Theo Android Authority, hãng nghiên cứu Strategy Analytics đã công bố loạt báo cáo mới nhất về thị trường smartphone. Nghiên cứu mang lại nhiều thông tin về các xu hướng smartphone khu vực và toàn cầu, cũng như thể hiện những nhãn hiệu nào đang "lên đỉnh", và nhãn hiệu nào đang gặp khó trong thị trường đầy tính cạnh tranh này.
Số liệu được Strategy Analytics thu thập từ nhiều khu vực: Bắc Mỹ, Tây Âu, châu Á Thái Bình Dương, Trung Mỹ và Mỹ latin, Trung Đông, Đông Âu, châu Phi và Trung Đông. Những số liệu này diễn ra trong nửa đầu năm 2016, song xu hướng của nó liên quan mạnh mẽ đến tương lai và rất thú vị.
Bức tranh toàn cầu
Ở cấp độ cao nhất, doanh số smartphone toàn cầu vẫn cao, nhưng doanh số đang có những dấu hiệu chững lại. Điều này có vẻ là do thiếu sự tăng trưởng hơn nữa tại các thị trường châu Á Thái Bình Dương. Tổng doanh số smartphone quý 1/2016 là 333 triệu chiếc, giảm 3% hàng năm so với quý 1/2015 là 345 triệu. Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên doanh số ngành công nghiệp smartphone sụt giảm.
Doanh số smartphone hàng quý
Xét về khu vực, vùng Trung Đông châu Phi đang phát triển nhanh nhất, với mức tăng 10%/năm. Các khu vực còn lại hoặc là không tăng, hoặc giảm nhẹ theo hàng quý. Cụ thể, Bắc Mỹ tăng 0%, châu Á giảm 2%, Tây Âu giảm tới 10%, vùng trung Đông Âu và trung Mỹ là những nơi khó khăn nhất, với mức giảm 13 và 15%.
Mặc dù có sự thay đổi khá mạnh trong năm nay, Samsung vẫn là nhà sản xuất smartphone thống lĩnh, với doanh số 79 triệu trên toàn cầu, đạt 24% thị phần. Apple đứng thứ 2 với 52,1 triệu máy bán ra, thị phần 16%. Hai nhãn hiệu này tiếp tục thống trị khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, nhưng vẫn bị cạnh tranh mạnh tại châu Á.
5 trong số 10 nhà sản xuất smartphone lớn nhất hiện nay đang chứng kiện nhu cầu chủ yếu xuất phát từ thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Những nhãn hiệu Trung Quốc như OPPO, Xiaomi và Vivo đang xuất hiện trên bức tranh toàn cầu, rõ nét hơn các nhãn hiệu tuy quen thuộc nhưng đang yếu dần là HTC, Sony và BlackBerry.
Smartphone có chi phí thấp, hiệu suất cao đã thu hút hàng triệu người dùng online, và là động lực phát triển chính của thị trường châu Á trong thập kỷ qua. Samsung cũng đang cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ thị trường này. Thị phần toàn cầu của Samsung đang giảm dần từ mức cao 33% quý 2/2013 xuống chỉ còn 24% vào quý 4/2015. Hiện, Samsung đang ổn định ở mức 24% thị phần.
Doanh số smartphone toàn cầu quý 1/2016
Thị phần sụt giảm của Samsung cũng là kết quả của sự thiếu tăng trưởng tại các thị trường phương Tây, trong đó châu Âu và Bắc Mỹ chững lại. Trái lại, Apple đang chứng kiến sự tăng trưởng hàng năm, do nhu cầu người tiêu dùng ở châu Âu và Bắc Mỹ đối với sản phẩm cao cấp. Điều thú vị là Apple cũng phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh biến động cao, song không rơi vào tình trạng sụt giảm như Samsung.
Thị phần smartphone toàn cầu của 10 nhãn hiệu hàng đầu
Tầm quan trọng của Trung Quốc
Huawei là một câu chuyện thành công điển hình trong mấy năm qua, và hiện là nhà sản xuất smartphone số 3 trên thị trường. Thị phần của Huawei ở mức 9% trên thị trường toàn cầu. Một phần thành công này nhờ Huawei đã đa dạng hóa ra khỏi thị trường châu Á đầy cạnh tranh.
Cụ thể, trong khi châu Á là thị trường lớn nhất của Huawei, công ty vẫn có hình ảnh đáng kể ở Tây Âu, Trung Mỹ và Trung đông châu Phi. Doanh số công ty tăng 64%/năm, tăng trưởng quý 1 tại Tây Âu là 344% và 100% ở các lãnh thổ Trung và Đông Âu. Mỹ đứng tiếp theo trong danh sách công ty, gần đây Huawei đã ra Honor 8 và X5 tại Mỹ. Sự tăng trưởng của Huawei tại châu Á nhỏ hơn, nhưng vẫn rất hứa hẹn với 41%.
LG, một trong số ít nhà sản xuất thành công cũng có thị phần đáng kể, với chiến lược tương tự. LG xuất hiện tốt tại Bắc và Trung Mỹ, và có mức doanh số ít hơn tại các lãnh thổ khác. Tuy vậy, không như Huawei, LG không đạt được thị phần lớn ở những thị trường sinh lợi nhất châu Á.
Sự gia nhập thị trường của nhiều kẻ mới đến cũng rất đáng để nhắc đến. Lenovo, Xiaomi, TCL-Alcatel, Vivo và OPPO đều là những cái tên khá mới trên thị trường di động đã lọt vào top 10 nhãn hiệu lớn nhất. OPPO có mức thị phần đứng thứ 4 với những sản phẩm cao và trung cấp khá mạnh tập trung vào Trung Quốc, và đang tiến vào châu Phi. Xiaomi cũng tiếp tục giữ vững sức mạnh tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Sự tăng trưởng của các nhãn hiệu trên đã ăn mòn đáng kể thị phần Samsung tại khu vực châu Á. Dù các mẫu S và J của Samsung bán khá tốt ở Hàn Quốc, song công ty vẫn thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Người tiêu dùng thích lựa chọn sản phẩm giá rẻ, tầm trung. Trong khi đó, Appls lại củng cố vị trí trong khu vực bằng cách tiếp tục nhắm đến thị trường cao cấp.
Các nhãn hiệu lớn
Rõ ràng, có một sự khác biệt ngày càng lớn giữa các nhãn hiệu lớn nhất ở phương Tây và những nhãn hiệu lớn nhất tại phương Đông. Bằng sơ đồ về top 5 nhãn hiệu ở mỗi khu vực và doanh số của mỗi nhãn hiệu, chúng ta có thể thấy thị trường châu Á hiện đa dạng hơn so với các khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu.
Sơ đồ các nhãn hiệu smartphone phổ biến nhất theo khu vực
Samsung và Apple có mặt tại tất cả các thị trường, nhưng rất ít nhãn hiệu có được điều đó. Giữ khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, chúng ta thấy các nhãn hiệu đều có gắng thu heopj khoảng cách với Apple và Samsung. Tại Bắc Mỹ, LG vẫn có chỗ đứng đáng kể, còn những nhãn hiệu kia đều rất ít. Trong khi ở Tây Âu, Huawei đứng ở vị trí thứ 3, sau đó là Microsoft và TCL-Alcatel. Nhưng ở châu Á, cả ZTE và Huawei đều có thị phần đáng kể.
Tính tổng, có ít nhất 10 nhãn hiệu được đánh giá cao đang hoạt động tại ba thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Ngược lại, chỉ có 6 nhãn hiệu lớn đang có doanh số khá ở những khu vực khác của thế giới.
Những thay đổi tại phương Tây
Với việc châu Á đang chững lại và các thị trường Trung Mỹ, châu Âu thiếu nhu cầu nên không thể thúc đẩy đầu tư lớn, các nhãn hiệu đang trông đợi vào cơ hội lật đổ Apple và Samsung ở phương Tây, hay ít nhất cũng là củng cố thị phần còn lại của họ.
Quá trình này đã bắt đầu, các nhà sản xuất giá rẻ đang cạnh tranh với các nhà sản xuất cấp cao khác. Tại BẮc Mỹ, chính là ZTE của Trung Quốc. Tại Tây Âu, Huawei đang cố "chen chân".
Thị phần smartphone tại Tây Âu
Tại cả hai khu vực trên, thị phần đang bị những nhãn hiệu lớn nhất nắm giữ trong 3 năm qua, dù có sự sụt giảm nhẹ. Ở Bắc Mỹ, Apple và Samsung chiếm 67% thị phần trong quý 1/2013, và hiện là 61%. Tây Âu cũng có số liệu tương tự, cả Apple và Samsung năm 66% thị phần trong quý 1/2013 và giờ còn 59% trong quý 1/2016.
Những thay đổi này rõ rệt hơn tại Mỹ, nơi thị trường đang bị thống trị bởi một số nhãn hiệu. Dù vậy, những hãng mới đến như ZTE và LG cũng đang có số thị phần cao hơn.
Sự chuyển biến này chắc chắn không thể nhanh chóng đổi ngược tình thế, gây áp lực cho Apple và Samsung. Tuy nhiên, các nhãn hiệu Trung Quốc như Huawei đang tìm cách len vào thị trường Mỹ, chắc chắn sẽ gia tăng cạnh tranh lên những nhãn hiệu nhỏ nhất và lớn nhất ở phương Tây. Dù vậy, những thị trường này càng nằm trong tay của số ít nhãn hiệu lớn, thì những công ty mới gia nhập càng khó khăn khi muốn nắm thị phần ở đây. Với việc các thị trường này đang tăng trưởng chững lại, thì sự mất mát của một nhãn hiệu này sẽ là sự thắng lợi của nhãn hiệu khác.
Thị phần smartphone tại Bắc Mỹ
Tổng kết
Lần đầu tiên, tăng trưởng thị trường smartphone toàn cầu đã chững lại trong nửa đầu 2016, cho thấy sự thay đổi của những thị trường vốn phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Những nhãn hiệu "đói thị phần" tìm đến các khách hàng mới sẽ nhận thấy khó khăn ngày càng tăng khi muốn thu hút khách hàng mới, và sẽ buộc phải cạnh tranh vào phân khúc đã phát triển. Những năm qua chúng ta đã nhận thấy sức nón của thị trường smartphone, và cạnh tranh có thể chỉ khắc nghiệt hơn khi các nhãn hiệu đều lao ra tìm kiếm khách hàng mới.
Điều đó để nói rằng, sự phát triển của Ấn Độ, Trung Quốc và thị trường smartphone châu Á chưa hết. Vẫn còn nhiều khách hàng mới và thị hiếu người tiêu dùng sẽ phát triển thao thời gian, khi công nghệ ngày càng phổ biến và giá cả hợp lý hơn. Các nhà sản xuất thiết bị gốc nhỏ hơn có thể thích ứng tốt với các nhu cầu mới này.
Đối với những nhãn hiệu lớn, cuộc đua ngày càng nóng. Mặc dù sự sụt giảm thị phần của Samsung đã có vẻ ổn định, song sức cạnh tranh mới tại các thị trường phương Tây và áp lực giá liên tục tại phương Đông sẽ tiếp tục thử thách Samsung. Có thể, công ty sẽ phải phụ thuộc vào các phát triển công nghệ cạnh tranh để nổi bật. Apple cũng ở vào ghế nóng không kém Samsung. Táo khuyết đã ghi nhận thị phần sụt giảm trong mấy quý qua. Với người tiêu dùng, sự lựa chọn đa dạng và cạnh tranh cao sẽ mang lại nhiều sản phẩm thú vị cho họ trong vài năm tới.
" alt=""/>Toàn cảnh thị trường smartphone 2016Thông tin tham khảo, màn hình phía trên Nintendo 3DS có độ phân giải 400x240 pixels còn màn hình cảm ứng đa điểm của PlayStation Vita là 960x544. Vì thế, 720p nghe có vẻ hạn chế trong thời đại ngày nay, nhưng độ phân giải 1280x720 sẽ thực sự là bước ngoặt nếu như Switch sử dụng nó. Và chắc chắn con số sẽ lên tới 1080p khi kết nối với TV như cái cách mà Wii U đang làm rất tốt.
Về hỗ trợ cảm ứng đa điểm, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không thể chạm vào màn hình bởi lớp “càng” gắn thêm trên Switch? Joy-Con (phần điều khiển gắn thêm vào hai bên) của Switch được cho là có gắn bộ cảm biến hồng ngoại và khi kết hợp cùng cảm biến sẵn có sẽ cho phép nó hoạt động như một chiếc máy Wii U di động.
Đoạn trailer của Switch tiết lộ rất ít thông tin về màn hình cảm ứng và Nintendo từ chối bình luận về nó từ đó cho tới nay. Và có vẻ như nó nằm trong chiến lược marketing toàn diện, khi mà Nintendo đang dồn mọi sức lực để biến Switch trở thành hệ máy chơi game cầm tay lẫn cố định cực kỳ chất lượng…
June_6th(Theo GamesRadar)
" alt=""/>Nintendo Switch có màn hình độ phân giải HD, hỗ trợ cảm ứng đa điểmGameSaođã lược dịch một vài câu trả lời đáng chú ý nhất ở buổi họp báo ngay sau khi SKT chính thức bảo vệ thành công chức vô địch CKTG 2016.
PV: Các bạn đã cho tất cả thấy một màn trình diễn Ryze rất tốt (Ván 2) ở trận đấu này, nhưng chúng tôi đã thấy Crown đã từng dùng Cassiopeia để khắc chế Ryze trong lần đối đầu với H2K. Các bạn chắc phải biết điều đó, vậy đâu là lý do vẫn lựa chọn Ryze? Thêm nữa, các bạn đã suy nghĩ gì và thảo luận thế nào khi không có lượt cấm dành cho Ryze?
Faker:Đầu tiên, tôi phải chắc chắn 100% rằng, Ryze hoàn toàn phù hợp với trận đấu này, và tôi nghĩ nó (Ryze) có thể đối đầu với Cassiopeia rất tốt. Nếu đổi ngược lại Cassiopeia đấu với Ryze, tôi biết sẽ khó cho tôi để giành lợi thế, nên tôi muốn thử và tránh né hết mức có thể. Tuy nhiên, chúng tôi đang ở thế được phép lựa chọn Ryze và…tôi nghĩ trận đấu này sẽ ổn thôi. Đó là lý do chúng tôi thấy ổn.
PV: Tôi muốn dành câu hỏi này cho HLV kkOma và Faker. Các bạn đã có ba bộ chức vô địch CKTG và đã có rất nhiều thứ. SKT sẽ hướng tới mục tiêu gì tiếp theo?
kkOma:Mục tiêu của chúng tôi luôn là giành chiến thắng và phá vỡ các kỷ lục. Năm nay, chúng tôi đã hoàn thành hai chức vô địch CKTG liên tiếp lần đầu tiên trong lịch sử, và tôi không nghĩ điều đó quá tham lam. Vì đã có hai chức vô địch (CKTG) liên tiếp trong năm nay, tôi muốn thử và giành chiến thắng lần thứ ba liên tiếp vào năm sau và đặt các mục tiêu của chúng tôi trở thành một thói quen.
Lý do tại sao chúng tôi có thể tiếp tục giành chiến thắng mặc dù kỳ vọng dành cho đội liên tăng cao là bởi tuyển thủ của chúng tôi khao khát, làm việc chăm chỉ và tập luyện chăm chỉ hơn những người chơi khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi có thể đạt được những kết quả đó.
Tôi hy vọng người hâm mộ có thể nhận ra các tuyển thủ đã chăm chỉ làm việc thế nào để cố gắng và giành chiến thắng. Nếu người hâm mộ tiếp tục cổ vũ, chúng tôi sẽ tiếp tục cho các bạn thấy những kết quả tốt.
PV: Lần này, chức vô địch CKTG lần thứ ba, các bạn lại có thêm trang phục khác. Tôi nghe nói (Riot) sẽ làm khác đi với các trang phục, nên nếu có điều gì muốn nói với họ, tôi muốn nghe từ chính các bạn vào lúc này. Bất cứ tuyển thủ nào cũng có thể trả lời câu hỏi.
(Xem thêm TẠI ĐÂY.)
Bang:Tôi chưa thực sự nghĩ về nó, nhưng thay vì các vị tướng đã được tôi sử dụng nhiều ở giải đấu năm nay, tôi muốn lựa chọn một vị tướng mà mình có cảm tình nhất ở mùa này là Ezreal.
Wolf:Tôi thích một bộ trang phục Karma. Tôi rất thích thú trang phục Alistar mà họ (Riot) đã làm, nên tôi rất vui nếu như họ tiếp tục tạo ra một bộ trang phục Karma cũng “chất” như vậy.
Blank:Tôi vẫn còn đang tâm tư, nhưng gần như chắc chắn nó sẽ là nhân vật Zac đặc biệt của tôi…Tôi có thể làm một số việc khác, nhưng tôi vẫn nghĩ về nó.
Faker:Tôi vẫn chưa nghĩ về nó. Thành thực đấy. Tôi nghĩ một bộ trang phục Ahri sẽ tuyệt ở năm 2013 và tôi cảm thấy nó cũng thích hợp vào thời điểm này, nhưng tôi lại không chơi cô ấy tại toàn bộ CKTG năm nay, nó là một sự tiếc nuối nho nhỏ.
Duke:Tôi vẫn chưa nghĩ về nó, nên tôi không có bất cứ một ý niệm nào trong đầu cả, nhưng…Gnar, tôi nghĩ đây là vị tướng phù hợp với hình ảnh của mình nên tôi nghĩ về Gnar.
Bengi:Tôi đã chơi bốn vị tướng ở (CKTG) năm nay, nhưng tôi đã có hai (trang phục) trong số chúng nên tôi đang nghĩ về Nidalee hoặc Olaf.
PV: Chúc mứng chức vô địch CKTG thứ ba và là lần thứ hai liên tiếp. Có một vài người ở đây cảm giác chiến thắng là thế nào, nhưng tôi muốn nghe thêm vài suy nghĩ nữa từ các HLV cho tới Bengi. Thêm nữa, tôi cũng muốn biết cảm xúc đáng nhớ nhất ở trận Chung kết CKTG năm nay là gì?
L.i.E.S:Với tôi, đây đã là Chung kết CKTG thứ ba và không chỉ luôn khó khăn để góp mặt tại trận đấu cuối cùng nhưng tôi nghĩ đây có thể là trận Chung kết cuối cùng chúng tôi có thể chơi. Nhưng đội ngũ huấn luyện và các tuyển thủ luôn khiến tôi thay đổi cách nghĩ.
Tôi muốn nói rằng, tất cả đã làm việc rất chăm chỉ và cám ơn. Thành thực thì, mọi người nói và nghĩ rằng, các tuyển thủ chỉ có kỹ năng cá nhân tốt thôi, nên đó là lý do tại sao chúng tôi giành chiến thắng, nhưng nó là “quả ngọt” của biết bao công lao làm việc chăm chỉ. Nên kể cả khi bạn không thể thấy nó, tôi hy vọng bạn có thể nhận ra nỗ lực mà chúng tôi thể hiện.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là ở ván bốn của trận Bán kết. Chúng tôi đang bị dẫn trước và Bengi đã tỏa sáng để giành chiến thắng…
kkOma:Trên hết, cảm xúc của tôi khi giành chiến thắng chỉ là tôi đang thấy rất hạnh phúc. Nếu bạn theo dõi chúng tôi từ giai đoạn Mùa Xuân năm nay đến giờ, chúng tôi có một đội hình sáu người và đã có rất nhiều buổi nói chuyện cho đến cả trận Chung kết (CKTG 2016) về người đi rừng. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào kết quả, chúng tôi đã chiến thắng tất cả.
Bắt đầu từ Bán kết, cả sáu tuyển thủ đều đã thi đấu ở tất cả các trận và chúng tôi đủ khả năng nâng cúp, nó làm tôi thấy rất hạnh phúc. Lý do tại sao chúng tôi có thể giành chiến thắng là bởi toàn bộ đôi đã làm việc rất chăm chỉ.
Năm nay thực sự khó khăn, nhưng có thể đến được đây, tôi muốn nói “cám ơn” tới các tuyển thủ. Bởi kỳ vọng là rất cao, nếu bạn chỉ có kết quả hơi tệ chút thôi, sẽ có rất nhiều phản ứng dữ dội, nhưng dù thế nào các fan vẫn tiếp tục cổ vũ cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục gặt hái được những kết quả tốt để dành tặng cho các bạn. Tôi mong các bạn tiếp tục ủng hộ, chúng tôi sẽ đáp trả bằng những kết quả tốt.
Duke:Với tôi, cả năm nay chúng tôi đã có một quãng thời gian khó khăn. Nhưng ngày hôm nay, tôi cảm thấy như toàn bộ gian khổ đã đi qua cả rồi, nên trái tim tôi thấy rất bình an.
Faker:Năm nay, tôi đã gặp phải khá nhiều thử thách để đến với CKTG. Đó thực sự là một quãng thời gian khó khăn và mặc dù vậy, tôi thấy vui sau trận đấu này. Tôi cảm thấy hài lòng hơn bởi những thứ vừa đạt được. Tôi chưa bao giờ thấy chóng mặt khi chơi một trận đấu, nhưng tôi nghĩ đó là sự khó khăn của một trận đấu.
Bởi những điều đó, tôi nghĩ sự thỏa mãn và hài lòng lớn hơn.
PV: Liệu (Faker) có thẻ cho chúng tôi biết cảm nghĩ khi giành được danh hiệu MVP?
Faker:Tôi đã biết mình giành được danh hiệu MVP…Tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu. Tôi nghĩ năm nay, bắt đầu từ giai đoạn vòng bảng, sẽ khó cho tôi để giành được danh hiệu MVP, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ ở Tứ kết. Tôi bắt đầu chơi tốt hơn và muốn nói “cám ơn” vì đã lựa chọn tôi.
Nội dung chi tiết của buổi phỏng vấn:
2016
" alt=""/>[CKTG 2016] SKT nói gì sau chiến thắng lịch sử?