Khẳng định với báo giới, NPH VTC Online cho biết P3S Mobile là một tựa game quản lý bóng đá đẳng cấp thế giới đến từ hãng phát triển hàng đầu và có gameplay thuần chất Âu Mỹ.
Sản phẩm này đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa một NPH Việt với Eyedentity, hãng phát triển Hàn Quốc với nhiều tựa game bom tấn như Dragon Nest (PC), Exos Saga (Mobile). Lấn sân vào thị trường game bóng đá, Eyedentity đặt rất nhiều đầu tư và tâm huyết cho P3S Mobile, sản phẩm đã phát hành phiên bản quốc tế với tên One For Eleven.
Được biết, cái tên P3S Mobile xuất phát từ ý nghĩa P3Soccer bao gồm Premier (hạng nhất) - Pro (chuyên nghiệp) và Play (chơi), được Eyedentity chủ động đề xuất và đổi tên cho One For Eleven nhằm khẳng định hơn nữa đặc sắc của game.
Cung cấp tới thị trường Việt Nam, Eyedentity Mobile lựa chọn VTC Online - NPH có nhiều năm kinh nghiệm với Fifa Online 2 làm đối tác phát triển chiến lược. P3S Mobile sẽ không chỉ có những tính năng mới nhất của One For Eleven mà còn được bản địa hóa kỹ lưỡng để chuyên biệt cho game thủ Việt.
Công tác bản địa này ngoài việc Việt hóa chi tiết còn tích hợp đầy đủ các cầu thủ Việt Nam hiện tại và những danh thủ có trong lịch sử. Bên cạnh đó, P3S Mobile cũng được điều chỉnh tỉ mỉ các tính năng để thật thân thiện và phù hợp với người chơi Việt.
Mang phong cách Âu Mỹ - P3S Mobile có gameplay hình mẫu của quản lý bóng đá trên PC. Theo đó, game có các yếu tố đỉnh cao như: đầy đủ cầu thủ bản quyền FIFA Pro, chiến thuật đa dạng có thể tùy chỉnh "real-time", trận đấu được trực tiếp với mọi diễn biến chân thực trên sân ...
Trong game, người chơi sẽ tham gia và giải quyết mọi khía cạnh của một đội bóng cả về tài chính, huấn luyện, thi đấu hay chuyển nhượng và mua bán cầu thủ. Các giải đấu của game đa dạng từ giao hữu, ngoại hạng, cúp FA, cúp C1 cho đến World Cup giúp game thủ luôn dễ dàng có trận đấu phù hợp.
P3S Mobile được phát triển dựa trên những công nghệ hiện đại bậc nhất cả về đồ họa lẫn trí tuệ nhân tạo, mang đến không khí cầu trường đỉnh cao đúng với tên gọi của mình. Đồng thời, tựa game cũng “thu gọn” được trải nghiệm bóng đá đích thực từ những game console trứ danh như PES, FIFA.
Những lời giới thiệu chính thức này của VTC Online đã đập tan mọi ngờ vực xung quanh P3S Mobile và báo trước ngày ra mắt không xa của tựa game này. Hiện tại, game đã ngầm cho biết ngày ra mắt chính thức của mình tại Teaser: http://p3s.goplay.vn/landing
BI VI
" alt=""/>VTC Online nói gì về P3S Mobile?Chia sẻ trong cuộc họp báo cáo tình hình triển khai tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT sáng nay, 13/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng thẳng thắn thừa nhận, sau 10 năm ban hành, đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc tại các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức khi triển khai Luật CNTT trong thực tế.
Đó có thể là sự chồng chéo giữa nhiều văn bản, quy định hiện hành, khiến địa phương, doanh nghiệp lúng túng không biết phải "theo ai", đó cũng có thể là sự thiếu liên thông giữa các cơ sở dữ liệu của địa phương, bộ, ngành...Nguồn kinh phí cho ứng dụng và phát triển CNTT còn hạn hẹp, hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật vẫn còn thiếu, hoặc đã có chủ trương trong Luật nhưng lại chưa được triển khai đầy đủ như ưu đãi cho công nghiệp, nhân lực CNTT....
![]() |
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT của các đơn vị tập trung đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách cho lĩnh vực này. |
Thứ trưởng Hưng khẳng định, dịp tổng kết 10 năm Luật CNTT chính là cơ hội để khắc phục, giảm thiểu những bức xúc đó. Tuy nhiên, nội dung tổng kết nên tập trung vào hai lĩnh vực là ứng dụng CNTT và công nghiệp CNTT, tránh đi sâu đánh giá, tổng kết những mảng như hạ tầng CNTT, An toàn thông tin... đã có Luật riêng quy định.
Theo phân công của Bộ TT&TT, có 8 đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng các Báo cáo tổng kết Luật CNTT là Vụ CNTT, Cục Tin học hóa, Cục ATTTT, Vụ Pháp chế, Vụ KHCN, Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Bộ. Một số đơn vị được giao phối hợp gồm có Viện Công nghiệp phần mềm & Nội dung số, Cục Viễn thông, VNNIC. Thời hạn nộp báo cáo là ngày 30/6 vừa qua. Tuy nhiên, theo Vụ CNTT, tính đến ngày 12/7 thì mới có 4 đơn vị gửi báo cáo về cho Vụ là Cục Tin học hóa, Cục ATTT, Thanh tra và VNNIC.
Đối với các Bộ, ngành khác, cũng tính đến thời điểm nói trên, mới có 8 đơn vị gửi báo cáo là Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và Thông tấn xã Việt Nam. Tương tự, cũng mới chỉ có 26/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo. Nhiều địa phương trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng chưa có báo cáo. 7 doanh nghiệp, hiệp hội đã gửi báo cáo là Hiệp hội An toàn thông tin VNISA, Tập đoàn VNPT, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Đường sắt VN, Tổng công ty Hàng không VN, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng BIDV.
Tổng hợp từ các báo cáo đã có, Vụ CNTT cho biết, các đề xuất nói chung tập trung vào việc cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CNTT cho phù hợp hơn với thực tế ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay. Bên cạnh đó, một số đề xuất xoay quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế chính sách cho CNTT như chính sách ưu đãi, phát triển nhân lực, các quy định về quản lý đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật...
Trong thời gian tới, Vụ CNTT dự kiến sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tập trung xác định những bất cập chính, các khó khăn và kiến nghi, đề xuất bổ sung nội dung Luật bên trong những báo cáo này. Trong tháng 7 và tháng 8, Vụ có thể sẽ tổ chức những Hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước để góp ý cho Luật. Ngoài ra, một đoàn công tác nhằm đánh giá tình hình triển khai tổng kết Luật tại Hà Giang và Yên Bái cũng sẽ được tổ chức.
Phiên bản dự thảo lần 4 của Báo cáo tổng kết sẽ được hoàn thiện trong tuần đầu tháng 9 để có thể kịp lấy ý kiến, chỉnh sửa và công bố Báo cáo trong Quý IV/2016.
T.C
" alt=""/>Đề xuất bổ sung nhiều ưu đãi, cơ chế vào Luật CNTT
Chủ đề liên quan đến các loại vũ khí tự động có khả năng giết người (hay phương tiện truyền thông thường gọi với cái tên "robot sát thủ") đã trở lại bàn nghị sự của Liên Hiệp Quốc vào tuần trước. Chiến dịch vận động để ngăn chặn robot sát thủ được đưa ra vào năm 2013, và vấn đề này đã nhanh chóng được tiếp thu bởi Hội nghị của Liên Hợp Quốc về các loại vũ khí thông thường (CCW) ở Geneva.
Một cảnh trong bộ phim năm 1984 “Kẻ hủy diệt” (The Terminator)
Toby Walsh - giáo sư về trí tuệ nhân tạo tại Đại học New South Wales và lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Data61, trung tâm nghiên cứu cao cấp về và công nghệ thông tin và truyền thông ở Sydney, Úc – Người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã đưa ra 5 nguyên nhân chính giải thích tại sao ông thực sự lo ngại trước sự phát triển của Robot sát thủ.
1. Robot sát thủ đang ở rất gần chúng ta
Nếu bạn đã từng xem và tin vào những gì mà bộ phim “Terminator” (Kẻ hủy diệt) nói đến thì robot sát thủ sẽ xuất hiện vào năm 2029. Nhưng thực tế việc chế tạo robot sát thủ đơn giản hơn nhiều và chúng có thể sẽ xuất hiện chỉ trong một vài năm nữa. Hãy nghĩ đến công nghệ của máy bay không người lái và tên lửa Hellfire hiện tại, nhưng với sự điều khiến của một chương trình máy tính thay vì được điều khiển bởi con người. Giờ đây, công nghệ như thế là hoàn toàn có thể được phát triển một cách nhanh chóng.
Giáo sư Toby Walsh
2. Một cuộc chạy đua vũ khí sẽ diễn ra
Một khi người ta chế tạo được một robot sát thủ, sẽ có một cuộc chạy đua vũ khí nhằm cải thiện và nâng cấp các con robot. Và kết thúc của một cuộc chạy đua vũ khí như vậy chính xác là loại công nghệ hủy diệt đáng sợ mà bạn thấy trong "Terminator" sẽ xuất hiện. Định luật Moore dự đoán rằng số lượng các chip máy tính sẽ tăng gấp đôi mỗi hai năm. Và có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân tương tự đối với các robot sát thủ.
3. Các robot sát thủ sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở
Robot sát thủ sẽ ra đời với giá thành ngày càng rẻ, giống như tốc độ giảm giá của những chiếc máy bay không người lái trong vài năm trở lại đây.
Nếu bạn sở hữu một chiếc máy bay lên thẳng, thêm một điện thoại thông minh và một khẩu súng hay một quả bom nhỏ. Sau đó, có ai đó viết thêm cho bạn phần mềm AI (một loại phần mềm trí tuệ nhân tạo dùng cho máy móc) là bạn đã có trong tay một loại robot sát thủ. Quân đội chắc chắn sẽ yêu thích công nghệ này bởi những robot sát thủ không cần ngủ hay nghỉ ngơi, cũng không cần đào tạo lâu dài và tốn kém, hoặc di tản khỏi chiến trường khi bị hư hỏng.
Tuy nhiên, khi hệ thống quân đội phải tự bảo vệ mình và chống lại các robot sát thủ, họ có thể sẽ phải nghĩ lại.
4. Robot sát thủ sẽ giết chết nhiều dân thường
Theo The Intercept, trong 5 tháng tiến hành chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại Taliban và al Qaeda tại Hindu Kush vào năm 2011, thì "cứ 9 trong số 10 người" chết trong cuộc tấn công bởi các máy bay không người lái không phải là mục tiêu trực tiếp của Mỹ. Điều này đẩy người dân đứng trên bờ vực nguy hiểm giữa sự sống và cái chết. Bởi hiện tại, chương trình AI không đề cập đến việc nhận thức tình huống, hoặc ra quyết định của phi công điều khiến máy bay không người lái.
Các số liệu về hệ thống máy bay không người lái tự động hoàn toàn thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo thời gian, các robot này sẽ được phát triển sánh ngang nếu không muốn nói là vượt quá cả khả năng của con người. Và những tranh luận cũng bắt đầu. Chẳng hạn như, điều gì xảy ra nếu robot sát thủ rơi vào tay kẻ xấu, kể cả những người không ngại ngần sử dụng chúng để chống lại thường dân. Đó sẽ là vũ khí hoàn hảo cho khủng bố. Robot sát thủ sẽ khiến chiến tranh dễ dàng xảy ra.
5. Sẽ rất khó để kiếm sát robot sát thủ
Trong tương lai, những phiên bản cập nhật phần mềm đơn giản cũng có thể chuyển những hệ thống không tự động hoặc không gây chết người thành những vũ khí tự động gây chết người. Do vậy việc kiểm soát robot sát thủ sẽ là rất khó khăn.
Chúng ta đang cho ra đời những công nghệ có thể được sử dụng cho robot sát thủ. Những công nghệ này cũng tương tự như công nghệ của các chiếc xe ô tô tự động. Mỗi năm, khoảng 30.000 người chết trên các tuyến đường của Mỹ, và 1,2 triệu người trên toàn thế giới. Con số này sẽ giảm mạnh khi những chiếc xe tự động trở nên phổ biến.
Nhưng làm một điều gì đó khó khăn không có nghĩa là chúng ta không nên thử làm. Và thậm chí việc cấm đoán cũng chỉ có hiệu quả phần nào, giống như việc sử dụng mìn sát thương vẫn được cho là có giá trị.
Quan điểm của tôi là chúng ta cần phải kiểm soát robot sát thủ để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ khí và quan điểm cho rằng chúng ta cần phải hành động nhanh chóng cần được chia sẻ bởi nhiều người - Ông Toby Walsh nói. Và một lá thư mở kêu gọi việc ban hành một lệnh cấm robot sát thủ đã được đưa ra vào tháng 7 năm nay. Lá thư có chữ ký của các nhà nghiên cứu hàng đầu về AI và robot, các CEO của Google’s DeepMind, AI Research Lab của Facebook, Viện Allen về AI, cũng như hàng ngàn người trên thế giới.
Trong tháng 11, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về các loại vũ khí thông thường sẽ tái họp tại Geneva để quyết định xem có nên tiếp tục xem xét vấn đề này hay không cũng như liệu có nên hướng tới việc ban hành lệnh cấm đối với robot sát thủ hay không? Vì lợi ích của thế giới, tôi hy vọng họ sẽ cho ban hành một lệnh cấm như vậy.
" alt=""/>Sự nổi lên của robot sát thủ: Mối nguy của nhân loại?