo tại Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Quốc gia Ý nằm ở thành phố Rome.
Bức họa phiên bản thứ hai đã được Caravaggio vẽ tại Rome, Ý, trong khoảng thời gian từ năm 1604-1605, nhưng bức họa ấy đã mất tích không để lại một dấu vết nào từ hàng trăm năm nay.
Bức họa tìm thấy trên tầng gác mái đang được nghiên cứu bởi rất nhiều chuyên gia hội họa Pháp, họ tin rằng mình đang được tiếp xúc với một báu vật hội họa bởi cách tạo dựng các mảng sáng tối trong tranh rất phù hợp với phong cách bậc thầy trong việc tạo nên kịch tính bằng màu sắc của Caravaggio.
Thậm chí, vị danh họa từng sáng tạo nên hẳn một phương pháp trứ danh gắn liền với tên tuổi của mình - phương pháp “chiaroscuro” với nguồn sáng hắt vào từ một bên để làm nổi bật thêm những mảng sáng tối và biểu cảm gương mặt nhân vật. Như trong bức họa “Judith chặt đầu Holofernes”, gương mặt của nàng Judith và người hầu gái Abra được đặc tả ấn tượng.
Tại buổi họp báo vừa diễn ra trong tuần này, chuyên gia hội họa Turquin cũng chia sẻ thẳng thắn rằng sẽ khó có được một sự thống nhất hoàn toàn về tác giả đích thực của bức tranh này.
Dù vậy, hiện tại, một lệnh cấm đưa bức tranh này ra khỏi biên giới Pháp đã được nhà chức trách Pháp đưa ra. Các chuyên gia hội họa cũng đang tích cực nghiên cứu với hy vọng có thể sớm đưa ra tuyên bố về nguồn gốc xác thực của bức tranh này. Hiện tại, bức tranh đã thu hút cả sự tham gia vào cuộc của Bộ Văn hóa Pháp.
Dù chưa được khẳng định chính thức về danh tính tác giả, nhưng trên trang chủ của Bộ Văn hóa Pháp đã có một thông báo về việc giữ gìn bức tranh ở trong lãnh thổ Pháp, rằng: “Bức tranh này xứng đáng được giữ ở trong biên giới Pháp với tư cách một họa phẩm trứ danh của danh họa Caravaggio”.
Nếu được khẳng định là một họa phẩm của Caravaggio, bức họa sẽ đáng giá hơn 100 triệu euro và sẽ có thêm một “truyện cổ tích thời hiện đại” về một siêu phẩm hội họa bị bỏ quên và bất ngờ được tìm thấy lại từ một tầng gác mái dột nát.
![]() |
Tính xác thực của bức tranh vẫn chưa được khẳng định, nhưng chi tiết nó đã bị bỏ quên trong tầng mái suốt hơn 150 năm là sự thật và làm nên sức hấp dẫn cho bức tranh. |
Chủ nhân trước đây của căn nhà cổ chứa đựng bức tranh này xưa kia là một người lính. Trong sự nghiệp hội họa của mình, danh họa Ý Caravaggio đã vẽ hai bức “Judith chặt đầu Holofernes”, một bức gốc đã được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Quốc gia Ý. Bức thứ hai thì đã biến mất không để lại dấu tích nào từ hàng trăm năm nay.
Dù chưa xác thực danh tính bức tranh nhưng Bảo tàng danh tiếng Louvre ở Paris đã có ý hỏi mua bức tranh. Danh họa Caravaggio sinh ra ở Milan, Ý năm 1571 và là một trong những danh họa vĩ đại nhất đi theo phong cách Ba-rốc hoa mỹ cầu kỳ.
Dù là một danh họa vĩ đại nhưng Caravaggio được biết đến là người có tính khí nóng nảy, dữ tợn, ông thường rất dễ nổi cáu và hay đánh lộn. Sinh ra ở Milan, đến năm 21 tuổi, Caravaggio đến Rome và bắt đầu khởi nghiệp bằng cách bán những bức họa tĩnh vật khắc họa hoa quả và bán kèm hoa tươi trên đường phố.
May mắn, đến năm 24 tuổi, một vị hồng y giáo chủ đã để mắt tới những bức vẽ của Caravaggio và bắt đầu mua tranh của cậu thanh niên, kể từ đây, Caravaggio bắt đầu nhận được sự quan tâm chú ý của công chúng thành Rome.
Phong cách sáng tác của Caravaggio là vẽ thẳng lên vải vẽ với rất ít sự tính toán, trù định trước, vì vậy, các bức tranh thường dạt dào cảm xúc, thể hiện qua cách phối màu kịch tính, mạnh mẽ, với phong cách này, Caravaggio nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Rome.
Trong cuộc đời mình, Caravaggio nhiều lần lao đao vì hệ lụy của sự nóng nảy và những trận thách đấu nguy hiểm. Ông từng phải rời bỏ thành Rome chỉ vì tính khí ngông cuồng của mình, sau khi “trôi giạt” đến Malta (một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải), những tưởng cuộc đời sẽ yên ắng hơn, nhưng rồi lại vướng vào ẩu đả nghiêm trọng và phải ngồi tù.
Caravaggio tẩu thoát và tới thành phố Napoli, Ý. Tại đây, con người có tài nhưng tính khí ngông cuồng ấy đã được chính Giáo hoàng làm phép rửa tội để hối cải lại từ đầu. Caravaggio được phép trở về Rome, nhưng rồi cuối cùng vị danh họa tài ba đã sớm qua đời ở tuổi 38, không phải vì ẩu đả, mà lần này là vì bệnh tật - bệnh sốt rét.
Theo Dân Trí
Khánh Ly, Trịnh Công Sơn từng trải báo ngủ chung" alt=""/>Tìm thấy bức tranh trị giá 137 triệu đô la